Bệnh tiểu đường và các dấu hiệu cảnh báo ở bàn chân

 Đăng bởi: My Hoàng 24/02/2023
  
I. Những dấu hiệu của bàn chân tiểu đường mà bạn cần tới bệnh viện ngay 
Khi kiểm tra bàn chân hàng ngày và nếu phát hiện các triệu chứng bất thường nào dưới đây bạn cần tới bệnh viện ngay: 
• Da chân khô nứt, thay đổi màu sắc và nhiệt độ.
• Móng chân dày và vàng hoặc móng mọc ngược.
• Bàn chân bị thay đổi hình dạng.
• Rụng lông ở ngón chân hoặc cẳng chân.
• Bàn chân bị giảm hoặc mất khả năng cảm nhận nhiệt độ.
• Cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc bị đau ở bàn chân.
• Đau ở chân hoặc bị chuột rút ở mông, đùi hoặc bắp chân khi tập thể dục.
• Nhiễm nấm ở da chân và ở kẽ ngón chân. 
• Xuất hiện vết phồng rộp, vết loét, bắp chân bị nhiễm trùng.

II. Nguyên nhân gây ra biến chứng loét bàn chân tiểu đường

• Tổn thương thần kinh ngoại biên: có thể xảy ra ở bất kỳ người bệnh đái tháo đường nào, biến chứng tiểu đường này làm giảm khả năng cảm nhận cảm giác ở bàn chân như đau, nóng, lạnh; người bệnh không thể cảm nhận được bàn chân của mình đã bị tổn thương. Khi chân sưng to lên hoặc nhiễm trùng nặng sẽ làm cho việc điều trị trở nên khó khăn.
• Loét bàn chân tiểu đường thường gặp ở đầu các xương bàn chân, ngón chân cái, gót chân hay các vết chai ở chân, giữa các ngón chân.
• Tổn thương mạch máu: người bệnh tiểu đường thường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến bàn chân. Điều này làm các vết loét bàn chân tiểu đường lâu lành.
• Nhiễm trùng: người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bình thường do lượng đường trong máu cao làm vi khuẩn phát triển. Lượng máu đến bàn chân kém làm cho các tổn thương ở bàn chân lâu lành hơn. Chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể gây ra nhiễm trùng và loét bàn chân tiểu đường. Nếu nhiễm trùng kết hợp với thiếu máu thì nguy cơ gây cắt cụt chi là rất cao
• Chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên có thể dẫn đến viêm loét bàn chân tiểu đường. Nếu vết chai này đỏ và gây đau hoặc da chân đổi màu hoặc tiết dịch có mùi hôi ...thường là dấu hiệu chỉ điểm bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường.

III. Cách chăm sóc bàn chân tiểu đường, tránh loét - hoại tử

1. Cắt móng chân theo đường ngang là cách chăm sóc bàn chân bệnh nhân tiểu đường

- Khi bị tiểu đường, móng chân của bạn sẽ dày và cứng hơn, thậm chí cong quặp vào phía trong khóe móng chân. Thói quen cắt móng chân theo cách thông thường có thể tạo ra các vết thương hở và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây loét nhiễm trùng.
- Để hạn chế nguy cơ này, bạn cần cắt móng theo đường ngang, không cắt sát vào phần thịt của ngón chân. Với phần cạnh hai bên móng, bạn phải dùng giũa để làm gọn móng chứ không được cắt. Thời điểm cắt móng chân tốt nhất là sau khi tắm vì lúc này móng khá mềm và dễ cắt.
- Người tiểu đường không được tự ý xử lý các móng chân bị quặp mà bắt buộc phải nhờ bác sĩ hoặc y tá hỗ trợ. Nếu bạn xử lý sai cách, vết thương sẽ sâu và nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.

2. Vệ sinh kỹ các kẽ ngón chân

- Hầu hết người bệnh đều chỉ chú ý rửa trên bề mặt bàn chân mà không vệ sinh kỹ kẽ ngón chân. Điều này rất nguy hiểm vì đây là một trong các vị trí dễ bị loét nhất. Nếu kẽ ngón chân bị loét, nhiễm trùng có thể lan rộng sang toàn bộ các ngón chân xung quanh.
- Khi rửa chân, bạn cần rửa cả vùng kẽ ngón chân và kiểm tra xem có vết thương hay dấu hiệu bất thường nào không. Sau khi rửa, bạn cần thấm khô bằng khăn sạch.
- Khi chăm sóc bàn chân tiểu đường, nếu phải dùng thêm kem dưỡng ẩm, bạn không nên thoa vào vị trí các kẽ chân mà chỉ thoa trên bề mặt và lòng bàn chân.

