Bệnh cao huyết áp liệu có nên dùng thuốc tây không? Thuốc Tây có những lợi và hại gì?

 Đăng bởi: My Hoàng 29/06/2022

Bệnh cao huyết áp là căn bệnh phổ biến thường gặp, cách chữa bệnh không hề đơn giản. Để có hiệu quả tốt trong việc điều trị người bệnh phải phối hợp và cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học và việc sử dụng thuốc. Đa số những bệnh nhân bị cao huyết áp thường lựa chọn sử dụng thuốc Tây vì loại thuốc này tiện lợi, dễ dử dụng và đem lại hiệu quả “tức thời”. Nhưng sử dụng về lâu dài sẽ gây ra một số các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy liệu những bệnh nhân bị cao huyết áp có nên dùng thuốc Tây? Thuốc Tây có những lợi và hại gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về việc sử dụng thuốc Tây trị cao huyết áp.

 

I. Người bệnh cao huyết áp có nên dùng thuốc Tây không?
 
- Cao huyết áp làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Đây là 2 trong số những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất thế giới. Do đó, uống thuốc rất quan trọng với bệnh nhân cao huyết áp và 100% các bệnh nhân cao huyết áp đều đang sử dụng thuốc Tây vì đây là cứu cánh duy nhất giúp họ phòng chống nguy cơ đột quỵ và tai biến do cao huyết áp.

- Nhiều trường hợp khi sử dụng một loại thuốc ban đầu sẽ giúp chỉ số huyết áp ổn định nhưng sau một thời gian chúng lại không thể kiểm soát tốt được chỉ số huyết áp nữa. Vì vậy tất cả người bệnh huyết áp cao đều nên đi kiểm tra định kỳ huyết áp hàng tháng để theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp. 

II. Dùng thuốc Tây chữa cao huyết áp sẽ có những lợi và hại gì?

- Thuốc là một trong những biện pháp quan trọng để điều trị. Tất cả các thuốc điều trị bệnh nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng đều có mặt tốt (mặt hiệu quả) và một phần nhỏ không tốt (tác dụng phụ).  Thuốc tây thường là lựa chọn đầu tiên khi bị bệnh, cho dù đó là bệnh gì. Điều này cũng dễ hiểu vì trong nhận thức của người bệnh, thuốc tân dược tiện lợi, dễ sử dụng mà lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên việc dùng thuốc tây lâu dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị nhờn thuốc, kháng thuốc và bị các tác dụng phụ của thuốc.
 
Ngoài những lợi ích và hiệu quả mà thuốc Tây đem lại một cách nhanh chóng song điều trị bệnh bằng thuốc tây quá nhiều sẽ khiến bệnh nhân kháng thuốc hoặc xuất hiện một số triệu chứng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.đây là các tác dụng phụ của thuốc huyết áp tới người bệnh:
 
Các tác dụng phụ của thuốc huyết áp

Đa số các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp đều dễ sử dụng, nhưng hầu hết tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ nhất định. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường nhẹ và có thể biến mất theo thời gian. Một số tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bao gồm:

• Nhóm thuốc chẹn kênh canxi hạ huyết áp bằng cách mở rộng, giãn các mạch máu trong cơ thể bệnh nhân. Phổ biến trong nhóm này bao gồm amlodipine, felodipine và nifedipine. Một số khác ít sử dụng vì hiệu quả hạ áp ít hơn như diltiazem và verapamil. Các tác dụng phụ của thuốc huyết áp nhóm này có thể xảy ra bao gồm nhức đầu, sưng mắt cá chân và táo bón.

• Thuốc ức chế men chuyển (ACE) có tác dụng giãn mạch, làm giảm huyết áp. Các thuốc nhóm này bao gồm là enalapril, lisinopril, perindopril và ramipril. Tác dụng phụ thường gặp nhất là ho khan kéo dài. Các tác dụng không mong muốn khác có thể xảy ra như đau đầu, chóng mặt và phát ban.

• Thuốc chẹn thụ thể angiotensin-2 (ARB): Thuốc điều trị tăng huyết áp ARB hoạt động theo cách tương tự như thuốc ức chế ACE. Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi các thuốc ức chế men chuyển gây tác dụng phụ phiền toái cho bệnh nhân.

• Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc huyết áp này được chỉ định khi các thuốc chẹn kênh canxi gây tác dụng phụ khó chịu. Phổ biến nhóm này bao gồm indapamide và bendroflumethiazide. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm chóng mặt khi thay đổi tư thế, cảm giác khát, đi vệ sinh thường xuyên và phát ban. Bên cạnh đó, rối loạn điện giải có thể xảy ra như hạ kali hoặc natri máu thấp khi sử dụng kéo dài.

• Thuốc chẹn beta: Tác dụng kiểm soát huyết áp do làm nhịp tim đập chậm hơn và tốn công cơ tim hơn. Trước đây, ức chế beta là nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến, nhưng hiện nay có xu hướng chỉ sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả vì mức độ hạ áp của thuốc chẹn beta được coi là kém hơn các loại thuốc huyết áp khác. Thuốc phổ biến của nhóm này bao gồm atenolol và bisoprolol. Các tác dụng phụ của thuốc huyết áp này bao gồm chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi và tay chân lạnh.
 
III. Tăng huyết áp lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng gì?
 
Bệnh tăng huyết áp nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị không kiểm soát được huyết áp sẽ dẫn tới các biến chứng như:

1. Suy tim

- Khi huyết áp cao, tim co bóp tốn nhiều công hơn để bơm một lượng máu ra các mạch ngoại biên. Hậu quả của việc gắng sức lâu ngày này làm cơ tim dày lên, cứng hơn, ít đàn hồi giãn nở so với tim người bình thường, gây suy giảm chức năng hút máu về tim. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng của suy tim khi máu về tim khó khăn, ứ đọng ở phổi gây khó thở, giảm khả năng làm việc gắng sức hoặc tức ngực.

2. Biến chứng ở mắt

- Huyết áp cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở đáy mắt (nằm phía sau nhãn cầu, gọi là võng mạc, nơi thu nhận hình ảnh khi nhìn), gọi là bệnh võng mạc do tăng huyết áp. Tổn thương mạch máu ở võng mạc mức độ nhẹ đến vừa có thể không gây triệu chứng gì, chỉ phát hiện được khi khám mắt, chụp võng mạc.
 

- Khi đó sẽ thấy các mạch máu này đi ngoằn ngoèo, cứng, có chỗ hẹp, co thắt hoặc bị phù nề, nặng hơn là xuất huyết sau võng mạc hay phù gai thị dẫn đến nhìn mờ hoặc mù mắt.

- Do đó, người bệnh tăng huyết áp cần khám mắt định kỳ, chụp võng mạc để phát hiện sớm biến chứng này. Điều trị kiểm soát huyết áp tốt giúp phòng tránh bệnh võng mạc do tăng huyết áp.  

3. Phình và bóc tách động mạch chủ

- Huyết áp cao gây tăng áp lực lên thành động mạch chủ, lâu ngày làm thành mạch bị suy yếu, giãn lớn ra. Giãn động mạch chủ lên (đoạn vừa ra khỏi tim) hay gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp.

- Động mạch chủ lên ở người trưởng thành có kích thước trung bình 30mm. Khi kích thước > 45mm thì gọi là phình động mạch chủ. Đoạn động mạch chủ bị phình có thành mạch yếu, nếu huyết áp cao dễ gây tổn thương, xé rách các lớp trong thành mạch dẫn đến bóc tách thành động mạch hay vỡ động mạch chủ, khiến người bệnh tử vong.

4. Bệnh động mạch ngoại biên 

- Ảnh hưởng của huyết áp lên toàn bộ hệ thống mạch máu trong cơ thể như động mạch cảnh, động mạch cột sống, động mạch thận, động mạch nội tạng, đặc biệt là những mạch máu ở xa như động mạch hai chân. Các mạch máu này cứng lên, bị xơ vữa, vôi hóa gây hẹp hoặc tắc nghẽn.

- Nếu hẹp hoặc tắc mạch ở chân, bệnh nhân có triệu chứng đau cách hồi, có nghĩa là đau đùi hoặc bắp chân khi đi được một đoạn đường, bệnh nhân ngồi nghỉ thì hết hoặc bớt đau, khi đi lại đoạn đường dài tương tự thì triệu chứng đau lại xuất hiện. Nặng hơn là người bệnh đau nhức chân cả khi nghỉ hoặc loét chân không lành do mạch máu bị hẹp, không đưa máu tới chỗ xa được.

5. Rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ

- Tăng huyết áp và rối loạn trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp làm tăng xơ vữa động mạch, dễ đưa đến nhồi máu não im lặng (nhồi máu não lỗ khuyết khi chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ não) và bệnh lý chất trắng dưới vỏ não, là nguyên nhân dẫn đến rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ.

