-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
10 dấu hiệu cảnh báo bạn cần đi khám tim mạch ngay.
Đăng bởi: My Hoàng
19/05/2022
Ngày nay, các bệnh tim mạch không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người. Một số nghiên cứu cho thấy chúng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Quá trình điều trị các bệnh về tim sẽ thuận lợi hơn nếu bạn phát hiện ngay từ đầu. Đó cũng là lý do vì sao nhiều chuyên gia khuyến nghị mọi người nên đi khám tim mạch nếu nghi ngờ sức khỏe của bản thân có vấn đề. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy bạn cần phải đi khám tim mạch? Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải đi khám tim mạch ngay.
I. Khi nào bạn nên đi khám tim mạch?
Thực tế, việc điều trị các bệnh tim mạch sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn phát hiện sớm. Vì vậy, nếu bạn rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, hãy cố gắng sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để được khám tim mạch càng sớm càng tốt.
1. Tức ngực
- Đau hoặc tức ngực là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng tim gặp vấn đề. Mặc dù đôi khi cơn tức ngực có thể xuất phát bởi nguyên nhân khác, nhưng áp lực đè lên lồng ngực vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến việc bơm máu của tim.
- Vì vậy, bạn nên sớm đi khám tim mạch để bác sĩ có thể mau chóng xác định nguyên nhân và đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp.
- Đau hoặc tức ngực có thể biểu hiện tim bạn đang gặp vấn đề
Mặt khác, tức ngực còn có nguy cơ đại diện cho vấn đề đau tim, một tình trạng sức khỏe có khả năng cao đe dọa đến tính mạng người bệnh.
2. Tăng huyết áp
- Huyết áp là áp lực do tim sinh ra với mục đích đẩy dòng lưu thông máu trong các mao mạch. Cường độ lực này tăng lên đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của tim cũng tăng theo, gây tăng nguy cơ đau tim cũng như đột quỵ phát sinh.
3. Khó thở, tim đập mạnh hoặc chóng mặt
- Những triệu chứng trên có thể đề cập đến một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe thông thường. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng là hệ quả từ tình trạng nhịp tim bất thường (còn gọi là rối loạn nhịp tim) hoặc bệnh động mạch vành.
- Do đó, nếu các dấu hiệu như tim đập mạnh, khó thở hay chóng mặt có xu hướng phát sinh thường xuyên, bạn nên mau chóng đi khám tim mạch để kiểm tra liệu cơ quan thiết yếu nhất đã gặp phải vấn đề gì hay không.
4. Đái tháo đường
- Theo các nhà khoa học, các bệnh về tim mạch có mối liên hệ mật thiết với vấn đề đái tháo đường (tiểu đường). Tình huống kiểm soát lượng đường trong máu kém không chỉ ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của những mạch máu mà còn làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành.
- Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, bác sĩ chuyên khoa tim mạch có thể hỗ trợ bạn xác định chiến lược điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ phát sinh thêm bệnh tim.
5. Hút thuốc lá
- Thói quen hút thuốc lá là một trong yếu tố nguy cơ “chủ đạo” góp phần dẫn tới bệnh tim. Điều này có thể giải thích bởi hút thuốc không chỉ gây tăng huyết áp mà còn đẩy mạnh tỷ lệ ung thư phát sinh.
- Tuy nhiên, đây lại là yếu tố có thể phòng ngừa. Nếu có thói quen xấu trên, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ y tế nhằm bỏ thuốc lá.
6. Hàm lượng cholesterol trong máu cao
- Cholesterol là chất béo được tìm thấy trong một số nguồn thực phẩm. Bên cạnh đó, hợp chất này cũng được tạo ra bởi gan. Hàm lượng cholesterol cao có nguy cơ góp phần hình thành những mảng bám trên thành động mạch, gây khó khăn cho việc lưu thông máu.
- Để giảm bớt nồng độ cholesterol, biện pháp đơn giản nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh. Bác sĩ có thể kê thêm toa thuốc điều trị cholesterol có khả năng giảm thiểu nguy cơ đau tim.
- Trong quá trình điều trị, bạn nên hỏi bác sĩ về một số thực phẩm tốt cho tim mạch để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình. Đồng thời, đừng quên theo dõi chỉ số cholesterol mỗi ngày nhé.
7. Bệnh thận mãn tính
- Tình trạng thận không hoạt động đúng chức năng vốn có sẽ gây tăng nguy cơ phát sinh bệnh tim đáng kể. Điều này có thể giải thích bằng mối quan hệ giữa bệnh thận với các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp và những bệnh liên quan đến mao mạch.
- Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị người mắc bệnh thận mãn tính nên dành thời gian đi khám tim mạch. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn tìm hiểu liệu tim của bạn đã bị ảnh hưởng chưa, đồng thời đưa ra chiến lược giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim.
8. Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch
- Một số loại bệnh tim mạch có tính chất di truyền. Nếu bạn có người thân mắc bệnh tim khởi phát sớm (dưới 55 tuổi ở nam và 65 ở nữ), bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi khám tim mạch để sớm có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời.
