3 điều dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tăng đường huyết.

 Đăng bởi: My Hoàng 07/04/2022

Tăng đường huyết là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Lúc này, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân để có biện pháp kiểm soát thích hợp nhằm duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Vậy tại sao bạn lại bị tăng đường huyết? 3 điều dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tăng đường huyết. 

 3 điều dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tăng đường huyết.


I. 3 nguyên nhân làm tăng đường huyết bạn cần lưu ý
 

Trước khi tìm hiểu lý do tại sao mức đường trong máu cao, bạn cần phải biết về sự chuyển hóa glucose.


1. Chuyển hoá glucose


- Nước bọt và các chất trong dạ dày sẽ biến thực phẩm bạn ăn thành glucose (một dạng đường), đó là nguồn năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể. Gan cũng lưu giữ một lượng đường nhưng ở dạng glycogen. Nếu bạn không ăn đầy đủ hay lượng đường trong máu quá thấp, glycogen sau đó sẽ được phân thành glucose để sử dụng.


- Các mạch máu hấp thụ đường và đưa đến các tế bào cần năng lượng, nhưng các tế bào không thể sử dụng năng lượng này mà không có sự giúp đỡ của insulin, một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy. Tụy nhận được tín hiệu có glucose trong máu và tạo ra nhiều insulin hơn. Bằng cách cho phép glucose thâm nhập vào các tế bào, insulin sẽ làm giảm lượng đường trong máu cũng như giảm lượng insulin được sản xuất trong tuyến tụy.


2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường


- Bệnh tiểu đường làm giảm đáng kể tác dụng của insulin trong cơ thể hoặc do tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin (bệnh tiểu đường tuýp 1). Ngoài ra, cơ thể bạn kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin để duy trì mức đường huyết bình thường (bệnh tiểu đường tuýp 2). Kết quả là, đường có xu hướng tích tụ trong máu (tăng đường huyết) và đạt mức nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Insulin hoặc các loại thuốc khác được sử dụng để làm giảm nồng độ đường trong máu.


3. Các yếu tố gây tăng đường huyết


Nguyên nhân gây tăng đường huyết còn có thể đến từ:


• Không sử dụng đủ insulin hoặc thuốc tiểu đường


• Không tiêm insulin đúng cách hoặc sử dụng insulin hết hạn


• Không tuân theo kế hoạch ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường


• Không vận động


• Bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng


• Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như steroid


• Chấn thương hoặc phẫu thuật


• Bị stress chẳng hạn như xung đột gia đình hoặc gặp phải khó khăn ở nơi làm việc.


Bệnh tật hoặc stress có thể gây tăng đường huyết do hormon được sản xuất để chống lại bệnh tật hoặc trầm cảm cũng có thể khiến lượng đường huyết của bạn tăng lên.
 

 3 điều dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tăng đường huyết.


II. Triệu chứng tăng đường huyết dễ nhận biết nhất


Bạn cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên nếu bị tiểu đường. Nhờ đó bạn sẽ biết khi nào lượng đường huyết cao hơn so với mức cho phép.


Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu về những triệu chứng tăng đường huyết. Tình trạng này thường không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi chỉ số đường huyết tăng đáng kể, cao hơn 200 mg/dL, hoặc 11 mmol/L. Những dấu hiệu bạn có thể gặp phải bao gồm:


• Thường xuyên đi tiểu


• Khát nước nhiều


• Mờ mắt


• Mệt mỏi


• Nhức đầu.


Nếu bạn tiếp tục phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo trên, bệnh sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm toan xeton (nghĩa là sự tích tụ các độc tố- xeton – trong máu và nước tiểu). Những triệu chứng của nhiễm toan xeton bao gồm:


• Hơi thở có mùi trái cây


• Buồn nôn và ói mửa


• Khó thở


• Khô miệng


• Suy nhược


• Lú lẫn


• Hôn mê


• Đau bụng.

 

III. Biến chứng nếu không được điều trị

 

Tăng đường huyết nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng mãn tính bao gồm:


• Bệnh tim mạch


• Tổn thương thần kinh


• Tổn thương thận (bệnh thận do tiểu đường) hoặc suy thận


• Tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa


• Đục thủy tinh thể


• Các vấn đề về chân do dây thần kinh bị tổn thương hoặc lưu thông máu kém có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, và trong một số trường hợp nặng thì phải đoạn chi


• Các vấn đề về xương khớp


• Các vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng do nấm và vết thương không lành


• Nhiễm trùng răng và nướu.


Chỉ số đường trong máu quá cao có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn, đó là:


- Nhiễm toan xeton: Nhiễm toan xeton do tiểu đường xuất hiện khi bạn không có đủ insulin trong cơ thể. Khi đó, đường (glucose) không thể thâm nhập vào các tế bào để tạo ra năng lượng. Lượng đường huyết của bạn tăng lên và cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để chuyển hóa thành năng lượng.
 

