-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
12 cách giúp giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Đăng bởi: My Hoàng
23/02/2023
Đau dạ dày là bệnh lý gây ra những khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, đau vùng thượng vị. Những biểu hiện này nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường. Do đó, người bệnh cần tìm cách khắc phục để cải thiện tình trạng bệnh Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh dạ dày đem lại hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng 12 cách chữa đau dạ dày tại nhà dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất.
I. Top 12 cách chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả ngay lập tức, bạn đã thử chưa?
1. Xoa bóp bụng – Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà
Xoa bóp bụng là cách giảm đau dạ dày đơn giản và tiện dụng nhất được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Đặc biệt, đây là phương pháp được ứng dụng trong vật lý trị liệu. Các nghiên cứu cho thấy, việc tác động vào vùng bụng giúp làm giảm các cơn co thắt, hỗ trợ xoa dịu và làm giảm cơn đau ở dạ dày.
Bên cạnh đó, động tác này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn, làm dịu các kích thích quá mức. Nhờ đó, bạn giảm đau và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
-
Cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả tại nhà bằng xoa bóp được thực hiện như sau:
- Cho vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa đều cho đến khi tay nóng lên.
- Tiếp đó, thực hiện động tác xoa bóp vùng bụng theo các hướng lên – xuống và trái – phải.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 10 – 15 phút khi vùng bụng cảm thấy ấm lên.
- Bạn có thể tác động vào một số huyệt đạo giúp giảm đau dạ dày như: Huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thái Xung, Tam Âm Giao, huyệt Trung Quản…
Người bệnh nên áp dụng cách này sau bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tránh xoa bóp khi bụng quá no vì có thể làm bệnh chuyển biến nặng hơn.
2. Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà bằng cách hít thở đều
Một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày là căng thẳng kéo dài. Đối với người bị đau dạ dày trong đêm bởi nguyên nhân này, việc hít thở sâu là biện pháp điều trị tự nhiên và đem lại hiệu quả đáng kể. Phương pháp tác động lên hệ thần kinh làm thư giãn hệ thần kinh. Từ đó, người bệnh cảm thấy bình tĩnh, thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, hít thở sâu còn giúp giảm sự co bóp, giảm tiết dịch vị ở dạ dày, giải phóng endorphins làm giảm đau tự nhiên. Trong quá trình hít thở sâu lượng máu sẽ được lưu thông tốt hơn đến dạ dày. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa được cải thiện, ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.
-
Cách hít thở để giảm đau dạ dày bạn thực hiện như sau:
- Nằm ngửa trên sàn phẳng hoặc trên giường.
- Hai tay đặt lên bụng, thả lỏng toàn bộ cơ thể.
- Hít vào bằng mũi cho đến khi có cảm giác bụng phình to, không khí đầy phổi.
- Bạn giữ hơi thở trong khoảng 3 tiếng đếm.
- Thở ra từ từ bằng đường miệng, bụng hóp lại.
- Người bệnh thực hiện lặp lại từ 3-5 nhịp, ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Với bài tập này, bạn có thể áp dụng bất cứ khi nào cơn đau dạ dày xuất hiện.
3. Uống nhiều nước giúp giảm đau dạ dày tại nhà
- Mất nước cũng được cho là một trong những nguyên nhân hình thành các cơn đau dạ dày. Thiếu nước còn có thể gây hiện tượng trào ngược acid, gây đau dạ dày, táo bón.
- Theo các chuyên gia y tế, nước có vai trò quan trọng giúp thải độc tố và hydrat hóa ruột kết, tham gia vào quá trình phân hủy sinh hóa lipid, protein và carbohydrate. Nhờ vậy, nước giúp phân giải thức ăn, tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất. Hỗ trợ hoạt động của dạ dày nói riêng và hệ tiêu
hóa nói chung.
- Để giảm đau dạ dày và thanh lọc cơ thể, các chuyên gia khuyến cáo về lượng nước phụ nữ cần nạp mỗi ngày là khoảng 2,7 lít và ở nam giới là 3,7 lít.
- Tùy theo điều kiện sinh hoạt và đặc điểm thể trạng của mỗi người, lượng nước cần nạp vào cơ thể là khác nhau. Tuy nhiên, lượng nước trung bình một người lớn nên uống ngày là khoảng 6 đến 8 cốc. Trẻ nhỏ uống ít hơn người lớn. Người vận động ngoài trời, vận động nhiều có thể cần lượng nước nhiều hơn.
4. Cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà bằng men tiêu hóa
- Để có thể phân hủy toàn bộ thức ăn, cơ thể cần có đủ 3 loại enzyme khác nhau gồm lipase để tiêu hóa chất béo, protease để tiêu hóa protein và amylase để tiêu hóa carbohydrate. Tuy nhiên, ở những người có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc sử dụng nhiều thuốc có thể dẫn đến thiếu hụt 1 trong số 3 loại enzyme này. Khi đó, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm khả năng hấp thụ thức ăn. Về lâu dài, niêm mạc dạ dày tổn thương và hình thành các cơn đau ở vùng bụng.
- Kiểm soát tình trạng này bằng cách bổ sung men tiêu hóa trong thời gian ngắn là cách chữa đau dạ dày tại nhà tiện lợi và có hiệu quả. Người bệnh uống men vi sinh sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau dạ dày để giảm đau hiệu quả.
- Ngoài ra, người bệnh có thể tạo thói quen uống men tiêu hóa trước bữa ăn khoảng 30 phút để tăng
cường hoạt động của dạ dày.
5. Cách chữa trị đau dạ dày tại nhà với nước ép nha đam
Nha đam được biết đến với khả năng làm dịu vết thương ngoài da. Do đó, loại cây này được dùng như một bài thuốc chữa đau dạ dày. Bên cạnh đó, nha đam còn giúp trung hòa acid dạ dày, kháng viêm và cân bằng hệ tiêu hóa, giảm đau hiệu quả.
-
Cách dùng nha đam trị đau dạ dày đơn giản như sau:
- Bạn chuẩn bị 1 hoặc 2 nhánh nha đam đem rửa sạch bụi.
- Gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài.
- Cho nha đam vào nước muối pha loãng trong 5 đến 10 phút. Sau đó bạn rửa lại với nước lạnh thêm 3-4 lần.
- Cắt khúc nha đam rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho hỗn hợp vào bình thủy tinh sạch, đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh.
- Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể uống ⅓ cốc nha đam để làm dịu cơn đau.
Người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều nha đam. Nguyên nhân là vì trong loại cây này có tính nhuận tràng, có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích.
6. Cách chữa đau dạ dày dân gian với gừng
Gừng có tính ấm, giúp kháng viêm và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, gừng còn giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau dạ dày khẩn cấp. Đặc biệt, gừng có khả năng cải thiện cảm giác buồn nôn và ợ chua rất hiệu quả.
-
Bài thuốc chữa dạ dày bằng gừng được thực hiện như sau:
- Cách 1: Bạn lấy 1-2 lát gừng tươi, nhai và nuốt từ từ giúp làm giảm cơn đau.
- Cách 2: Gừng tươi đem rửa sạch rồi thái thành 2 – 3 lát mỏng sau đó cho vào ly nước sôi hãm trong 5 – 10 phút. Thêm 1 thìa mật ong khuấy đều cho dễ uống và tăng hiệu quả giảm đau.
Theo Đông y, người bệnh nên chọn loại gừng tươi. Gừng nên được gọt bỏ vỏ để có hiệu quả tốt hơn. Trong trường hợp không có gừng tươi bạn có thể dùng bột gừng hoặc trà gừng có bán sẵn trên thị trường.
7. Giấm táo chữa đau dạ dày
Trong giấm táo có chứa hoạt chất giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày. Cơ chế hoạt động của giấm táo là cân bằng acid trong dạ dày. Ngoài ra, acid acetic có trong loại gia vị này còn giúp kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột.
-
Cách sử dụng giấm táo trị đau dạ dày như sau:
- Cho 2 muỗng giấm táo vào cốc nước ấm.
- Cho thêm 1-2 thìa cafe mật ong hoặc đường mía vào khuấy đều là có thể uống.
Ngoài được sử dụng như cách chữa đau dạ dày tại nhà, giấm táo còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này thường xuyên vì có thể làm tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng giấm táo khi các cơn đau xuất hiện đột ngột.
8. Giảm đau dạ dày bằng bạc hà
Cách trị đau dạ dày dân gian bằng lá bạc hà được sử dụng khá rộng rãi. Theo các nghiên cứu về thảo dược, bạc hà có tác dụng chống viêm làm dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày. Trong lá bạc hà có chứa lượng tinh dầu lớn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện tình trạng tiêu chảy.