9. Xơ vữa động mạch
- Động mạch là những “con đường” vận chuyển các tế bào hồng cầu mang oxy từ tim đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Khi những mảng bám hình thành từ các yếu tố như cholesterol, canxi… xuất hiện tại đây, chúng sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Thực tế, tình trạng trên có thể phát sinh ở bất kỳ mao mạch nào, bao gồm cả động mạch vành. Lúc này, tim có thể không nhận đủ hồng cầu hoặc oxy cần thiết, từ đó kéo theo các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, nhịp tim nhanh…
- Do đó, khám tim mạch sẽ cần thiết khi bạn được chẩn đoán xơ vữa động mạch. Bác sĩ có thể cho bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm đưa ra lựa chọn điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.
10. Ít vận động
- Tập thể dục đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích sức khỏe. Thêm vào đó, thói quen tốt này còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim.
- Tuy nhiên, nếu bạn ít vận động và đang có ý định lên kế hoạch tập luyện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước. Họ có thể khuyến nghị một chế độ tập luyện an toàn cho bạn, đặc biệt là tim nếu bạn có một hoặc nhiều những yếu tố nguy cơ đã được đề cập bên trên.
II. Những thói quen không tốt là nguyên nhân thường gặp của bệnh tim mạch
1. Hút thuốc lá
- Người hút thuốc lá trong một khoảng thời gian dài (trên 10 năm) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn người không hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ chết đột ngột do kết dính tiểu cầu, giải phóng những chất catecholamines gây ra huyết khối cấp tính và loạn nhịp tim. Ngoài ra, thành phần nicotin có trong thuốc lá còn ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền của tế bào cơ tim, điều này gây nên tình trạng tim bị loạn nhịp, từ đó có thể dẫn đến nhiều bệnh về tim nguy hiểm khác.
2. Ít hoạt động thể lực
- Thói quen sống tĩnh tại, ít hoạt động thể dục thể thao được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Có nhiều nghiên cứu trên tạp chí y học đã chỉ ra rằng, tập thể dục đều đặn thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cũng như nâng cao khả năng sống sót khi mắc bệnh.
3. Chế độ ăn nhiều muối
- Ăn mặn, nhất là ở người già có thể gây nhiều bất lợi đến thành mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
4. Uống nhiều rượu bia
- Uống rượu thường xuyên với số lượng nhiều trong thời gian dài rất có hại cho sức khỏe. Rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan và là độc tính đối với hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ra nhiều sự rối loạn trong cơ thể, trong đó không thể không nhắc đến các tế bào cơ tim.
III. Cách phòng ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả
1. Ăn nhiều rau, quả và cá
- Các chất dinh dưỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú. Trong đó có các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch. Chúng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm với các mạch máu, giúp loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch.
- Trái cây và rau quả như: cam, chuối, nấm... có nhiều kali giúp điều hoà huyết áp.
Nên bổ sung hải sản vào thực đơn, đặc biệt là một số loại cá như: cá hồi, cá mòi… trong chế độ ăn uống của bạn 2 lần/ tuần, giúp cơ thể được bổ sung axit béo omega-3. Chất này làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim do chúng làm giảm huyết áp và triglycerides trong máu.
2. Cắt giảm chất béo có hại và đồ ăn ngọt
- Chất béo có hại là chất béo bão hòa. Cố gắng cắt giảm lượng chất béo này có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt… trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đây là nguyên nhân khiến mức độ cholesterol xấu (Chất làm tăng mảng bám vào thành mạch máu) và làm giảm cholesterol tốt (Chất có khả năng giảm mảng bám vào mạch máu).
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên: bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hoà.
- Ngoài ra, những loại thực phẩm như: bơ thực vật, dầu ăn, thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế hãy hạn chế với những loại đồ ăn này.
3. Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình
- Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra lượng cholesterol, lượng đường trong máu và các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp để biết chắc chắn về tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình.
- Khi khám bệnh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc, tập thể dục… sao cho phù hợp nhất với bạn.
- Những bệnh tim mạch thường có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì bạn càng cần chú ý và đi kiểm tra sức khỏe sớm.
4. Chăm tập luyện thể dục
- Tập thể dục có thể làm tăng cholesterol "tốt", và giảm cholesterol "xấu". Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở một cường độ cao, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng đã giúp điều hoà hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giảm những nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
5. Không hút thuốc lá, thuốc lào
- Hút thuốc dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao gấp 2 - 4 lần. Đồng thời, hút thuốc còn làm hẹp động mạch, tăng huyết áp khiến nhiều khả năng bị đông máu, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim.
- Đặc biệt, nếu bạn hút thuốc, những người xung quanh cũng sẽ bị “hút thuốc thụ động”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ những người xung quanh bạn. Những người không hút thuốc nhưng nếu thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ gây ra bệnh tim.
Trên đây là 10 dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám tim mạch ngay. Khuyến khích nên bổ sung thêm các thảo dược để tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như phòng tránh các bệnh về tim mạch. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hoàn toàn từ thảo dược.
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não. Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
Công dụng của Bi-Q10 Max® :
- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.
- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.
- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.
- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.
- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>>Triệu chứng thường gặp của bệnh suy tim và cách điều trị
>>> Rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Những thực phẩm tốt cho tim mạch
>>> Tìm hiểu về bệnh tim mạch ở người già