3. Xử lý vết thương và vết loét

Chăm sóc bàn chân tiểu đường đối với vết thương nhỏ
Đối với vết thương nhỏ, vết xước da chưa nhiễm trùng (không sưng, nóng, đỏ, đau, không chảy nước mủ), bạn có thể xử lý nhanh theo các bước sau:
- Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc povidine pha loãng. Povidine mua tại hiệu thuốc thường là loại đặc nồng độ 10%. Khi sử dụng, bạn nên pha loãng theo tỷ lệ 1/10. Ngoài ra, bạn cần tránh dùng oxy già vì có thể khiến vết thương tổn thương sâu hơn.
- Dùng bông sạch thấm khô nước
- Thoa thuốc mỡ kháng sinh (nếu có)
- Băng lại bằng gạc mỡ, băng hydroclorid hoặc băng vết thương dạng xịt.

Bạn cần kiểm tra vết thương hàng ngày. Nếu vết thương sau 2 tuần chưa lành hoặc có mùi, chảy mủ, xuất hiện các mô hoại tử màu đen, sưng tấy, bạn cần đến ngay bệnh viện.
  • Chăm sóc bàn chân tiểu đường đối với vết thương đã nhiễm trùng

- Khi vết thương, vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Bác sĩ sẽ căn cứ vào độ sâu rộng và mức độ nhiễm trùng của vết thương để kê kháng sinh phù hợp. Bạn tránh tự ý rắc bột kháng sinh lên vết loét hoặc đắp các loại lá theo truyền miệng. Điều này có thể khiến vết loét ăn sâu vào phía trong bàn chân, khiến việc điều trị khó khăn hơn.

4. Giảm áp lực lên bàn chân

Một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là do việc giảm lượng máu nuôi dưỡng bàn chân. Để ngăn ngừa điều này và chăm sóc bàn chân bệnh nhân tiểu đường tốt hơn, bạn cần:
• Sử dụng giày dép đế bằng
• Không ngồi bắt chéo chân, không ngồi lâu một tư thế. Nếu phải di chuyển trên xe đường dài, thỉnh thoảng bạn nên đứng dậy đi lại, thay đổi tư thế ngồi hoặc cử động chân qua lại để máu lưu thông
• Nếu đang có vết thương, vết loét tại bàn chân hoặc bàn chân bị biến dạng, bạn hãy đạp xe thay vì đi bộ. Đồng thời nên kê cao chân khi ngồi, nằm.
• Xoa bóp lòng bàn chân theo vòng tròn và dọc theo bắp chân, bắp đùi.

5. Sắp xếp không gian an toàn là biện pháp chăm sóc bàn chân bệnh nhân tiểu đường

- Người tiểu đường, đặc biệt là người cao tuổi, rất hay thức giấc vào ban đêm để uống nước hoặc đi vệ sinh. Nếu đồ đạc trong phòng quá nhiều và không được sắp xếp hợp lý sẽ dễ xảy ra va chạm khiến người bệnh bị trầy xước hay bầm tím. Vì vậy, bản thân người bệnh và gia đình nên bố trí đồ đạc trong nhà thông thoáng, chọn các đồ đạc có cạnh bo tròn để giảm nguy cơ bị thương khi vô tình đụng phải.

6. Chọn giày dép phù hợp

- Không phải loại giày nào cũng phù hợp với người tiểu đường. Hãy chọn giày đế bằng, có lỗ thoáng, có độ đàn hồi và kín mũi như giày da mềm, giày thể thao thay vì giày cao gót. Nếu bàn chân của bạn bị biến dạng, bạn cần hỏi bác sĩ về loại giày thiết kế chuyên dụng cho trường hợp này.
- Ngoài ra, bạn nên đi mua giày vào chiều tối. Với giày mới, những ngày đầu bạn chỉ nên đi khoảng 1 tiếng để làm quen sau đó tăng dần số giờ đi. Đặc biệt, cần kiểm tra bên trong giày xem có vật sắc nhọn gì không trước khi đi.
 
Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
 


Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
 
 

 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

___________________
Nguồn: Bncmedipharm.vn
 
0978307072