-
Người bệnh dùng lá bạc hà tươi giúp đẩy lùi cảm giác đầy bụng khó tiêu bằng cách sau:
- Chuẩn bị 1 nắm bạc hà tươi rửa sạch, để ráo nước.
- Đun sôi nước, cho lá bạc hà đã rửa sạch vào đun thêm 5 phút.
- Khi thấy nước chuyển màu nâu thì tắt bếp và lọc lấy nước.
- Cho thêm 1 thìa mật ong, vắt vài giọt chanh rồi khuấy đều là có thể uống.
Uống đều đặn mỗi ngày 1 cốc nước bạc hà sẽ giúp bệnh nhân đau dạ dày giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian chế biến bạn có thể mua trà bạc hà bán sẵn từ các cửa hàng để pha uống hàng ngày.
9. Trà mật ong – Mẹo dân gian chữa đau dạ dày tại nhà
- Mật ong không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn được dùng như một vị thuốc dân gian tốt cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Trong mật ong có các chất chống oxy hóa, giảm viêm và làm lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, các chất hydrogen peroxide tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, diệt nấm và virus có hại.
- Sở dĩ mật ong đem lại những công dụng này là nhờ kết cấu dạng sánh đặc, có khả năng dính cao. Vì vậy, khi đi vào dạ dày sẽ tạo thành lớp màng bao phủ giúp bảo vệ niêm mạc và giảm triệu chứng trào ngược hiệu quả.
- Cách dùng mật ong để chữa đau dạ dày tại nhà rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 250ml nước ấm, thêm 4 đến 5 thìa mật ong khuấy đều và uống từng ngụm nhỏ. Đồng thời, bạn có thể cho 1 chút nước cốt chanh hoặc một vài lát gừng để tăng hiệu quả.
>>> Xem thêm: Đau dạ dày nên uống gì để giảm đau?
10. Dùng quế hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày
Trong quế có chứa các hoạt chất chống oxy hóa như eugenol, linalool, cinnamaldehyd. Đây là những thành phần có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ kích ứng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và trung hòa acid dạ dày, giảm tình trạng khó tiêu, ợ nóng do bệnh dạ dày.
Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể nhai 1 miếng quế nhỏ sẽ giúp cơn đau dịu đi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bột quế trong món ăn hoặc pha trà uống. Thường xuyên sử dụng bột quế với tần suất 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ làm giảm hiện tượng khó tiêu ở bệnh nhân dạ dày.
-
Cách làm trà quế giảm đau dạ dày như sau:
- Chuẩn bị 1 quả cam tươi, rửa sạch, bổ đôi và vắt lấy 50ml nước.
- Lấy 3 hoặc 4 khúc quế khoảng 3cm, loại sạch bụi bẩn và cho vào ấm đun sôi với lửa nhỏ cho ra hết tinh dầu.
- Khi nước quế chuyển sang màu nâu đỏ thì tắt bếp và lọc lấy nước.
- Đổ nước quế, nước cam, đường, thêm 25ml mật ong rồi khuấy đều, bạn nên uống khi còn ấm.
Ngoài công dụng giảm nhanh các cơn đau dạ dày, trà quế còn giúp tinh thần được thư giãn. Do đó, đây là thức uống phù hợp với người bị dạ dày do căng thẳng.
11. Giảm đau dạ dày bằng cách chườm ấm
Trong trường hợp đau nhẹ, các cơn đau âm ỉ bạn có thể áp dụng cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng uống một cốc nước ấm. Nếu cơn đau không giảm, người bệnh nên thực hiện cách chườm ấm. Đây là phương pháp được y học cổ truyền công nhận về hiệu quả và được áp dụng rộng rãi.
Việc chườm ấm sẽ giúp làm giãn mạch máu ở vùng thượng vị, giảm tình trạng co bóp quá mức ở dạ dày. Nhờ đó các cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.
-
Cách thực hiện biện pháp chườm ấm trị đau dạ dày như sau:
- Chuẩn bị một túi chườm, đổ nước ấm với nhiệt độ 50 – 65 độ C vào túi.
- Đặt túi chườm lên vùng thượng vị trong 10 – 20 phút đến khi túi nước nguội.
