Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không? Những yếu tố nào làm tăng khả năng trẻ mắc bệnh tim?

 Đăng bởi: My Hoàng 19/04/2022
Bệnh tim bẩm sinh là một loạt các dị tật bẩm sinh xảy ra tại tim. Đây là một nhóm bệnh tim mạch gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim và vòng tuần hoàn, hình thành ngay từ trong giai đoạn bào thai và biểu hiệu sớm khi mới sinh. Nguyên nhân chính xác của bệnh tim bẩm sinh vẫn chưa được xác định. Do vậy nhiều người cho rằng bệnh tim bẩm sinh ít nhiều do di truyền? Vậy có thật sự bệnh tim bệnh sinh là do di truyền không? Những yếu tố nào làm tăng khả năng trẻ mắc bệnh tim? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về bệnh tim bẩm sinh.
 

I. Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không?
 
- Ước tính có khoảng 1% trẻ em sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh. Trong đó, di truyền là yếu tố đóng vai trò khá quan trọng trong việc hình thành dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh nói chung, đặc biệt là các dị tật có liên quan đến tim. Cụ thể, nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ tăng gấp 3 lần khi cha hoặc mẹ hoặc anh chị em ruột cũng mắc căn bệnh này.
 
- Nếu sự di truyền là trội, cha mẹ bị dị tật bẩm sinh có tới 50% nguy cơ sinh con cũng bị bệnh này. Bệnh tim bẩm sinh có thể di truyền theo 2 hướng như sau:

1. Hội chứng di truyền
 
- Khoảng 30% trẻ được sinh ra mang nhiễm sắc thể bất thường về số lượng sẽ bị bệnh tim bẩm sinh.
 
- Nhiễm sắc thể là cấu trúc trong nhân tế bào chứa bộ gen được di truyền từ cha và mẹ. Thông thường, có 46 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào của cơ thể. Có quá nhiều hoặc quá ít nhiễm sắc thể dẫn đến các hội chứng di truyền và những trẻ này cũng có tỷ lệ cao bị bệnh tim bẩm sinh.
 
  • Các hội chứng di truyền có thể bao gồm:
 
- Hội chứng Down: Đây là rối loạn di truyền phổ biến nhất do thừa một nhiễm sắc thể số 21. Khoảng 50% số trẻ em mắc hội chứng Down bị bệnh tim bẩm sinh, chủ yếu là các khiếm khuyết vách ngăn ở tim.

- Hội chứng Turner: Chỉ ảnh hưởng đến nữ giới, trẻ sinh ra chỉ có duy nhất nhiễm sắc thể giới tính X thay vì XX như bé gái bình thường. Nhiều trẻ em mắc hội chứng Turner sinh ra với bệnh tim bẩm sinh, gồm hẹp động mạch chủ và hẹp van động mạch chủ.

- Hội chứng Noonan: Đột biến xảy ra trên nhiều gen, gây ra một loạt các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh tiềm ẩn như rối loạn nhịp tim, phì đại cơ tim, hẹp van động mạch phổi.

2. Di truyền trên từng gen đơn lẻ
 
- Dạng di truyền này là câu trả lời rất rõ ràng cho vấn đề bệnh tim bẩm sinh có di truyền không. Dù hiếm gặp nhưng sự thay đổi của một gen đơn lẻ có thể gây dị tật tim. 50% bệnh sẽ biểu hiện ra ngoài nếu trong gia đình có từ 2 người có khuyết tật tim bẩm sinh. Bên cạnh đó, dù cha mẹ không bị tim bẩm sinh, khi mang gen bệnh thì khả năng sinh con bị tim bẩm sinh cũng khá cao.

II. Những yếu tố làm tăng khả năng trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
 
Sau khi đã biết bệnh tim bẩm sinh có di truyền không, bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số yếu tố nguy cơ không liên quan đến di truyền, nhưng sẽ làm tăng khả năng trẻ mắc bệnh này. Chúng có thể bao gồm:
 
1. Mẹ mắc bệnh tiểu đường
 
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có nguy cơ sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn những người phụ nữ bình thường khác. Nguy cơ sinh ra trẻ bị bệnh tim bẩm sinh gia tăng có thể là do lượng hormone insulin trong máu cao, làm cản trở sự hình thành và phát triển bình thường của tim thai nhi ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ.
 
- Tuy nhiên, tình trạng này không xuất hiện đối với tiểu đường thai kỳ.
 
2. Mẹ bị nhiễm rubella
 
- Rubella là một căn bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra, thường gây những triệu chứng nghiêm trọng trên nhiều hệ cơ quan cho cả người lớn hoặc trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu người mẹ bị nhiễm rubella trong khoảng từ 8 đến 10 tuần đầu tiên của thai kỳ có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bao gồm cả bệnh tim bẩm sinh.

