6 cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị tiểu đường tuýp 2

 Đăng bởi: My Hoàng 21/05/2022

 Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh mãn tính, thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng nhiều. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy cơ tử vong vì bệnh lý tim mạch, bệnh thận và nhiễm trùng. Tuy nhiên, vẫn có những biện pháp có thể điều trị bệnh ổn định và kéo dài tuổi thọ, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Dưới đây là 6 cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị tiểu đường tuýp 2.

 


I. 6 cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị tiểu đường tuýp 2

1. Cách kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường: Thay đổi chế độ ăn

- Một chế độ ăn uống lành mạnh là bước đầu tiên bạn cần thực hiện nhằm làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, tăng mỡ máu và tăng đường huyết.

- Bạn nên thử lên kế hoạch ăn uống tích cực, bảo đảm các bữa ăn cân bằng giữa các nhóm thức ăn chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng và chất xơ dưới sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị của bạn. Bạn nên hạn chế ăn mặn, chất béo, bánh kẹo ngọt… Bạn nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, vitamin như: gạo lứt, ngũ cốc nguyên vỏ, các loại họ đậu, rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt…

2. Tập thể dục nhiều hơn

- Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết… mà còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, cân đối. Tập thể dục thường xuyên tốt cho hệ thống tim mạch của bạn.

- Các khuyến cáo đều khuyên người bệnh đái tháo đường típ 2 nên tập các bài thể dục cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các bài tập này có thể là chạy bộ, bơi lội hoặc tập thể dục nhịp điệu… sao cho tác động lên tất cả các nhóm cơ trên cơ thể.

- Bạn cũng đừng quên rằng nếu muốn tăng cường sức mạnh và giảm cân nhiều hơn, bạn nên tập những bài tập đối kháng đòi hỏi sức mạnh như chạy nhanh, leo núi, tập tạ hoặc chơi một môn thể thao như bóng đá, quần vợt… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là khởi động trước khi tập luyện các môn thể thao đối kháng và nên lựa chọn những môn, tư thế tập phù hợp với sức khỏe của mình.

3. Theo dõi các mục tiêu điều trị

- Mục tiêu điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không chỉ là kiểm soát đường huyết mà còn cần thiết kiểm soát cân nặng, huyết áp và mỡ máu. Đây cũng là các yếu tố nguy cơ cao của bệnh lý tim mạch.

- Mỗi khi tái khám, bác sĩ sẽ khám và cho chỉ định làm xét nghiệm để kiểm tra các yếu tố trên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự theo dõi trị số huyết áp và đường huyết của mình tại nhà bằng các máy đo cầm tay nhỏ gọn và dễ sử dụng.

- Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn về cách sử dụng các thiết bị này và thời gian đo huyết áp, đường huyết cũng như mục tiêu điều trị của bạn.

4. Cách kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường: Kiểm soát căng thẳng

- Lo âu, căng thẳng có thể làm rối loạn đường huyết, tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến các bệnh lý tim mạch. Nếu tình trạng lo âu không quá trầm trọng, bạn có thể đi du lịch, chơi thể thao, ngồi thiền… để giải tỏa stress.

- Khi tình trạng bệnh nặng hơn làm cho bạn mất ngủ, chán ăn, luôn hoang mang, lo sợ, thậm chí là trầm cảm, bạn cần phải đến khám, tư vấn các nhà tâm lý, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời.


5. Cách kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường: Bỏ thuốc lá

- Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cao của bệnh hô hấp, tim mạch. Khói thuốc lá làm người hút và người hít phải khói thuốc thụ động tăng nguy cơ bị ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bị xơ vữa động mạch.

 


- Người đái tháo đường có hút thuốc lá thì nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cắt cụt chi cao gấp nhiều lần người không hút thuốc lá. Để có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

6. Tuân thủ chế độ điều trị và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn

- Một trong những vấn đề quan trọng là sự tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn của người bệnh. Bạn không nên tự ý thay đổi các chỉ định điều trị của bác sĩ mà chưa tư vấn, được sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Tự ý thay đổi phác đồ điều trị không những có thể làm bạn không kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình mà thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

- Bạn nên khám sức khỏe thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ, ngay cả khi bạn thấy khỏe và các trị số huyết áp, đường huyết trong giới hạn bình thường. Trong mỗi lần khám bệnh, bác sĩ không chỉ kiểm tra huyết áp, mỡ máu, đường huyết mà họ còn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, phác đồ điều trị của bạn cho phù hợp, cũng như tầm soát cho bạn các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Các biến chứng này nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị hoặc phòng ngừa sẽ hiệu quả hơn.
 
II. Nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường type 2

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do chức năng hormone insulin bị suy giảm. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh, cụ thể thuộc những nhóm đối tượng sau:

- Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường.

- Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ

- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

- Ít hoạt động thể chất.

- Tuổi tác cao.

- Tăng huyết áp.

- Thừa cân, béo phì.

- Rối loạn lipid máu.

- Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh đái tháo đường.