- Trong quá trình đặt túi chườm, người bệnh kết hợp hít thở sâu để nhanh chóng giảm cảm giác đau rát khó chịu.
Phương pháp này còn giúp tăng cường tuần hoàn máu đường ruột, dạ dày. Góp phần thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.
12. Cải thiện triệu chứng đau dạ dày bằng cam thảo
Trong rễ cam thảo có chứa hoạt chất giúp làm giảm đau do viêm, làm lành các vết loét trong dạ dày và đẩy lùi cảm giác khó chịu do trào ngược. Dưỡng chất có trong cam thảo còn làm giảm cơn co thắt trong ruột hiệu quả.
Uống một cốc trà có rễ cam thảo khi có triệu chứng đau dạ dày đi ngoài lỏng sẽ khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
-
Cách pha trà cam thảo rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị khoảng 6 đến 8 lát cam thảo, 8-10 bông hoa cúc tương đương 50gr mỗi nguyên liệu.
- Rửa sạch cam thảo và hoa cúc để ráo nước.
- Đun một khoảng 400ml nước lọc cho đến khi sôi rồi cho cam thảo, hoa cúc vào đun trong lửa vừa khoảng 1-2 phút rồi tắt bếp.
- Lọc lấy nước, thêm 50gr đường phèn khuấy đều, uống khi còn ấm.
Ngoài ra, người bệnh có thể đun sôi rễ cam thảo và uống trong ngày. Đây là cách đơn giản nhất giúp giảm nhanh các cơn đau, giải nhiệt cơ thể. Để tiện lợi khi sử dụng bạn cũng có thể dùng trà cam thảo được bán sẵn trên thị trường.
II. Những lưu ý khi chữa bệnh tại nhà
Cách chữa đau dạ dày tại nhà hầu hết sử dụng các nguyên liệu trong tự nhiên rất an toàn, lành tính. Tuy vậy, khi áp dụng các mẹo này bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
• Các biện pháp này chỉ đóng vai trò hỗ trợ giảm đau trong các trường hợp bệnh mới chớm. Với người bị bệnh nặng, các mẹo này có thể không đem lại hiệu quả cao.
• Trong trường hợp đau dạ dày do ăn đồ cay nóng hoặc sử dụng rượu bia, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn là hiện tượng này có thể giảm nhẹ.
• Khi các triệu chứng của bệnh kéo dài, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
• Mặc dù là mẹo dân gian an toàn, lành tính nhưng người bệnh vẫn cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng.
• Nên kết hợp việc điều trị với chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể thao đều đặn, ngủ đúng giờ để bệnh không chuyển biến nặng.
• Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế áp lực để giảm tần suất đau dạ dày.
III. Bệnh nhân đau dạ dày nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dưới đây
1. Xuất huyết dạ dày
- Đây là hệ quả của bệnh xung huyết dạ dày mãn tính và một số bệnh lý khác gây ra. Tình trạng này rất nguy hiểm vì bệnh khó điều trị, ở dạ dày nên cầm máu rất khó khăn. Nếu chảy máu dạ dày nặng sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính, biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạch nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch, thở dốc, một số trường hợp còn sốt nhẹ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
2. Thủng dạ dày
- Theo các bác sĩ chuyên khoa, thủng dạ dày là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày. Khi đó, viêm loét dạ dày ngày càng sâu khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và ngày càng trở nên mỏng đi. Nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị dứt điểm thì vết loét này có thể tạo thành vết thủng trên dạ dày kèm theo xuất huyết dạ dày. Thủng dạ dày có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
3. Ung thư dạ dày
- Khi dạ dày đã xuất hiện vết loét mà người bệnh chủ quan không điều trị thì nguy cơ bị ung thư hóa từ vết loét trên niêm mạc dạ dày cao hơn rất nhiều lần. Dấu hiệu của ung thư dạ dày và đau dạ dày đôi khi giống nhau như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn nên nhiều bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính rất chủ quan. Chỉ đến khi đau không chịu nổi, thiếu máu, sụt cân nhanh...họ mới đến bệnh viện thì đã quá muộn.
Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng chữa đau dạ dày bằng thảo dược
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày
Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
Công dụng của viên uống Prilosec OTC
- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng
- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả
- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Nguồn: bncmedipharm.vn