Biết sớm 10 dấu hiệu trào ngược dạ dày để phòng ngừa biến chứng

 Đăng bởi: My Hoàng 19/05/2022

Hàng triệu người trên thế giới mắc phải bệnh trào ngược dạ dày nhưng đa số đều không thể nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày cho đến khi thăm khám hay bệnh xuất hiện những triệu chứng trào ngược dạ dày đau đớn rõ rệt. Do vậy, nếu nhận biết đúng triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hay biểu hiện của trào ngược dạ dày, bạn sẽ tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác và dễ dàng điều trị thành công hơn. Vậy cụ thể, các triệu chứng mà người bệnh sẽ gặp phải bao gồm những gì? Dưới đây là 10 dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn nên biết sớm để phòng ngừa những biến chứng không đáng có. 

 


I. Biết sớm 10 dấu hiệu trào ngược dạ dày để phòng ngừa biến chứng

1. Triệu chứng trào ngược dạ dày: Ợ hơi

- Các triệu chứng ợ hơi thông thường chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi ăn no hoặc dùng nước có ga, bia, rượu… Tuy nhiên, đây đồng thời cũng có thể là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hay cách nhận biết trào ngược dạ dày bạn cần lưu ý. Thông thường khí hơi được sinh ra khi tiêu hóa sẽ ra khỏi cơ thể qua đường hậu môn. Khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn sẽ không thể giữ khí hơi trong dạ dày và đẩy lên vùng miệng khiến bạn bị ợ hơi. Vì thế, bạn cần nhận biết các nhóm thực phẩm nên ăn để hạn chế triệu chứng và cải thiện bệnh.

2. Trào ngược dạ dày gây ợ chua

- Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản này thường xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng, đặc biệt khi đánh răng, nhiều bệnh nhân nôn ra nước vàng. Ợ nóng và ợ chua thường xuất hiện cùng nhau, hơi từ dạ dày thoát lên miệng kèm lẫn theo một ít axit dạ dày gây cảm giác chua ở cuống họng.

3. Dấu hiệu của trào ngược dạ dày: ợ nóng

- Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến axit hoặc dịch mật trong dịch dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản tạo cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới. Cảm giác này thường lan hướng lên cổ.

- Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể tăng lên khi ăn no, uống nước, đầy bụng khó tiêu, cúi gập người về phía trước hay ngủ vào ban đêm.

4. Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày: đau tức ngực

- Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày là gì? Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường khiến người
bệnh có cảm giác đè ép, thắt ở vùng ngực, xuyên ra lưng và cánh tay, triệu chứng giống như bệnh tim mạch hay phế quản. Điều này do axit dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích thần kinh trên niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau.

- Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gây đau tức ngực sau khi ăn khoảng 30 phút. Kèm theo đó là cơn nóng rát ở ngực và vị chua trong miệng, cơn đau nhiều hơn khi nằm hoặc cúi xuống.

5. Triệu chứng đau dạ dày trào ngược: khó nuốt

- Dấu hiệu trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra lặp lại nhiều lần với tần suất cao sẽ gây tổn thương cho thực quản. Niêm mạc thực quản sẽ bị phù nề, sưng tấy do tiếp xúc axit, gây triệu chứng khó nuốt, cảm thấy thức ăn bị ứ nghẹn, vướng ở cổ họng.

- Sau khi niêm mạc được chữa lành có thể để lại sẹo, gây chít hẹp thực quản dẫn đến ăn ít, khiến cơ thể không dung nạp đủ calo và là yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề về y tế khác.


6. Triệu chứng trào ngược dạ dày: đau họng

- Bạn có cảm giác trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng? Triệu chứng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và đau họng khiến axit dạ dày trào lên thực quản tiếp xúc với dây thanh quản, gây viêm, sưng tấy và khàn giọng. Tình trạng này có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp. Triệu chứng này nếu không điều trị có thể gây khàn giọng, khó nói.

- Bạn nên chú ý các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như khàn giọng, ho, đau họng, nhất là sau khi ăn. Đặc biệt là khi những triệu chứng trên không đi kèm với triệu chứng của bệnh cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi.

