Bật mí cách giúp lá gan của bạn khỏe hơn. Tìm hiểu ngay.

 Đăng bởi: Quản Trị Web 26/07/2024

Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể người, khi gan bị tổn thương các bộ phận khác bên trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Bảo vệ gan chính là bảo vệ chính sự sống của mỗi người. Các bệnh lý về gan, đặc biệt ung thư gan rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan, chưa quan tâm đến sức khỏe cũng như bảo vệ lá gan của mình.

1. Uống bia rượu điều độ

Theo Chính phủ Liên bang Hướng dẫn chế độ ăn kiêng dành cho người Mỹ 2015-2020, những người không uống rượu không nên bắt đầu uống vì bất kỳ lý do gì. Bên cạnh đó, khuyến cáo đã nêu rõ rằng giữ lá gan khỏe mạnh khi uống rượu, nên uống điều độ và xác định lượng uống vừa phải là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Uống rượu nặng được định nghĩa là uống 4 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 8 ly trở lên trong 01 tuần đối với phụ nữ và 5 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 15 ly trở lên trong 01 tuần đối với nam giới. Uống rượu đến mức say xỉn được định nghĩa là tiêu thụ 4 ly trở lên cho phụ nữ và 5 ly trở lên cho nam giới trong một lần uống (thường trong khoảng 2 giờ).

2. Sử dụng thuốc an toàn

Một số loại thuốc điều trị tăng cholesterol đôi khi có thể có tác dụng phụ gây ra các vấn đề về gan hay thuốc giảm đau acetaminophen (Tylenol) có thể làm tổn thương gan của người bệnh sử dụng quá nhiều. Nhiều người bệnh không nhận ra mình sử dụng nhiều thuốc acetaminophen do nó có trong hàng trăm loại thuốc như thuốc cảm và thuốc giảm đau theo toa.

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm tổn thương gan nếu người bệnh uống cùng bia. Và một số loại thuốc có hại khi kết hợp với các loại thuốc khác do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về cách an toàn nhất để sử dụng thuốc.

3. Thực hiện phòng chống các bệnh viêm gan virus

Bệnh viêm gan siêu vi B, C và D: Không dùng chung bơm kim tiêm và các vật dụng cá nhân như bàn chải răng, dao cạo... với người khác. Không dùng chung kim xăm mình, môi, lông mày với người khác. Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
Bệnh viêm gan siêu vi A và E: Nấu chín thức ăn và ăn khi còn nóng. Không ăn những thực phẩm còn sống, tái như gỏi cá sống, tiết canh... Uống nước đun sôi để nguội. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho em bé, trước khi nấu ăn và trước khi ăn. Rửa rau và trái cây bằng nước sạch, tốt nhất là dưới vòi nước chảy.

4. Xét nghiệm viêm gan virus và tiêm vắc xin

Trước khi tiêm vắc xin phòng viêm gan do virus, người dân nên thực hiện xét nghiệm tìm virus có trong máu. Do khi bị nhiễm virus viêm gan như virus nhưng trong trường hợp người lành mang virus viêm gan B thì tạm thời virus không hoạt động, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan, không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào nên người bệnh không hề biết mình bị nhiễm virus viêm gan B. Thực tế, phần lớn những người bị nhiễm viêm gan virus B ở thể ngủ có tâm lý chủ quan. Việc duy trì thói quen ăn uống không có lợi như ăn thức ăn nhiều dầu mỡ; sử dụng bia, rượu; lười kiểm tra sức khỏe thường xuyên... có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ virus tái hoạt động mạnh mẽ gây tổn thương đến gan.

Virus viêm gan A (HAV): Đường lây truyền virus viêm gan A thường do nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm HAV (những người nhiễm HAV trong phân họ có HAV). Quan hệ tình dục không bảo vệ cũng có thể lây truyền HAV. Bệnh viêm gan HAV thường nhẹ, sau đó hoàn toàn bình thường và có miễn dịch với loại virus này. Tuy vậy, một số ít có thể bị bệnh nặng, ảnh hưởng tới tính mạng. Đã có vắc-xin tiêm phòng viêm gan virus A.
Virus viêm gan B (HBV): HBV là loại virus duy nhất có cấu trúc ADN có khả năng lây truyền chủ yếu qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Khả năng lây lan của HBV mạnh gấp 100 lần HIV. Vì vậy, chỉ cần một xây xát nhỏ trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với máu người nhiễm virus (kim tiêm, kim châm cứu, dụng cụ y tế, cắt móng tay, bàn chải đánh răng...) cũng là lối vào rất thuận lợi cho mầm bệnh. Đã có vắc-xin tiêm phòng viêm gan virus B an toàn, hiệu quả.
Virus viêm gan C (HCV): HCV lây truyền từ người mang virus sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh. Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ truyền virus viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV, một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn). Ngoài ra, có một tỷ lệ khoảng từ 30 - 40% trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân lây nhiễm. Hiện chưa có vắc-xin tiêm phòng viêm gan virus C.
Viêm gan virus D (HDV): Nhiễm HDV chỉ xảy ra với người đã nhiễm HBV. Việc nhiễm cả 2 virus này sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Vắc-xin tiêm phòng HBV có tác dụng phòng cho cả HDV.
Viêm gan virus E (HEV): Đường lây truyền cũng giống HAV. Đã có vắc-xin tiêm phòng HEV nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.