3. Mẹ nghiện rượu
 
- Nếu phụ nữ mang thai uống quá nhiều rượu có thể gây độc cho mô thai nhi. Đây được gọi là hội chứng nghiện rượu thai nhi. Những đứa trẻ của bà mẹ nghiện rượu thường sinh ra với bệnh tim bẩm sinh. Trong đó, dị tật thường gặp nhất là dị tật thông liên thất hoặc thông liên nhĩ.
 
 
4. Mẹ bị cúm
 
- Phụ nữ đang mang thai bị cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, giai đoạn quan trọng hình thành các cơ quan, sẽ có nguy cơ sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh rất cao. Nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ ràng.
 
5. Một số loại thuốc
 
Có một số loại thuốc mà mẹ sử dụng có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra mắc  bệnh tim bẩm sinh. Chúng có thể bao gồm:
 
• Một số loại thuốc chống động kinh, chẳng hạn như benzodiazepine.
 
• Một số loại thuốc trị mụn, chẳng hạn như isotretinoin và retinoids được dùng bôi tại chỗ.
 
• Thuốc giảm đau ibuprofen được dùng cho phụ nữ mang thai từ 30 tuần trở lên có nguy cơ sinh con bị bệnh tim cao hơn.
 
6. Phenylketon niệu
 
- Phenylketon niệu (PKU) là một tình trạng di truyền hiếm gặp từ khi sinh ra. Cơ thể không thể chuyển hóa một chất hóa học gọi là phenylalanine, khiến chất này tích tụ trong máu và não, gây ra rối loạn hành vi và trí tuệ. Những phụ nữ mang thai bị phenylketon niệu mà không có chế độ ăn kiêng phù hợp sẽ có nhiều khả năng sinh con mắc bệnh tim bẩm sinh.
 
7. Nhiễm hóa chất độc hại
 
- Phụ nữ tiếp xúc với một số hóa chất độc hại như dung môi hữu cơ có thể sinh con bị bệnh tim bẩm sinh. Dung môi hữu cơ là hóa chất được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm như: chất pha loãng sơn, sơn móng tay và keo dán.

- Ngoài ra, chị em trong thai kỳ có tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ,… hoặc sống trong môi trường ô nhiễm cũng có thể bị nhiễm độc và gây dị tật tim bẩm sinh cho con.
 
III. Người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì để sống khỏe mạnh hơn?
 
Những em bé sinh ra với dị tật tim bẩm sinh sẽ có khả năng sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn đến tuổi trưởng thành nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời. Vậy, người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì để sống khỏe mạnh hơn và khả năng sinh con về sau này có bị ảnh hưởng không?
 
Nếu bạn thắc mắc người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì, câu trả lời chính là cố gắng duy trì những thói quen tốt cho sức khỏe. Hình thành những thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp ích cho những người mắc bệnh tim bẩm sinh cũng như những người không bị dị tật tim bẩm sinh. Cụ thể bao gồm:
 
1. Tái khám thường xuyên và chăm sóc sức khỏe lâu dài
 
- Bệnh tim bẩm sinh là một căn bệnh không thể chữa khỏi ngay cả khi đã được tiến hành phẫu thuật để sửa chữa dị tật tim ngay từ khi còn nhỏ. Khi một người mắc bệnh tim bẩm sinh lớn lên, các biến chứng nguy hiểm hoặc nhiều vấn đề tim mạch khác vẫn có thể xảy ra.
 
Vì vậy, người bị bệnh tim bẩm sinh cần được chăm sóc sức khỏe và theo dõi trong suốt quãng đời còn lại để có thể sống khỏe mạnh. Để giải đáp cho thắc mắc người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì, thì câu trả lời là:
 
• Tái khám thường xuyên và cho bác sĩ biết về những dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở người lớn hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe bất thường nào mà bạn đang gặp phải.
 
• Dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
 
• Không được tự ý ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
 
• Nếu được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm hoặc phẫu thuật thêm sau ca phẫu thuật điều trị ban đầu, hãy thảo luận bác sĩ về những rủi ro có thể gặp phải.
 
• Chăm sóc răng miệng thường xuyên, thăm khám với bác sĩ nha khoa định kỳ để giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tim và gây ra biến chứng viêm nội tâm mạc.
 
2. Người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì? Thay đổi chế độ ăn
 
- Béo phì góp phần làm tăng huyết áp, tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim nói chung. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý bằng một chế độ ăn lành mạnh là điều nên làm đối với những người mắc bệnh tim bẩm sinh.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị những thay đổi chế độ ăn có lợi cho tim mạch mà người bị bệnh tim bẩm sinh nên áp dụng, bao gồm:

• Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

 
 
• Sử dụng dầu thực vật và bơ thực vật ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa thay vì dùng bơ hoặc các loại mỡ động vật khác.
 
• Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì bánh mì và ngũ cốc tinh chế.
 
• Giảm lượng đồ uống và thức ăn chứa nhiều đường.
 
• Sử dụng sữa không béo hoặc ít béo.
 
• Ăn nhiều cá, chỉ sử dụng thịt nạc và các sản phẩm thịt gia cầm đã bỏ da.
 
• Giảm lượng muối trong chế độ ăn.
 
• Hạn chế ăn ở ngoài và khuyến khích tự nấu ăn ở tại nhà.
 
3. Hạn chế rượu bia và bỏ hút thuốc lá
 
- Sử dụng rượu bia hoặc hút thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, gây ra nhịp tim bất thường và làm tổn thương mạch máu trong cơ thể. Ngoài ra, rượu có thể ảnh hưởng xấu đến các loại thuốc điều trị bệnh tim thông thường như warfarin.
 
- Người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì? Nếu bạn là người lớn hoặc thanh thiếu niên mắc bệnh tim bẩm sinh, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng việc bạn uống rượu ở mức độ vừa phải có an toàn hay không. Đồng thời, hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bản thân.
Một điều quan trọng khác là hãy tránh xa mọi cám dỗ từ bạn bè hoặc những người xung quanh để giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến tim mạch.
 
4. Tập thể dục theo hướng dẫn
 
- Hoạt động thể chất là một phần quan trọng để giữ sức khỏe và giúp tim khỏe mạnh. Một số người bị bệnh tim bẩm sinh có thể bị hạn chế một số các hoạt động thể chất sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị dị tật tim bẩm sinh.
 
- Vậy, người bị bệnh tim bẩm sinh nên làm gì? Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được hoạt động thể chất nào là an toàn và những hoạt động nào cần tránh hoặc hạn chế để đảm bảo sức khỏe tim mạch.
 
Hãy hỏi bác sĩ về mức độ tập thể dục phù hợp nhất với bạn. Nếu đang tìm kiếm những bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp, hãy tham khảo những hoạt động sau đây:
 
• Đi bộ từ 20 đến 30 phút mỗi ngày và duy trì 3 đến 5 buổi một tuần có thể giúp tim khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
 
• Thái cực quyền là một bộ môn võ thuật với các chuyển động nhẹ nhàng, chậm rãi sẽ giúp người bị bệnh tim bẩm sinh khỏe mạnh hơn.
 
• Tập yoga có thể giúp bạn tăng cường sức mạnh và sự cân bằng của cơ bắp, cải thiện độ dẻo dai và linh hoạt của cơ thể.
 
• Làm vườn, dọn dẹp nhà cửa,…đều là những hoạt động nhẹ nhàng mà người bệnh tim bẩm sinh có thể thực hiện để tăng cường sức khỏe tim mạch.
 
IV. Hiểu bệnh tim bẩm sinh có di truyền không để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả
 
Vì nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh vẫn chưa được xác định rõ nên không có cách nào phòng ngừa để tránh sinh con mắc bệnh này. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, những lời khuyên sau đây có thể giúp giảm nguy cơ sinh ra một đứa trẻ kém lành lặn:
 
• Quản lý và kiểm soát đường huyết chặt chẽ nếu mắc bệnh tiểu đường.
 
• Không nên uống rượu bia hay sử dụng bất kì chất kích thích nào khác như thuốc lá, ma túy,…
 
• Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh rubella và cúm nếu có ý định mang thai. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn lịch tiêm chủng đầy đủ nhất.
 
• Hãy thay thế thuốc giảm đau ibuprofen bằng paracetamol để đảm bảo an toàn hơn.
 
• Uống 400 microgam axit folic bổ sung mỗi ngày trong 3 tháng đầu (12 tuần đầu) của thai kỳ để làm giảm nguy cơ sinh ra một đứa trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hay các dị tật thần kinh khác.
 
• Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ mà không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
 
• Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi bổ sung vitamin, thuốc bổ, các loại thảo dược và thuốc không kê đơn.
 
• Tránh tiếp xúc với những người nghi ngờ là bị nhiễm trùng.
 
• Tránh tiếp xúc với các dung môi hữu cơ hoặc sống trong môi trường có chứa nhiều chất độc hại.
 
• Siêu âm tim thai định kỳ để phát hiện vấn đề khác thường (nếu có).
 
• Thực hiện tầm soát dị tật thai nhi không xâm lấn theo từng mốc khám thai
 
Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hoàn toàn từ thảo dược.
 
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể

Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.​ Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
 

Công dụng của Bi-Q10 Max® :

- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.

- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.

- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.

- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.

- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

 
 
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
Viết bình luận của bạn:
0978307072