- Nguy cơ sa sút trí tuệ hay bệnh Alzheimer tăng gấp 6 lần ở người bị đột quỵ sau 5 năm. Tỷ lệ bệnh này đang tăng ở các nước châu Á, đặc biệt là các nước đang phát triển. Điều trị tích cực bệnh tăng huyết áp giúp giảm đột quỵ, giảm tiến triển bệnh lý chất trắng và ngăn ngừa rối loạn trí nhớ hay sa sút trí tuệ, đặc biệt ở người cao tuổi, tăng huyết áp lâu năm.

6. Rối loạn cương dương

- Tăng huyết áp làm tổn thương lớp trong cùng của thành mạch máu, gọi là lớp nội mạc. Lớp này tiết ra chất NO (nitrite oxide), là một chất giãn mạch máu nội sinh trong cơ thể, chống lại co thắt mạch. Khi thiếu chất NO, cơ trơn mạch máu ở dương vật bị co thắt, không giãn ra được và gây rối loạn cương cứng.

Một số biến chứng khác của tăng huyết áp có thể kể đến như:

• Đột quỵ;

• Tổn thương thận;
 
IV. Cách kiểm soát cao huyết áp tại nhà 

1. Tập thể dục thường xuyên
 
- Bạn cần phải duy trì lối sống tích cực để giữ sức khỏe và kiểm soát HA của mình. Đi bộ 30 phút mỗi ngày và tối thiểu đạt 5 ngày trong một tuần thường là đủ để tạo sự khác biệt. Nếu không có 30 phút liên tục để tập thể dục thì có thể tập 10-15 phút/lần, vài lần mỗi ngày. Tập thể dục có thể giúp giảm HA của bạn khoảng 4-9mmHg. Một số bài tập tốt nhất có thể giúp bạn hạ huyết áp là chạy bộ, đi bộ, nhảy múa và bơi lội. Tập luyện có sức đối kháng cũng có thể có lợi nhưng chắc chắn phải trao đổi với bác sĩ trước khi tập.
 
2. Hạn chế lượng natri (muối)
 
- Chỉ cần giảm chút ít natri trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm HA từ 2-8mmHg. Nói chung, hạn chế lượng muối dưới 2.300mg mỗi ngày hoặc ít hơn. Đừng thêm muối, chỉ cần 1 muỗng cà phê muối đã có 2.300mg natri, nhưng bạn nên hạn chế dưới 1.500mg nếu bạn đang THA. Bạn cũng nên giảm bớt muối nếu đã 51 tuổi trở lên, hoặc đã bị đái tháo đường hoặc THA. Để hạn chế lượng natri, hãy nhớ đọc nhãn thực phẩm trước khi mua bất cứ thứ gì. 
 
3. Tránh hoặc hạn chế uống rượu
 
- Điều quan trọng là tránh uống rượu khi có thể, nhưng nếu bạn phải uống do công việc, hãy đảm bảo rằng uống một cách có kiểm soát. Uống quá mức rượu bia sẽ làm THA. Rượu cũng có thể làm giảm hiệu quả tác dụng của thuốc HA.
 
4. Quản lý stress tốt hơn
 
- Một trong nhiều phương pháp điều trị THA là giữ stress trong sự kiểm soát. Stress mạn tính có thể dẫn đến THA. Stress mạn tính có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là khi kết hợp với hút thuốc lá, dùng thực phẩm không lành mạnh và bia rượu. Để đối phó với stress, hãy học cách thay đổi những kỳ vọng và tìm kế hoạch tốt hơn. Thử các bài tập thư giãn, chẳng hạn như yoga, thiền và thở sâu để giảm bớt stress.
 
5. Hạn chế lượng caffeine
 
- Caffeine có thể làm THA lên 10mmHg. Tác dụng của caffeine lên HA ở những người uống thường xuyên không rõ ràng, nhưng tốt hơn vẫn nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ hằng ngày.
 
 
6. Thêm tỏi vào chế độ ăn của bạn
 
- Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tỏi có thể có tác dụng hạ HA. Tiêu thụ thường xuyên tỏi sống và nấu chín cũng có thể giúp làm giảm mức cholesterol máu. Lấy 4 muỗng cà phê nước và thêm 6 giọt nước tỏi vào đó. Dùng 2 lần một ngày để giúp hạ HA.
 
Giải pháp thay thế thuốc Tây: Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 


 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 


 
 
 
Viết bình luận của bạn:
0978307072