-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn cơm không?
Đăng bởi: Quản trị Web
27/05/2023
Mắc bệnh tiểu đường đòi hỏi bạn phải chú ý về chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục. Bạn phải xem những gì mình ăn hàng ngày để đảm bảo rằng lượng đường trong máu của bạn không tăng lên mức không tốt cho sức khỏe. Theo dõi số lượng carbohydrate và chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm bạn ăn có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường dễ dàng hơn. GI xếp hạng thực phẩm dựa trên cách chúng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu bạn không theo dõi chế độ ăn uống của mình, bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Điều này bao gồm bệnh tim mạch, tổn thương thận hoặc nhiễm trùng chân. Vậy tiểu đường có nên ăn cơm không, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
I. Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn cơm không?
- Gạo rất giàu carbohydrate và có thể có chỉ số GI cao. Nếu bị bệnh tiểu đường, bạn có thể nghĩ rằng mình không nên ăn cơm, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Bạn vẫn có thể ăn cơm nếu bị tiểu đường. Tuy nhiên, nên tránh ăn nó với số lượng lớn hoặc quá thường xuyên. Có nhiều loại gạo, và một số loại tốt cho sức khỏe hơn những loại khác.
- Có những rủi ro có thể xảy ra nếu có quá nhiều gạo trong chế độ ăn uống của bạn. Nghiên cứu về tiêu thụ gạo trắng và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trên Tạp chí Y khoa, cho thấy những người ăn nhiều gạo trắng có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Điều này có nghĩa là nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn nên đặc biệt chú ý đến lượng cơm của mình.
- Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn nên ăn cơm một cách vừa phải. Đảm bảo rằng bạn biết về số lượng carbohydrate và điểm GI của loại gạo bạn muốn ăn, nên ăn từ 45 đến 60 gam carbohydrate mỗi bữa. Một số loại gạo có chỉ số GI thấp hơn những loại gạo khác.
- Phương pháp Tạo đĩa được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sử dụng là một cách tốt để đảm bảo bữa ăn được chia khẩu phần tốt. Đĩa ăn tối nên có 25 phần trăm protein, 25 phần trăm ngũ cốc và thực phẩm giàu tinh bột, và 50 phần trăm rau không chứa tinh bột, cũng có thể bao gồm một phần trái cây hoặc sữa ở bên cạnh, nhưng bạn nên tính chúng vào bữa ăn của mình nếu bạn đang tính lượng carbohydrate.
- Chọn loại gạo để ăn rất quan trọng. Tốt hơn là bạn nên ăn gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng: gạo lứt và gạo trắng hạt dài bao gồm nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng và vitamin hơn gạo trắng hạt ngắn, nên kiểm tra điểm GI của loại gạo mà bạn sẽ ăn. Gạo trắng hạt ngắn có GI cao, nghĩa là từ 70 trở lên, vì vậy bạn nên tránh nếu có thể, nó chứa ít giá trị dinh dưỡng khi so sánh với các dạng gạo và tinh bột khác. Basmati, gạo lứt và gạo dại có điểm GI ở mức trung bình, chúng có chỉ số GI từ 56 đến 69, có thể sử dụng cho chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường. Thời gian nấu có thể làm thay đổi điểm GI, vì vậy hãy cẩn thận đừng nấu cơm quá chín, quá lâu.
- Bạn có thể cân bằng lựa chọn của mình với các loại thực phẩm có GI thấp, bao gồm protein và rau không chứa tinh bột, đảm bảo rằng bạn chỉ ăn một phần nhỏ cơm, 1/2 chén cơm cung cấp 15 gam carbohydrate mỗi bữa là hợp lý.
II. Tiểu đường ăn gì thay cơm?
- Khi hiểu vấn đề người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không bạn sẽ biết rằng nên chọn các loại thực phẩm cung cấp tinh bột khác bổ sung thêm chất xơ, để hạn chế làm biến động đường huyết sau ăn.
- Các loại rau củ thường rất giàu chất xơ, vitamin và các dưỡng chất khác mà lại ít carbohydrate hơn rất nhiều so với cơm hay ngũ cốc. Ăn những thực phẩm có chứa ít carbohydrate và nhiều chất xơ sẽ làm bữa ăn của bạn chất lượng hơn. Ví dụ, 1/2 chén cơm chứa đến 22g carbohydrate trong khi một chén bí đao chỉ chứa vỏn vẹn 8g.
- Bạn cũng có thể thay thế cơm bằng một số loại thực phẩm khác như súp lơ, nấm và cà tím. Hạt diêm mạch (có bán ở Việt Nam) có chứa lượng carbohydrate tương đương với cơm nhưng lại có nhiều hơn protein và một vài chất xơ cũng là một lựa chọn tốt cho bạn.
III. Gợi ý thực đơn thay thế cơm trắng cho người tiểu đường
- Nếu bạn vẫn băn khoăn tiểu đường ăn cơm được không vì không biết nên ăn món nào thay thế cơm mà vẫn no lâu, đảm bảo năng lượng làm cả ngày dài thì đừng quá lo lắng, có rất nhiều thực đơn mà bạn có thể chọn để thay thế cơm cho người tiểu đường trong mỗi bữa ăn. Dưới đây là 2 ví dụ:
1. Súp lơ xào ăn thay cơm
-Nguyên liệu
- Dầu ăn
- Hành
- Súp lơ
- Chanh
- Gia vị
- Cách thực hiện:
Sơ chế súp lơ. Sau đó, xào súp lơ với một ít dầu và hành từ 3-5 phút cho tới khi hành chuyển sang màu vàng nâu và súp lơ mềm vừa phải. Nêm một ít muối, tiêu, nước cốt chanh và rau thơm.
2. Hạt diêm mạch nấu với rau mùi và chanh
- Nguyên liệu:
- Dầu hạt cải canola
- Hành
- Tỏi
- Hạt diêm mạch
- Nước hầm gà ít muối
- Nước chanh
- Ngò tươi
- Cách thực hiện:
Phi hành và tỏi với một ít dầu. Giảm nhiệt độ và xào sơ hạt diêm mạch trong khoảng 2 phút. Thêm nước hầm gà và nước chanh rồi chờ cho đến khi sôi. Sau đó giảm nhiệt và đun sôi thêm 15 phút nữa. Cho thêm một ít chanh và ngò tươi rồi tắt bếp.
- Tiểu đường là bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn thực đơn hợp lý để tránh làm tình trạng bệnh thêm nặng nhé. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không và cách chế biến, cũng như có thực đơn dinh dưỡng và phù hợp nhất nhé!
Giải pháp cho người tiểu đường: Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Punsemin có tác dụng gì ?
Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.
- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Nguồn: Bncmedipharm.vn