III. Tiểu đường type 2 có thể gây ra các biến chứng nào?

Có tới 90% trường hợp bệnh nhân tiểu đường thuộc nhóm bệnh này. Tình trạng glucose trong máu cao kéo dài gây nên nhiều rối loạn chuyển hóa khác kèm theo, gây tổn thương nhiều cơ quan. Cụ thể, biến chứng bệnh bao gồm biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính.

1. Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính có thể gặp một số trường hợp như:

 

- Hạ Glucose máu: Người bệnh ăn kiêng quá mức, dùng thuốc hạ đường quá liều sẽ có thể dẫn đến biến chứng này. Dấu hiệu nhận biết là lời nói, cử chỉ của người bệnh chậm chạp. Cơ thể lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Ngoài ra còn có thể run, cồn cào, vã mồ hôi,...

- Tăng Glucose máu quá cao: Bệnh nhân sẽ cảm thấy khát nước, tiểu nhiều, yếu cơ, chuột rút,... Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê.
 

 
2. Biến chứng mạn tính
 

  • Biến chứng tim mạch


- Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường type 2, có thể gây tử vong nếu không phát hiện và can thiệp sớm. Tăng đường huyết kéo dài gây ra nhiều bệnh lý động mạch vành, huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, dẫn tới các biến chứng tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
 

  • Biến chứng thần kinh

 

- Glucose trong máu cao làm tổn thương thần kinh toàn cơ thể nhưng khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất là thần kinh ngoại vi và các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân tiểu đường gây tình trạng đau, ngứa, mất cảm giác, nhiễm trùng, chấn thương nặng ở chân.

- Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải cắt cụt chi khi nhiễm trùng nặng để tránh lây nhiễm cho các cơ quan khác.

 

  • Biến chứng thận

 

- Các mạch máu nhỏ ở thận cũng bị tổn thương khi glucose tăng cao mạn tính, gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của thận. Đặc biệt ở những người mắc bệnh thận trước đó thì nguy cơ suy thận rất cao. Để giảm nguy cơ bệnh và biến chứng, việc duy trì huyết áp và glucose máu ổn định là rất quan trọng.
 

  • Biến chứng mắt

 

- Hầu hết bệnh nhân tiểu đường cả type 1 và type 2 đều dễ phát triển các bệnh lý về mắt gây mù lòa hoặc giảm thị lực. Do đó nếu bệnh nhân thấy có dấu hiệu mắt mờ, mỏi nhanh chóng thì cần sớm kiểm tra và can thiệp. Giữ ổn định huyết áp và mức glucose máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng này.
 

  • Biến chứng thai kỳ

 

- Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sự an toàn và phát triển của thai nhi. Nguy cơ có thể gặp như: Thai nhi quá cân, trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao, dễ mắc tiểu đường, trẻ sau sinh hạ đường huyết đột ngột, tai biến sinh nở, chấn thương,…

- Như vậy biến chứng tiểu đường type 2 rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh và có thể khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào. Vì thế thường xuyên theo dõi, kiểm tra và duy trì mức đường huyết, huyết áp ổn định là cách tốt nhất để ngăn ngừa.

IV. Làm gì để phòng ngừa tiểu đường type 2?

Tiểu đường type 2 gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, hơn nữa y khoa vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh hoàn toàn. Vì thế phòng ngừa bệnh được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể dự phòng ngăn ngừa bệnh bằng lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh.

1. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng được Hiệp hội Đái tháo đường thế giới đưa ra giúp con người ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể:

- Ăn nhiều rau và trái cây tươi: Ăn ít nhất 3 suất rau và tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày.

- Ưu tiên uống nước, trà hoặc cà phê thay vì sử dụng các loại nước ngọt, nước ép trái cây có đường
hay các loại đồ uống giàu đường khác.

- Hạn chế thức uống có cồn.

- Hạn chế các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều glucose như: socola, mứt, bánh mì trắng, gạo, mì ống,…

- Ưu tiên ăn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn.

- Sử dụng chất béo không no như: dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu ngô, dầu canola thay cho chất béo bão hòa như bơ, dầu cọ, dầu dừa, mỡ động vật,…

2. Chế độ luyện tập

- Đi bộ: Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (trung bình 30 phút mỗi ngày), đều đặn các ngày trong tuần, không ngừng tập quá 2 ngày liên tiếp.

- Tập kháng lực: bằng các bài tập như nâng tạ từ 2 - 3 lần mỗi tuần, tập 60 phút mỗi lần với người trẻ và chia nhỏ các bài tập với người già và người mắc bệnh xương khớp.

Bên cạnh đó cần lưu ý không tập luyện gắng sức khi glucose huyết tương thấp và cần kiểm tra thường xuyên các biến chứng mắt, thần kinh, tim mạch, chân,… trước khi luyện tập. Và muốn kiểm soát đường huyết tốt hơn nữa thì nên bổ sung thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường


Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

 

 

Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

 

 


>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại  : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

___________________

Có thể bạn quan tâm

>>> Bài tập thể dục giúp ổn định đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường

 

>>>  13 cách phòng bệnh tiểu đường trước khi quá muộn

 

>>>  Mách bạn 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường hiệu quả tại nhà

Viết bình luận của bạn:
0978307072