8 nguy cơ mắc bệnh ung thư phụ khoa chị em cần đặc biệt để phòng

 Đăng bởi: My Hoàng 07/12/2022

Cơ thể phụ nữ thường có nhiều thay đổi như mệt mỏi, sút cân, đầy hơi… nhưng đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn lại bỏ qua. Đừng để đến khi phải trải qua những cơn đau đớn bất thường mới phát hiện đó là những dấu hiệu ung thư phụ khoa. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và nguy cơ mắc bệnh ung thư phụ khoa sẽ giúp việc điều trị được hiệu quả hơn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em hiểu hơn về bệnh ung thư phụ khoa. 

  

 

I. Nguy cơ mắc bệnh ung thư phụ khoa

1. Âm đạo chảy máu bất thường:

- Chảy máu âm đạo bất thường xảy ra ở hơn 90% phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung (loại ung thư xuất phát từ lớp lót trong của dạ con). Đối với nhóm mãn kinh, nếu chảy máu, kể cả ít hay nhiều cũng nên đi khám. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, chảy máu âm đạo diễn ra giữa các chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trong khi giao hợp cần đi khám để đánh giá nguyên nhân vì đây là dấu hiệu có liên quan đến căn bệnh ung thư nguy hiểm.

2 Sút cân không rõ nguyên nhân: 

Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý là điều tốt nhất để ngăn ngừa các loại bệnh ung thư phụ khoa. Trường hợp sút cân đột ngột trong khi vẫn ăn uống bình thường, luyện tập đều đặn, nhất là sút khoảng 10 pounds (4,5kg) trở ra thì rất có thể là đấu hiệu của bệnh ung thư. Nên đi khám và tư vấn càng sớm càng tốt.
 
3. Mệt mỏi triền miên: 

- Hầu hết phụ nữ khi làm việc nhiều, bận rộn tại nơi  công sở, lo lắng việc nhà, con cái.. thường mệt mỏi nhưng khi nghỉ ngơi sức khỏe sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi diễn ra triền miên mà ăn uống, nghỉ ngơi không giảm thì rất có thể là dấu hiệu của sức khỏe bất an.Thời gian mệt mỏi thường xuyên kéo dài trên hai tuần, kể cả khi giảm công việc hàng ngày mà không đỡ thì nên đi khám, tư vấn bác sĩ, bởi nó là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nan y, không loại trừ ung thư.
 
4. Tiết dịch âm đạo có màu máu, tối sẫm hoặc có mùi tanh: 

- Dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung. Nên liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn sớm.
 
5. Sưng chân: 

- Nếu một chân bị sưng hoặc cảm thấy bị sưng không rõ lý do thì nên đi khám bởi theo chuyên môn, một khi chân sưng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn cao. Nếu xuất hiện triệu chứng này nhưng không gây đau cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
 
6. Đi tiểu liên tục: 

- Hãy thận trọng nếu tự nhiên phải đi vệ sinh liên tục, hoặc cần vào nhà tắm ngồi do bàng quang căng đầy muốn đi tiểu hay đại tiện. Đây là dấu hiệu của bệnh ung thư nếu liên tục thấy chướng hơi, đầy bụng và đau bụng.
 
7. Đau xương chậu hoặc vùng bụng:

Liên tục đau xương chậu hoặc đau bụng thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa ở phụ nữ. Bất kỳ kiểu đau bất thường nào nếu kéo dài hơn hai tuần thì không thể xem thường, cần đi khám ngay.
 
8. Đầy hơi, chướng bụng: 

- Một khi thấy khó ăn, ăn không ngon miệng hoặc lúc nào cũng cảm thấy no là triệu chứng phổ biến liên quan đến ung thư buồng trứng. Hãy nhận biết các dấu hiệu bất thường này, nếu kéo dài liên tục hơn hai tuần thì nên đi khám ngay. Hầu hết phụ nữ thường cảm thấy cồng kềnh sau khi ăn hoặc uống quá nhiều, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đầy hơi, căng bụng kéo dài hơn hai tuần mà không khỏi hoặc sau khi đã hết chu kỳ kinh nguyệt không biến mất thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng.