5. Phòng chống chạm hoặc hít phải chất độc

Một số sản phẩm làm sạch gia dụng, sản phẩm bình xịt và thuốc trừ sâu có hóa chất có thể gây hại cho gan của người sử dụng. Do đó, người sử dụng cần tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất này. Ngoài ra, các chất phụ gia trong thuốc lá cũng có thể gây hại cho gan, vì vậy cần tránh hút thuốc chủ động và hút thuốc lá thụ động.

6. Chế độ ăn uống

Gan chịu trách nhiệm phân giải carbohydrate, tạo glucose và giải độc cho cơ thể. Nó cũng lưu trữ chất dinh dưỡng và tạo ra dịch mật cần thiết để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Có nhiều thực phẩm và đồ uống mà người dân có thể sử dụng để giúp bảo vệ gan. Sau đây là một số loại thực phẩm tốt cho gan:

6.1. Cà phê
Uống cà phê giúp gan chống lại bệnh gan nhiễm mỡ. Một đánh giá năm 2013 được đăng tải trên tạp chí Liver International cho thấy rằng hơn 50% người dân ở Hoa Kỳ tiêu thụ cà phê hàng ngày. Cà phê giúp gan khỏe mạnh do nó bảo vệ và chống lại các bệnh về gan như bệnh gan nhiễm mỡ, giảm nguy cơ mắc bệnh gan mãn tính và như ung thư gan.

Một nghiên cứu năm 2014 trên Journal of Clinical Gastroenterology cho thấy tác dụng bảo vệ của cà phê là do nó ảnh hưởng đến men gan, giảm sự tích tụ chất béo trong gan, tăng chất chống oxy hóa để bảo vệ trong gan. Các hợp chất trong cà phê cũng giúp men gan loại bỏ cơ thể các chất gây ung thư.

6.2. Cháo yến mạch
Ăn bột yến mạch là một cách dễ dàng để thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Yến mạch và bột yến mạch có nhiều hợp chất gọi là beta-glucans. Nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí International Journal of Molecular Sciences, beta-glucans là chất hoạt tính sinh học trong cơ thể nhằm giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chống viêm và chúng có thể đặc biệt hữu ích trong để chống lại bệnh tiểu đường và béo phì. Những người muốn thêm yến mạch hoặc bột yến mạch vào chế độ ăn uống của họ nên tìm kiếm yến mạch nguyên chất hoặc yến mạch cắt hạt tấm, thay vì bột yến mạch đóng gói sẵn. Bột yến mạch đóng gói sẵn có thể bổ sung thêm một số hương liệu khác như bột hoặc đường, sẽ không có lợi cho cơ thể.

6.3. Trà
Một nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí World Journal of Gastroenterology chỉ ra rằng trà xanh có thể giúp giảm hàm lượng chất béo tổng thể, chống lại stress oxy hóa và giảm các dấu hiệu khác của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Điều quan trọng cần lưu ý là trà tươi tốt hơn chiết xuất trà xanh, vì một số chiết xuất có thể gây hại cho gan hơn là chữa lành nó.

6.4. Tỏi
Bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống cũng có thể giúp kích thích gan. Một nghiên cứu năm 2016 xuất hiện trên tạp chí Advanced Biomedical Research cho biết tiêu thụ tỏi làm giảm trọng lượng cơ thể và hàm lượng chất béo ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

6.5. Cá có nhiều mỡ
Nghiên cứu trên Tạp chí World Journal of Gastroenterology đã chỉ ra khi tiêu thụ cá nhiều mỡ và bổ sung dầu cá có thể giúp giảm tác động tiêu cực của một số bệnh gan đến tình trạng sức khỏe như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Cá có nhiều mỡ rất giàu axit béo omega-3, đây là chất béo tốt giúp giảm viêm. Những chất béo này có thể đặc biệt hữu ích ở gan, vì chúng ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa và duy trì nồng độ enzyme trong gan.

Nghiên cứu khuyến nghị nên ăn cá có nhiều mỡ từ hai lần trở lên mỗi tuần. Nếu không thể ăn cá béo như cá trích hoặc cá hồi vào chế độ ăn, hãy thử bổ sung dầu cá hàng ngày.

*Các thực phẩm cần hạn chế

  • Các thực phẩm giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng. Hạn chế chất béo, mỡ động vật, ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa).
  • Hạn chế tối đa rượu bia, tốt nhất là không nên uống.
  • Cách chế biến thức ăn phù hợp cho bệnh lý gan nhiễm mỡ: Hạn chế sử dụng các nguyên liệu như bơ, mỡ, dầu, mayonaise và magarine trong thực đơn. Hạn chế chất béo và cholesterol trong thực phẩm bằng cách lọc bỏ mỡ, da từ thịt và gia cầm; gạn bỏ nước béo khi nấu súp, canh. Cách chế biến hạn chế tối đa chất béo là nướng, hấp, trụng và luộc.

Tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần là một trong những cách để phát hiện bệnh sớm, ngay khi chưa có biểu hiện. Nên tầm soát ung thư gan ở đâu để cho kết quả chính xác là vấn đề quan tâm của nhiều người.


Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi 
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)

 
 
 
Công dụng của Funadin

Tăng cường khả năng giải độc, phục hồi chức năng gan, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)

Funadin hỗ trợ điều trị các chứng: vàng da, vàng mắt, trướng bụng, ngứa da do nóng gan, nổi mụn do nóng gan, nhiệt miệng, màu nước tiểu đậm, mệt mỏi kéo dài, ăn không ngon...Các bệnh lý về gan như: Nóng gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, suy gan, men gan cao, ung thư gan....

 
 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 Nguồn: Bncmedipharm.vn,Benhvienthucuc.vn,Medlatec.vn...
0978307072