-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bị trĩ lâu năm có sao không? Có còn chữa được không?
Đăng bởi: My Hoàng
27/06/2022
Những người mắc bệnh trĩ lâu năm đa phần là do có tâm lý mình còn trẻ, sức khỏe tốt, lại chỉ đau rát sơ sơ, chảy máu chút xíu khi đi vệ sinh, nên thường bỏ qua. Chỉ đến khi các biểu hiện của trĩ nặng hơn như đau rát, ngồi không dám ngồi, nhấp nha nhấp nhổm, không thể sống chung với lũ nữa mới phải cầu cứu đến bác sĩ. Vậy bị trĩ lâu năm có sao không? Có còn chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.
I. Bệnh trĩ lâu năm có sao không?
- Khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ từ trĩ độ 2, 3 và cuối cùng là trĩ cấp độ 4 kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác như:
- Thiếu máu: bị trĩ chảy máu hậu môn khi đi đại tiện là hiện tượng rất dễ gặp. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
- Tắc mạch: Là trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu.
- Nhiễm khuẩn: Ống hậu môn – Trực tràng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Búi Trĩ hàng ngày tiếp xúc và cọ xát với chất thải dễ dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị phù nề, sưng to dẫn đến tình trạng viêm ống hậu môn hoặc lở loét trong ống hậu môn.
- Sa nghẹt: Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí có thể gây ra hoại tử vùng hậu môn.
- Nứt kẽ hậu môn: Nứt hậu môn khiến bệnh nhân đau đớn và có thể chảy nhiều máu hơn khi đi đại tiện. Nứt hậu môn thường xảy ra ở vị trí 6 giờ.
II. Bệnh trĩ lâu năm có chữa được không?
Bệnh trĩ cấp tính thường có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn bằng cách dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt.
Trường hợp mắc bệnh trĩ mãn tính, bệnh trĩ lâu năm, phải chung sống với bệnh trĩ trong nhiều năm sẽ khó chữa hơn do đã xảy ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, bệnh trĩ lâu năm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ đồng thời kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh.
III. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ lâu năm
1. Điều trị nội khoa
Bệnh trĩ mãn tính ở cấp độ nhẹ có thể uống thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng đau. Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh có thể dùng thuốc bôi thoa trĩ để giảm đau, giảm ngứa và giúp săn se búi trĩ.
2. Điều trị bằng liệu pháp dân gian
- Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Người bệnh cần tuân thủ theo các công thức của lương y hoặc bác sĩ y học cổ truyền trong việc chế biến các bài thuốc.
- Người bệnh có thể dùng những bài thuốc dân gian bằng đường uống, đường ngâm rửa để búi trĩ giảm sưng đau.
- Các bài thuốc dân gian thường có kết quả chậm, thích hợp để điều trị bệnh trĩ lâu năm. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc Tây để chuyển sang dùng thuốc Nam khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Hiện nay, xu hướng kết hợp dùng thuốc Tây và thuốc Nam để điều trị bệnh trĩ giúp cho bệnh mau chóng thuyên giảm, sức khỏe bệnh nhân phục hồi tốt hơn.
>>> Xem thêm tại: Top 13 mẹo dân gian chữa dứt điếm bệnh trĩ tại nhà cực hiệu quả
3. Điều trị tại nhà
Bên cạnh việc điều trị nội khoa hoặc dùng thuốc nam, người bệnh cần kết hợp các biện pháp tự điều trị tại nhà để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguyên nhân tái phát bệnh, làm bệnh trĩ nặng hơn. Một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh và đẩy lùi trĩ lâu năm tại nhà là:
- Ăn đầy đủ các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Các dưỡng chất ấy có nhiều trong rau xanh, các loại củ tươi, các loại đậu,…
- Uống nước đầy đủ hàng ngày;
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá, cà phê và các loại thức uống chứa gas, thức uống nhiều đường;
- Tránh xa các loại thức ăn cay nóng, thức ăn chiên, nướng, thức ăn chứa nhiều cholesterol, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp,…
- Ngâm rửa hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút hàng ngày;
- Vận động nhiều, thường xuyên tập luyện thể dục, rèn luyện sức khỏe;
- Tránh ngồi nhiều. Nên đứng dậy, đi lại cho máu trong cơ thể tuần hoàn sau 1 giờ đồng hồ ngồi làm việc.
4. Điều trị ngoại khoa
Chỉ định cắt trĩ thường được lựa chọn cho những bệnh nhân có hiện tượng sa búi trĩ thường xuyên như trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hoặc trĩ vòng khi kèm theo các biến chứng của bệnh như:
+ Tắc mạch: Tắc các tĩnh mạch trĩ làm cho da căng phồng lên, có thể màu tím, ấn thấy cứng và rất đau. Khi tắc mạch cấp tính, người bệnh rất đau và thường phải ngồi bằng một mông, không dám ngồi bằng cả hai mông. Nếu tắc mạch đã lâu ngày bệnh nhân cảm giác được một điểm đau chói, luôn luôn thấy cồm cộm, làm ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và công việc của người bệnh.
+ Sa nghẹt: Là hiện tượng Trĩ sa nhiều gây nghẹt một phần hoặc toàn bộ chu vi hậu môn. Sa nghẹt gây đau đớn cho bệnh nhân và nếu không xử lý kịp thời sẽ gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử.
+ Nhiễm khuẩn: Tổn thương trĩ rất dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho người bệnh, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.
IV. Phòng ngừa bệnh trĩ và phòng ngừa tái phát bệnh như thế nào?
Bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ mãn tính, gây ra những đảo lộn trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Do đó, chúng ta cần phải ý thức trong việc phòng tránh bệnh và phòng tránh tái phát.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh trĩ là:
• Uống đầy đủ nước mỗi ngày;
• Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ;
• Kiểm soát cân nặng, tránh để béo phì;
• Tránh tiêu thụ các loại chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia, rượu,…
• Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, chiên xào, nướng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp,…
• Không nhịn đại tiện khi có nhu cầu;
• Không ngồi quá lâu khi đi đại tiện;
• Không nên ngồi nhiều, ngồi quá lâu trong thời gian dài. Sau 1 giờ đồng hồ làm việc, nên đứng dậy, đi lại để máu trong cơ thể được lưu thông;
• Thường xuyên tập luyện thể dục, chơi thể thao, tập yoga,… Rèn luyện sức khỏe và tăng cường vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp chắc khỏe, máu tuần hoàn tốt, các tĩnh mạch sẽ không bị chịu những áp lực,…
• Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh để stress;
• Phân bố thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày, không nên thức khuya.
Giải pháp cho người bệnh trĩ lâu năm: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Công dụng của Bi-Hem Max:
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>> Bệnh trĩ nội: Các biểu hiện và cách điều trị qua từng giai đoạn bệnh
>>> Làm thế nào để ngồi lâu không bị đau trĩ?
>>> Triệu chứng của trĩ nội độ 4 và mức độ nguy hiểm của bệnh
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>> Bệnh trĩ nội: Các biểu hiện và cách điều trị qua từng giai đoạn bệnh
>>> Làm thế nào để ngồi lâu không bị đau trĩ?
>>> Triệu chứng của trĩ nội độ 4 và mức độ nguy hiểm của bệnh