-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh trĩ nội thường có những biểu hiện như nào? Tìm hiểu ngay trước khi quá muộn
Đăng bởi: My Hoàng
15/02/2023
I. Dấu hiệu của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội có các dấu hiệu điển hình nhất là: đi ngoài ra máu tươi; sa búi trĩ; có dịch nhày tại hậu môn và cảm giác đau rát, sưng phồng, khó chịu tại hậu môn.
1. Đi ngoài ra máu tươi – triệu chứng sớm nhất
- Chất thải chèn ép búi trĩ nội gây đi ngoài ra máu tươi
- Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong khi giãn nở sẽ tạo ra các khoang trống bên trong. Máu tươi đi qua sẽ lấp đầy các khoang trống đó đồng thời nuôi dưỡng chúng phát triển lên thành các búi trĩ nội. Nhưng lúc này búi trĩ nội còn nhỏ nên người bệnh không nhìn được bằng mắt thường.
- Theo thời gian các búi trĩ nội lớn dần theo thời gian và “chắn ngang” đường đi của phân trong ống hậu môn.
- Khi người bệnh rặn đại tiện, chất thải (phân) sẽ chà xát qua bề mặt búi trĩ nội để thoát ra ngoài. Do bị phân chèn ép, máu chứa trong búi trĩ chảy ra từ đó gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu tươi ở bệnh trĩ nội.
- Đi ngoài ra máu tươi cũng là triệu chứng bệnh trĩ xuất hiện sớm nhất.
2. Sa búi trĩ nội – dấu hiệu trĩ điển hình
- Được máu tươi nuôi dưỡng búi trĩ nội ngày càng to dần. Kích thước lớn và kết hợp với sự ma sát của phân khi người bệnh rặn đại tiện khiến búi trĩ bị kéo lòi ra ngoài hậu môn (đi sau phân), từ đó làm xuất hiện triệu chứng sa búi trĩ ở bệnh trĩ.
- Sa búi trĩ phát triển lớn dần theo các cấp độ bệnh trĩ nặng dần (trình bày chi tiết dưới mục các cấp độ bệnh trĩ). Và đây cũng là dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất.
- Bị đau rát, sưng phồng, khó chịu vùng hậu môn
- Cảm giác đau rát, sưng phồng, khó chịu vùng hậu môn là dấu hiệu đi kèm gặp ở bệnh trĩ. Nó hình thành do người bệnh trĩ đi đại tiện làm búi trĩ bị chà xát nhiều lần gây thương tổn và làm xuất hiện cảm giác đau rát, sưng phồng, nhức hậu môn rất khó chịu.
3. Có dịch nhày hậu môn
- Bệnh trĩ nội làm hậu môn tăng tiết các dịch nhày, và đây cũng là một dấu hiệu bệnh trĩ. Dịch nhày ẩm ướt hậu môn gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trùng búi trĩ ở giai đoạn trĩ cấp độ nặng.
II. Nguyên nhân bệnh Trĩ nội
Bệnh trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
• Do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
• Hậu môn, trực tràng bị kích thích do vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón….
• Do các vấn đề về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động.
• Do sự gia tăng áp lực vùng bụng như phụ nữ mang thai, người bị bệnh có khối u trong ổ bụng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại….
• Do thói quen sinh hoạt không đúng cách như ăn uống quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu…
• Do lười, do tập trung trong công việc, do căng thẳng…nên lười đi vệ sinh. Nguyên nhân này đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ.
III. Cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng cấp độ
Tùy theo từng cấp độ bệnh trĩ nội mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác điều điều trị trĩ nội phù hợp với mức độ trĩ nhẹ – nặng của bệnh nhân. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng cấp độ chúng tôi tổng hợp được. Mời bạn cùng tham khảo:
1. Cách chữa trị nội cấp độ nhẹ – trĩ độ 1, độ 2
- Bệnh trĩ nội có thể chữa được và đạt hiệu quả điều trị dứt điểm cao nhất khi chớm ở giai đoạn khởi phát – trĩ nội cấp độ 1. Trĩ nội độ 2 chữa trị sẽ mất thời gian nhiều hơn trĩ độ 1, tuy nhiên người bệnh vẫn nên chủ động chữa trĩ nội ngay ở giai đoạn trĩ nhẹ – trĩ độ 1 và độ 2 để tránh bệnh trĩ phát triển lên cấp độ trĩ nặng hơn.
- Để chữa trĩ nội cấp độ 1, 2 , người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Nam chữa trĩ tại chỗ và kết hợp với một số thuốc Tân dược để làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.
