-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
12 lời khuyên về lối sống để tránh biến chứng tiểu đường, người bệnh nên đọc ngay
Đăng bởi: My Hoàng
25/06/2022
Tiểu đường là bệnh mạn tính và vẫn chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, chung sống với bệnh tiểu đường đã trở thành gánh nặng của hàng triệu người trên toàn thế giới. Phần lớn người bệnh cho rằng chất lượng cuộc sống rất quan trọng. Nhưng làm sao để bệnh đái tháo đường không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn? Dưới đây là 12 lời khuyên về lối sống để tránh các biến chứng tiểu đường, người bệnh cần đọc ngay.
I. 12 lời khuyên về lối sống để tránh biến chứng tiểu đường, người bệnh nên đọc ngay
1. Lựa chọn tinh bột cẩn thận
- Vấn đề thường được quan tâm đối với người bệnh tiểu đường là ăn tinh bột được không, cần ăn bao nhiêu tinh bột là đủ, ăn những loại tinh bột nào? Vậy người bệnh tiểu đường nên chú ý điều gì khi ăn tinh bột?
- Bạn không cần phải cắt giảm hoàn toàn tinh bột, năng lượng từ tinh bột nên chiếm 50 – 60% năng lượng khẩu phần. Sử dụng các loại tinh bột phân hủy chậm, cung cấp năng lượng ổn định (ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt, rau củ, trái cây tươi, ...) để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Hạn chế các loại quả làm tăng đường huyết và lâu dài dẫn đến biến chứng bệnh tiểu đường như na, mít, vải, nhãn,.... Việc cắt giảm quá mức tinh bột dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng, gây nên những biến chứng cấp tính như hạ đường huyết với biểu hiện mệt mỏi, vã mồ hôi, lo âu, mờ mắt, ...
2. Giảm cân nếu cần thiết
- Bắt đầu từ từ. Nếu bạn đang thừa cân, chỉ cần giảm một vài cân cũng có thể cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể và chống biến chứng tiểu đường. Điều này giúp giảm lượng đường trong máu của bạn cũng như cải thiện huyết áp và mức cholesterol. Hãy cố gắng đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo ăn vào, bằng cách cắt giảm chất béo, đường khỏi chế độ ăn uống của bạn.
3. Ngủ đủ giấc
Một số vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở người bệnh tiểu đường như ngủ li bì, khó vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, ...Việc ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là các loại thức ăn giàu tinh bột. Điều đó có thể dẫn đến tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng bệnh tiểu đường như tim mạch, bàn chân, .... Vì vậy, hãy ngủ đủ bảy hoặc tám giờ mỗi đêm. Hãy thực hiện một số mẹo nhỏ dưới đây để có một giấc ngủ ngon:
• Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ của bạn và giảm lượng đường trong máu.
• Không sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia, ..) và chất kích thích (cafein, ...) trước khi đi ngủ
• Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ (điện thoại, máy tính, tivi, ...)
• Thư giãn để có tâm trạng thoải mái, loại bỏ những căng thẳng trong ngày.
4. Vận động hợp lý
- Chọn bất cứ thứ gì đó bạn thích – đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp hoặc chỉ dậm chân tại chỗ trong khi bạn đang nghe điện thoại – thực hiện 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm nguy cơ tim mạch, mức cholesterol và huyết áp, giảm cân, giảm căng thẳng và giúp bạn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
5. Kiểm soát đường huyết hằng ngày
- Kiểm tra đường huyết hằng ngày giúp bạn chống biến chứng tiểu đường (đau dây thần kinh, ...) cũng như giúp bạn biết thực phẩm và hoạt động ảnh hưởng đến bạn như thế nào và kế hoạch điều trị của bạn có hiệu quả hay không. Bạn có thể tự kiểm tra đường huyết mao mạch tại nhà theo hướng dẫn tại đây. Các thời điểm bệnh nhân nên đo kiểm tra đường huyết mao mạch thường là trước bữa ăn, đặc biệt trước bữa ăn sáng, hoặc sau bữa ăn một hoặc hai giờ.