7. Cách nhận biết trào ngược dạ dày thực quản qua biểu hiện ho

- Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày có thể là ho. Ho không phải là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày. Tuy nhiên có đến 25 – 40% người bệnh trào ngược dạ dày thường bị ho mãn tính. Cơn ho thường xuất hiện khi bắt đầu có triệu chứng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản khiến những giọt axit đọng vào thanh quản hoặc cổ họng, lâu ngày có thể gây hen.

8. Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày: Nôn và buồn nôn

- Triệu chứng trào ngược dạ dày: Nôn. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó chịu vùng dạ dày gồm các cảm giác buồn nôn sau ăn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu và đau bụng trên. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu này sẽ khiến bạn muốn nôn, chán ăn và không thấy đói.

 

 


- Nếu bạn không điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sớm hay không đúng cách sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Chất trào ngược thực quản không chỉ là khí hơi, dịch vị dạ dày mà cả thức ăn cũng có thể tràn lên bất cứ lúc nào. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản này khá phổ biến, thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi đánh răng buổi sáng.

- Trào ngược dạ dày thực quản thường hay gặp ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh là do hệ thống tiêu hóa và dạ dày còn yếu, gây nôn trớ.

9. Triệu chứng trào ngược dạ dày: đắng miệng

- Cách nhận biết trào ngược dạ dày: đắng miệng. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gây cảm giác đắng miệng do dịch mật tiết ra trào ngược lên. Dịch mật được sinh ra và dự trữ để tiêu hóa các chất béo. Một số bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật, dạ dày, van môn vị hoạt động không bình thường… khiến dịch mật từ trong túi mật tràn vào dạ dày và ngược lên cuống họng làm cho người bệnh cảm thấy đắng trong miệng.

10. Triệu chứng trào ngược dạ dày: Tiết nhiều nước bọt

- Biểu hiện của trào ngược dạ dày là gì? Khi axit dạ dày trào ngược lên, thông thường cơ thể sẽ có phản xạ tự nhiên là tiết ra nước bọt nhiều hơn bình thường nhằm mục đích trung hòa axit. Đây là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu do nước bọt tiết ra quá nhiều đi kèm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng theo thời gian. Bạn không nên chủ quan nếu xuất hiện các triệu chứng hay dấu hiệu của trào ngược dạ dày cảnh báo nguy hiểm sau đây:

• Khó nuốt hoặc nghẹn kéo dài: Điều này cho thấy sự tổn thương nghiêm trọng ở thực quản.

• Luôn thấy khó thở: Tình trạng này chỉ ra bạn đang gặp vấn đề về tim hoặc phổi.

• Phân có máu hoặc màu đen: Điều này có thể do xuất huyết ở thực quản hoặc dạ dày.

• Đau bụng dai dẳng: Tình trạng chảy máu, loét ở dạ dày hoặc ruột là nguyên nhân gây ra những cơn đau kéo dài.

• Giảm cân đột ngột và không thể kiểm soát: Trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh kém hấp thu thức ăn, gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể yếu đuối, chóng mặt.

II. Bị trào ngược dạ dày nguy hiểm thế nào?

Trào ngược dạ dày có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động điều trị hoặc phương pháp điều trị không đúng. Chính vì thế, tác hại của trào ngược dạ dày vô cùng nghiêm trọng.
Những biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày phổ biến nhất bao gồm:

- Làm bó hẹp thực quản: Người bị trào ngược dạ dày rất dễ gặp phải các triệu chứng này. ban đầu người bệnh có thể bị ho, co rút thực quản...

- Barrett thực quản: Căn bệnh này rất khó để phát hiện và các triệu chứng của nó cũng không rõ ràng, thông thường người bệnh sẽ phải thực hiện các xét nghiệm mới có thể phát hiện bệnh.

- Ung thư thực quản: Khi đã mắc barrett thực quản thì nguy cơ ung thư thực quản cũng cao hơn. Những dấu hiệu ban đầu của ung thư thực quản của người bệnh sẽ là: mắc nghẹn khi nuốt, thường xuyên bị ho khạc, sút cân.

- Sưng viêm thực quản: Tình trạng này thường gặp ở những người bị trào ngược trong thời gian dài. Một số các tác hại của trào ngược ảnh hưởng đến thực quản như: đau khi nuốt, thực quản bị nóng rát, đau xương ức.