 3 điều dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tăng đường huyết.


- Quá trình đốt cháy chất béo sẽ tạo ra một axit độc hại gọi là xeton. Xeton dư thừa sẽ tích tụ trong máu và cuối cùng “tràn” vào nước tiểu. Nếu không điều trị, nhiễm xeton axit tiểu đường có thể dẫn đến hôn mê và đe dọa tính mạng.


- Hội chứng tăng đường huyết thẩm thấu: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất insulin nhưng insulin không thể hoạt động được. Mức đường huyết có thể rất cao – cao hơn 600 mg/dL (33 mmol/L). Bởi vì có insulin nhưng lại không thể hoạt động, cơ thể không thể chuyển hóa đường hoặc chất béo thành năng lượng.


- Cơ thể sẽ thải đường thông qua đường tiểu, gây tiểu tiện nhiều lần. Nếu không được điều trị, hội chứng tăng đường huyết thẩm thấu do tiểu đường có thể dẫn đến tình trạng mất nước và hôn mê gây đe dọa tính mạng. Bạn cần phải đến phòng cấp cứu ngay trong trường hợp này.


- Nếu bạn gặp khó khăn với việc giữ lượng đường huyết trong phạm vi mong muốn, hãy đến khám bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

 

IV. Những cách đơn giản giúp ổn định đường huyết có thể bạn chưa biết.


1. Tập thể dục thường xuyên


- Về lợi ích ngắn hạn, hoạt động thể chất giúp cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, nhờ đó làm giảm đường trong máu. Còn về tác dụng lâu dài, tập thể dục sẽ giúp làm giảm kháng insulin.


2. Ăn những thực phẩm ổn định đường huyết


Đối với người bị tiểu đường, có một chế độ ăn đúng sẽ góp phần không nhỏ vào việc duy trì đường huyết ổn định. Một số lưu ý khi thiết lập chế độ ăn là:


• Hạn chế tối đa bánh mì trắng, bánh kẹo, nước ngọt,…


• Tăng cường chất xơ, ăn nhiều các loại chất xơ hòa tan như các loại rau có nhiều chất nhớt: rau đay, mồng tơi, đậu bắp,…


• Chia nhỏ bữa ăn. Điều này sẽ cho phép lượng đường trong máu không bị tụt xuống quá thấp giữa các bữa ăn hoặc tăng lên quá nhiều sau ăn.


3. Kiểm soát stress


- Các bài tập và phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền đều đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đường huyết ở những mắc bệnh tiểu đường mạn tính.


4. Đo đường máu thường xuyên


- Đo đường huyết thường xuyên, cụ thể là vào buổi sáng trước khi ăn, ngay sau bữa ăn và ghi lại chúng sẽ giúp bạn tìm ra những điểm cần phải điều chỉnh trong chế độ ăn và điều trị, đồng thời xác định được cách mà cơ thể của bạn phản ứng với các loại thức ăn khác nhau.


5. Chú ý tới giấc ngủ


- Thiếu ngủ và không nghỉ ngơi đủ sẽ ảnh hưởng đến đường huyết và độ nhạy của insulin. Không ngủ đủ giấc sẽ làm kích thích cảm giác thèm ăn, khả năng cao sẽ dẫn tới sự tiêu thụ quá thừa năng lượng và tăng cân không kiểm soát.


6. Duy trì cân nặng


- Có một cân nặng hợp lý sẽ giúp kiểm soát đường huyết trong máu tốt hơn. Với người bệnh tiểu đường nếu bị thừa cân hoặc béo phì nên giảm tối thiểu 5 - 10% trọng lượng của cơ thể. Nếu bạn có vùng bụng lớn, mỡ tạng nhiều, cần tăng cường tập luyện để đốt năng lượng, giảm mỡ tạng sẽ giúp giảm kháng insulin.
 

Trên đây là 3 nguyên nhân khiến bạn bị tăng đường huyết, bạn cần đặc biệt lưu ý. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đến bạn trong việc tham khảo cách sống chung sống khỏe với tiểu đường. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
 

Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết, kiểm soát tiểu đường hoàn toàn từ thảo dược.

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện


Giới thiệu đến bạn:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường


Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
 

 3 điều dưới đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tăng đường huyết.

Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch


>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại  : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

___________________

Có thể bạn quan tâm

>>> Bài tập thể dục giúp ổn định đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường

 

>>>  Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa khỏi được không? Tìm hiểu ngay để biết


>>>  Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? Tìm hiểu ngay để biết

Viết bình luận của bạn:
0978307072