Một số cây thuốc Nam được dân gian lưu truyền có hiểu trong điều trị bệnh trĩ nội:
• Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
• Chữa trị bệnh trĩ bằng lá trầu không
• Chữa trị bệnh trĩ bằng sung quả
• Chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa
• Chữa trị bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía
• Chữa trị bệnh trĩ bằng lá ngái
Do cách áp dụng từng cây thuốc Nam vào chữa trĩ là khác nhau nên để xem chi tiết từng cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây thuốc Nam mời độc giả tìm hiểu dưới đây:
>>> Xem chi tiết tại: Cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian hiệu quả
Một số thành phần thuốc Tân dược có tác dụng điều trị bệnh trĩ nội:
• Thành phần thuốc chống viêm tại chỗ giúp giảm viêm, giảm ngứa khó chịu cho hậu môn và búi trĩ: hydrocortison 0,25-1%.
• Thành phần thuốc chống kháng sinh tại chỗ: Neomycin, framycetin…
• Thành phần thuốc nhuận tràng giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm tình trạng đi cầu ra máu tươi: thuốc Forlax 10g; Sorbitol 5g; Duphalac 10g/15ml…
• Thành phần thuốc bảo vệ da: giúp giảm kích ứng các mô ở trực tràng – hậu môn, làm giảm ngứa, chống viêm vùng trĩ như: kẽm oxit, lanolin, glycerin…
• Thuốc giảm đau cho vùng hậu môn: lidocain 2-5%, benzocain 5-20%…
• Thành phần thuốc co mạch giúp giảm chảy máu, giảm ngứa và viêm tạm thời cho thương tổn như: phenylephrin HCl 0,25%, ephedrin sulfat 0,1-0,125%…Lưu ý các thuốc này chống chỉ định các bệnh: phì đại tuyến tiền liệt, tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, cường giáp .
2. Cách điều trị trĩ nội cấp độ 3
- Việc chữa trị trĩ nội độ 3 sẽ kéo dài hơn nhiều so với chữa trị nội cấp độ nhẹ bởi lúc này bệnh trĩ đã phát triển nặng, kích thước búi trĩ lớn nên cần nhiều thời gian để làm teo rụng búi trĩ.
- Trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không? Câu trả lời là KHÔNG. Trĩ độ 3 dù là cấp độ bệnh trĩ nặng nhưng vẫn còn hi vọng điều trị bằng thuốc nội khoa nên người bệnh hãy kiên trì dùng thuốc chữa bệnh, không nên vội vã áp dụng phẫu thuật cắt mổ trĩ từ trĩ cấp độ 3.
- Để điều trị trĩ nội cấp độ 3 hiệu quả, trước tiên bạn cần đi thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín để biết chính xác mức độ bệnh trĩ và kích thước búi trĩ hiện tại. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn lời khuyên và chỉ định chữa trĩ độ 3 phù hợp với tình trạng của bạn hiện tại. (Tham khảo: Khám bệnh trĩ ở đâu?)
- Trong một số trường hợp trĩ nội độ 3 có kích thước búi trĩ lớn, bác sĩ cũng có thể cân nhắc điều trị bằng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu như: thắt búi trĩ; tiêm xơ búi trĩ; làm đông máu bằng tia laser hoặc tia hồng ngoại
3. Cách chữa trị trĩ nội cấp độ 4 để tránh biến chứng
Ở bệnh trĩ nội cấp độ 4, do bệnh quá nặng nên cách uống thuốc điều trị nội khoa gần như không còn tác dụng. Thông thường, với bệnh nhân trĩ nội độ 4 các bác sĩ có thể cân nhắc đưa ra chỉ định mổ phẫu thuật cắt búi trĩ nhằm giải quyết nhanh chóng búi trĩ độ 4 lòi ra ngoài hậu môn, ngăn ngừa các biến chứng trĩ có thể xảy ra.
Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến hiện nay như:
• Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
• Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
• Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo
• Phẫu thuật cắt trĩ bằng tia Laser
• Cắt trĩ bằng Milligan Morgan
Người bệnh trĩ sau phẫu thuật cắt trĩ vẫn có nguy cơ bị tái phát lại bệnh trĩ do không cân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Bởi vậy, để việc chữa trị bệnh đơn giản hơn và tránh phải cắt mổ trĩ thì chủ động chữa trĩ từ giai đoạn đầu là việc làm rất cần thiết.
Mách bạn:
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Công dụng của Bi-Hem Max:
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072