II. Những dấu hiệu ung thư phụ khoa bạn nên biết

Sau đây là 8 dấu hiệu ung thư phụ khoa phổ biến mà bạn nên lưu ý ngay từ cấp độ nhẹ nhất:

1. Mệt mỏi thường xuyên

- Khi cuộc sống quá bận rộn, bạn có thể cảm thấy đuối sức nhưng lúc nào cũng cảm thấy vô cùng mệt mỏi là một dấu hiệu bất thường. Mệt mỏi có thể là một triệu chứng ung thư bởi vì các tế bào ung thư sử dụng rất nhiều năng lượng để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

2. Thay đổi thói quen đi vệ sinh
 
- Thói quen đi vệ sinh của mỗi người thường khác nhau và không có một thói quen đi vệ sinh chuẩn cho tất cả mọi người. Nhưng nếu bỗng nhiên thói quen đi vệ sinh của bạn thay đổi thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

 

 

 

- Táo bón hoặc tiêu chảy có thể dấu hiệu của bệnh ung thư. Nếu nghi ngờ bạn hãy để ý xem phân của mình có thay đổi gì không hay có lẫn máu không.

- Những thay đổi trong việc tiểu tiện như tăng tần suất đi tiểu, bị đau khi đi tiểu hoặc đi tiểu ra máu cũng cần được theo dõi và báo lại với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang, ung thư thận cũng như nhiều loại ung thư phụ khoa khác.

3. Bị đầy hơi liên tục

- Phụ nữ cũng thường bị đầy hơi trong chu kỳ, nhưng nếu bạn bị đầy hơi trong vài tuần liền hoặc nếu dấu hiệu này đi kèm với một vài dấu hiệu ung thư khác, bạn nên đi khám bác sĩ. Bị đầy hơi liên tục là dấu hiệu chung của ung thư buồng trứng.

4. Cảm giác ăn uống thất thường

- Nếu bạn cảm thấy ăn uống khó khăn hay ăn dễ no hơn bình thường, bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.

5. Sút cân không rõ nguyên nhân
 
- Hầu hết phụ nữ đều mong muốn giảm cân để trở nên cân đối hơn nhưng giảm cân quá nhanh mà không rõ lý do có thể là dấu hiệu bạn có vấn đề về sức khỏe đấy. Nếu bạn giảm trên 4,5 kg mà không hề thay đổi thói quen luyện tập thể thao hoặc chế độ ăn thì hãy đi khám ngay nhé.

- Sút cân không rõ lý do thường có liên quan dến ung thư tuyến tụy, dạ dày hoặc ung thư phổi nhưng một số loại ung thư khác cũng gây sút cân. Khi bị bệnh liên quan đến tuyến giáp bạn cũng có thể bị sút cân đột ngột.

6. Những thay đổi trong âm hộ

- Âm hộ là vùng bề mặt bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ. Bạn cần chú ý đến các thay đổi về màu sắc hoặc bề mặt của da như phát ban, lở loét hoặc mụn cóc. Bạn cũng nên đặc biệt lưu ý đến dấu hiệu ngứa, rát hoặc đau âm hộ.

7. Chảy máu hoặc ra dịch âm đạo
 
- Nếu bạn bị chảy máu âm đạo hoặc ra dịch âm đạo bất thường khi không hành kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục, bạn nên đi khám bác sĩ. Chảy máu khi không trong chu kỳ có thể là dấu hiệu của ung thư âm hộ, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Tình trạng bị ra máu khi đã mãn kinh cũng là dấu hiệu không bình thường và bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

- Đi kèm với triệu chứng chảy máu, nhiều người cũng bị ra dịch âm đạo bất thường. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư phụ khoa. Bạn hãy đi khám nếu thấy dịch âm đạo của mình có thay đổi.