- Bác sĩ có thể giúp bạn đặt mức đường huyết mục tiêu, càng đến gần mục tiêu, bạn càng cảm thấy tốt hơn.
6. Giảm căng thẳng
Một số biểu hiện sau cho thấy bạn đang gặp phải căng thẳng: rối loạn giấc ngủ, không có động lực, cáu kỉnh, suy sụp, bồn chồn, lo lắng, đau đầu, mệt mỏi,... Căng thẳng có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Loại bỏ mọi căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần mà bạn có thể để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Bạn có thể thực hiện những điều sau để có một tinh thần thoải mái:
• Tập thể dục
• Bổ sung vi chất dinh dưỡng
• Sử dụng tinh dầu, nến thơm
• Nhai kẹo cao su
• Viết ra những căng thẳng
• Dành thời gian quây quần bên các thành viên trong gia đình và bạn bè để giải tỏa căng thẳng
• Tham gia lớp học yoga, thực hành chánh niệm
7. Nói không với muối
Giảm muối làm giảm huyết áp và bảo vệ thận của bạn, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường đến tim mạch và thận. Người mắc bệnh tiểu đường nên giảm xuống dưới 2,3g muối mỗi ngày hoặc thấp hơn. Vậy làm thế nào để giảm lượng muối ăn vào hằng ngày? Bạn có thể thực hiện những cách sau đây để giảm lượng muối trong chế độ ăn hằng ngày:
• Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, pate, thịt nguội, ...)
• Không ướp muối thực phẩm khi chế biến
• Nêm các loại thảo mộc và gia vị thay vì muối khi bạn nấu ăn
• Người lớn từ 51 tuổi trở lên và những người bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính nên được tư vấn với bác sĩ của họ về việc giảm lượng muối ăn vào.
8. Tiểu đường và nguy cơ tim mạch
Bệnh lý tim mạch là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng và dẫn đến tử vong. Luôn chú ý đến nguy cơ tim mạch của bạn bằng cách kiểm tra theo các bước ABC như sau:
• A1C: mức A1C là thước đo kiểm soát lượng đường trung bình trong máu trong vòng 2 – 3 tháng gần đây, cần kiểm tra đều đặn ít nhất 2 lần mỗi năm. Bác sĩ điều trị sẽ đưa ra mục tiêu A1C mà bạn cần đạt được.
• Blood pressure (huyết áp): mục tiêu là dưới 140/80 mm Hg.
• Cholesterol: Mục tiêu: LDL dưới 100 mg/dl; HDL trên 40 mg/dl ở nam và trên 50 mg/dl ở nữ; và triglycerides dưới 150 mg / dl.
9. Chăm sóc những vết bầm tím cẩn thận
Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình liền thương, vì vậy hãy nhanh chóng điều trị ngay cả những vết cắt và vết xước đơn giản.
• Vệ sinh vết thương đúng cách và sử dụng kháng sinh, băng vô trùng.
• Đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng không khá hơn trong vài ngày.
• Kiểm tra bàn chân mỗi ngày để xác định các vết phồng rộp, vết cắt, vết loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy.
Bạn nên giữ ẩm cho bàn chân ngăn ngừa các vết nứt xảy ra và vết thương.
Bàn chân đái tháo đường là một biến chứng bệnh tiểu đường nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì sẽ cho việc điều trị ít xâm lấn và hiệu quả hơn.
10. Bỏ thuốc lá
- Những bệnh nhân tiểu đường có hút thuốc sẽ có nguy cơ tử vong sớm cao gấp hai lần so với những người không hút thuốc. Bỏ thuốc lá sẽ làm giảm huyết áp của bạn và nguy cơ đột quỵ, đau tim, tổn thương thần kinh và bệnh thận cũng như ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Một số người có thể bỏ thuốc lá mà không cần lập kế hoạch cụ thể nhưng một số người cần có kế hoạch và chiến lược để có thể để bỏ thuốc. Hãy kiên quyết rằng muốn bỏ thuốc lá, sau đó tìm người hỗ trợ cũng như những sản phẩm hỗ trợ bỏ thuốc lá. Tưởng tượng về những gì bạn đạt được khi bỏ thuốc lá và đặt đích đến bỏ thuốc vào một thời gian cụ thể.
