7 dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ có thể bạn chưa biết, nguyên nhân và cách phòng tránh.

 Đăng bởi: Quản trị Web 23/05/2023

 Ở Việt Nam, đột quỵ đang đứng đầu danh sách những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tử vong, đứng trước cả bệnh tim. Đột quỵ ở tuổi trung niên là lứa tuổi bị bắt gặp nhiều nhất. Xin hãy tìm hiểu nhiều hơn để bảo vệ bản thân, cha mẹ và những người thương yêu khỏi hiện tượng nguy hiểm này nhé! Dưới đây là 7 dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ.

I. 7 dấu hiệu sớm nhất của cơn đột quỵ là gì?

- Do chứng bệnh này thường không có triệu chứng báo hiệu nên không ai có thể biết trước bạn thân sẽ bị đột quỵ. Do đó, việc nắm vững 7 dấu hiệu đột quỵ dưới đây là điều cần thiết để giúp người thân hay bản thân được tiếp nhận điều trị sớm nhất. Các dấu hiệu đột quỵ bao gồm:

  • Cơ thể bạn bỗng dưng không có lực, tê cứng một nửa hoặc toàn bộ mặt, miệng méo mó khi cười.
  • Bạn không thể cùng lúc nhấc 2 cánh tay của mình lên cao qua đầu
  • Bạn bỗng dưng nói ngọng, nói không rõ chữ một cách bất thường
  • Bạn hoa mắt, chóng mặt, lảo đảo và mất kiểm soát, không thể phối hợp hoạt động tứ chi.
  • Mắt mờ, xây xẩm mặt mày
  • Đau đầu đột ngột và dữ dội, có thể buồn nôn hoặc nôn.
  • Đôi khi, người bệnh cũng có thể gặp một cơn thiếu máu não thoảng qua với các dấu hiệu giống như trên nhưng trong thời gian ngắn khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cho biết cơn đột quỵ rất có thể sẽ diễn ra trong vòng vài ngày cho tới 1 tháng sau.

II. Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?
- Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.

1. Các yếu tố không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

2. Các yếu tố bệnh lý

  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.
  • Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

  • Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

III. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ
- Mặc dù không có biện pháp đặc hiệu nhưng từ những nguyên nhân gây bệnh có thể áp dụng các biện pháp để làm giảm nguy cơ mắc bệnh:

1. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

  • Kiểm soát huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao chính là nguyên nhân hàng đầu gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc, các biện pháp khác để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.
  • Kiểm soát đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây ra mảng xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu ở não, ở tim, ở thận... Ổn định đường huyết cũng là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
  • Kiểm soát lượng cholesterol trong máu: Để kiểm soát cần kết hợp chế độ ăn uống và thuốc nếu cần.
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý mạch máu não và nhiều bệnh lý khác. Ngừng hút thuốc lá giúp giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây ra đột quỵ. Bạn cần có kế hoạch bỏ thuốc lá hoặc cần giúp đỡ của bác sĩ để có thể bỏ được thuốc lá.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, các loại hạt, các loại cá béo, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol và muối.

3. Thường xuyên vận động

  • Vận động có thể giúp để rèn luyện thể chất và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Nên tập ít nhất 5 ngày mỗi tuần và 30 phút mỗi ngày, bạn nên lựa chọn những môn vừa sức không nên tập quá sức để tránh cảm thấy mệt và ngại tập ở những lần sau. Tham khảo các bài tập như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe...

4. Duy trì trọng lượng cơ thể và tránh tắm đêm

  • Cần kết hợp chế độ ăn, tập luyện để có thể duy trì được trọng lượng cơ thể hợp lý.
  • Tránh tắm đêm vì đây là một yếu tố nguy cơ cao gây bệnh đột quỵ

5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

  • Những người ở độ tuổi nguy cơ cao mắc bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh có nguy cơ gây đột quỵ và kiểm soát các yếu tố này.
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ là một yếu tố giúp người bệnh được tiếp cận điều trị sớm.
  • Trên đây là những dấu hiệu đột quỵ bạn cần biết. Hãy đến cơ sở y tế ngay nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng trên. Đối với bệnh đột quỵ, thời gian được ví như “vàng”. Vì thế càng được cấp cứu sớm thì các tế bào não được cứu sống càng nhiều.
Giải pháp cho bạn: Bi-Cozyme Max giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ.

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ
Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
 

 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
 
- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 

 
 
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 Nguồn: Bncmedipharm.vn
0978307072