8. Các cơn đau trên cơ thể

 

- Đau thường là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Ung thư buồng trứng thường gây đau lưng và đau bụng. Ung thư nội mạc tử cung lại gây đau bụng hoặc căng tức vùng bụng. Các triệu chứng đau cũng có thể có nghĩa là ung thư đã di căn. Lưu ý, nếu bạn bị đau ở cùng một chỗ trong hơn 4 tuần thì bạn nên đi khám bác sĩ.
 
III. Chẩn đoán ung thư âm đạo

• Sinh thiết

• Giai đoạn lâm sàng

Bấm Sinh thiết thường đủ chẩn đoán, nhưng đôi khi cần phải cắt rộng tại chỗ.

Ung thư âm đạo được xếp giai đoạn dựa trên lâm sàng, dựa chủ yếu vào khám thực thể, nội soi (ví dụ, nội soi bàng quang, soi trực tràng), chụp X-quang ngực (đối với di căn phổi), và thường là CT (đối với di căn bụng hoặc vùng chậu). Tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào giai đoạn.
 
IV. Điều trị ung thư âm đạo
 
• Cắt tử cung, cắt bỏ âm đạo, bóc tách hạch bạch huyết và đôi khi xạ trị cho các khối u giai đoạn I giới hạn ở một phần ba trên của âm đạo

• Điều trị tia xạ cho hầu hết những trường hợp khác

Giai đoạn I khối u khu trú phần ba trên của âm đạo có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt tử cung triệt căn, cắt bỏ phần âm đạo trên và vét hạch vùng chậu, đôi khi theo sau là xạ trị.

Hầu hết các khối u nguyên phát khác được điều trị bằng xạ trị, thường là sự kết hợp của phương pháp xạ trị ngoài và xạ trị tại chỗ. Nếu điều trị xạ bị chống chỉ định vì các vết dò bàng quang âm đạo hoặc trực tràng âm đạo thì thực hiện phẫu thuật làm sạch vùng chậu.
 
V. Phòng ngừa ung thư phụ khoa như nào?
 
Mặc dù không có cách nào bảo đảm để phòng ngừa ung thư phụ khoa, nhưng vẫn có những cách để giảm nguy cơ mắc bệnh, hoặc phát hiện sớm như:

• Chú ý tới các triệu chứng bất thường: Các triệu chứng của ung thư phụ khoa có thể khó phát hiện, vì vậy phụ nữ nên chú ý tới cơ thể mình. Khi thấy bất kỳ triệu chứng nào khác thường, kéo dài hãy đi khám ngay.

• Bảo vệ mình khỏi HPV. Nhiễm HPV làm tăng nguy cơ một số loại ung thư phụ khoa, tuy nhiên hiện nay có vắc xin phòng bệnh. Phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 nên tiêm phòng vắc xin HPV để chống lại các bệnh ung thư gây ra bởi HPV như ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ. Ngoài ra, quan hệ tình dục an toàn với bao cao su, chung thủy 1 vợ 1 chồng cũng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

• Tầm soát ung thư phụ khoa định kỳ. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh nên tầm soát các bệnh ung thư phụ khoa, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, vv…
 
• Tìm hiểu về tiền sử bệnh của gia đình. Nếu gia đình có tiền sử mắc các loại ung thư phụ khoa, chị em phụ nữ cần đi khám bác sĩ sớm để được tư vấn xét nghiệm di truyền và phát hiện bệnh sớm.
 
Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

 
     
 
   
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

____________________

Có thể bạn quan tâm

>>>  Người đang hóa trị, xạ trị cần lưu ý gì ở chế độ ăn?

>>>  Suy giảm nhận thức sau hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Đọc ngay để biết

>>> 
Mỗi đợt hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?
0978307072