11. Chọn thực phẩm tốt, đừng chọn thực phẩm kích thước lớn
- Chế độ ăn là vấn đề cơ bản trong điều trị tiểu đường với mục tiêu cung cấp đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng để có thể đạt và duy trì mục tiêu cân nặng, đạt các mục tiêu về đường huyết, huyết áp và mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
• Những điều cơ bản bạn cần ghi nhớ để có chế độ ăn hợp lý:
- Sử dụng các loại rau quả như khoai lang, các loại rau lá xanh đậm
- Xem nhãn thực phẩm để tránh các loại chất béo bão hòa, chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu ô liu.
- Hạn chế sử dụng rượu bia,...
12. Tái khám đều đặn
- Để phát hiện sớm và chống biến chứng tiểu đường, tái khám đều đặn 2 – 4 lần mỗi năm, nếu bạn đang dùng insulin thì có thể cần phải đi khám thường xuyên hơn, cụ thể bạn nên khám mắt hằng năm bạn nên được kiểm tra xem có tổn thương mắt, thần kinh, thận và các biến chứng khác không, định kỳ khám nha khoa mỗi 6 tháng.
- Tóm lại, tiểu đường là một căn bệnh mạn tính, diễn tiến âm thầm và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, thay đổi lối sống là biện pháp cơ bản có thể giúp bạn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, tăng hiệu quả điều trị cũng như đem lại nhiều niềm hơn cho bệnh nhân vui trong cuộc sống.
II. Biến chứng nguy hiểm mà tiểu đường gây ra cho người bệnh
BIẾN CHỨNG MÃN TÍNH
Là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
1. Biến chứng mắt
- Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra.
• Làm sao để có thể phòng tránh?
- Không cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt đường huyết của bạn, với một chế độ sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, bạn nên có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng cơ thể của mình nhé.
2. Biến chứng về tim mạch
- Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.
• Làm sao để có thể phòng tránh?
- Hãy kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học với giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị tiểu đường qua sản phẩm hỗ trợ như Glucerna.
3. Biến chứng về thần kinh
- Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...
• Làm sao để có thể phòng tránh?
- Kiểm soát lượng đường luôn cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.
4. Biến chứng về thận
- Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.
• Làm sao để có thể phòng tránh?
- Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận nữa.
5.Biến chứng nhiễm trùng
- Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
• Làm sao để có thể phòng tránh?
- Luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy gặp bác sĩ ngay.
BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH
Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.
1. Hạ đường huyết
Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do:
- Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).
- Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
- Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.
- Uống nhiều rượu, bia.
Dấu hiệu hạ đường huyết khá dễ nhận biết, ví dụ như đói cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh.
• Cách xử lý đối với các biến chứng đột ngột thế này:
- Khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, người mắc bệnh tiểu đường nên nhanh chóng dùng dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường như uống Glucerna, ăn kẹo bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây, kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết bình thường trở lại bạn tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng trước đó khi cảm thấy tỉnh táo hẳn.
- Nếu hạ đường huyết nặng, bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.
2. Hôn mê
- Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
• Làm sao để có thể phòng tránh?
- Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị đái tháo đường bằng thuốc men. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng và phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương và stress cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý.
Giải pháp cho người tiểu đường: Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Punsemin có tác dụng gì ?
Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.
- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
___________________
Có thể bạn quan tâm
>>> Bài tập thể dục giúp ổn định đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường
>>> 13 cách phòng bệnh tiểu đường trước khi quá muộn
>>> Mách bạn 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường hiệu quả tại nhà