- Gây hại đường hô hấp: Nếu lượng axit dư thừa và trào ngược lên đường hô hấp ở phía trên, sẽ gây ra một loạt các tác hại xấu đến hệ hô hấp như: viêm họng, ho, khó thở...

III. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày 

Bệnh hình thành chủ yếu do các nguyên nhân gây bệnh sau đây:

+ Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Theo các chuyên gia, hầu hết trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều là do thói quen ăn uống và sinh hoạt sai cách. Việc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và ít rau xanh,... chính là tác nhân khiến dạ dày bị kích thích dẫn đến chứng trào ngược. Không những thế, thói quen ăn quá no hoặc ăn quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến dạ dày gặp vấn đề, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược.

 

 


+ Lạm dụng thuốc Tây: Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm,... có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột. Vì vậy, nếu người bệnh lạm dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm dạ dày,...


+ Căng thẳng, stress: Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân gây trào ngược acid dạ dày. Theo các chuyên gia, căng thẳng hoặc stress kéo dài khiến acid dịch vị điều tiết quá mức kèm theo đó là sự thúc đẩy quá trình co bóp của dạ dày diễn ra mạnh khiến cơ tâm vị mở rộng dẫn đến chứng trào ngược. Chưa kể đến, căng thẳng thần kinh thường gây rối loạn chức năng tiêu hóa, gây khó khăn trong việc tiêu hóa. Khi đó, thức ăn tồn đọng trong dạ dày sản sinh hơi làm tăng áp lực khiến cơ tâm vị mở ra dẫn đến trào ngược dịch vị.

+ Biến chứng bệnh lý dạ dày: Nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày, viêm trợt hang vị dạ dày hoặc viêm xung huyết dạ dày,... có thể gây tổn thương dạ dày khiến cơ tâm vị bị rối loạn. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản với triệu chứng ợ nóng, ợ chua hoặc nóng rát vùng thượng vị.

IV. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày
 
+ Tăng cân, béo phì

+ Thai kỳ

+ Căng phần trên của dạ dày

+ Rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì

+ Khó tiêu

V. Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày bằng cách ?

Để phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày nói riêng và các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng,..., bệnh nhân cần thay đổi lối sống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

+ Từ bỏ hút thuốc lá: Theo các chuyên gia, thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng hoạt động bình thường của cơ thắt thực quản dưới (cơ tâm vị), làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược thực quản. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh hình thành và phát triển, bệnh nhân nên từ bỏ hút thuốc lá.

+ Duy trì cân nặng ở mức ổn định: Thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên cơ hoành bụng, thúc đẩy dạ dày gây trào ngược acid dạ dày.

+ Không nên nằm ngủ sau khi ăn no: Nằm ngủ sau khi ăn sẽ khiến dạ dày rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, gây khó tiêu, ợ hơi, ợ chua do trào ngược. Vì thế, để dự phòng bệnh, người bệnh chỉ nên nằm ngủ sau khi ăn ít nhất 3 giờ.

+ Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ và chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ: Cách làm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giảm những tác động tổn thương lên dạ dày, từ đó ngăn chặn chứng trào ngược khởi phát.

+ Tránh thức ăn và đồ uống có thể gây trào ngược: Bệnh nhân nên tránh sử dụng thực phẩm gây trào ngược dạ dày như thức ăn cay nóng, chứa nhiều acid và đồ uống có cồn như cà phê, bia, rượu, chanh, cà chua,...

+ Tránh mặc quần áo ôm, bó sát: Một số loại quần áo bó sát, đặc biệt là tại vùng eo có thể gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản,...

Trên đây là 10 dấu hiệu của trào ngược dạ dày bạn nên biết sớm để điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

 

Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng chữa đau dạ dày bằng thảo dược

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 


Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
 

 

 

 Công dụng của viên uống Prilosec OTC

 

- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng 

- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả

- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. 

 

>>> chi tiết sản phẩm xem tại :  Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Có thể bạn quan tâm

>>> 12 loại nước uống giúp giảm đau dạ dày cực hiệu quả

>>> Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị

 

>>> Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày

Viết bình luận của bạn:
0978307072