Các biến chứng nguy hiểm sau cơn đột quỵ là gì? Tuyệt đối không nên chủ quan.

 Đăng bởi: My Hoàng 24/06/2022

Bệnh nhân đột quỵ (tai biến mạch máu não) thường gặp rất nhiều biến chứng. Nguyên nhân là do những người bị đột quỵ thường mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… Điều này làm tăng nguy cơ bị các biến chứng trong quá trình hồi phục sau đột quỵ. Biến chứng sau cơn đột quỵ gây nên cho người bệnh là gì cũng là vấn đề đang nhức nhối hiện nay. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về các biến chứng nguy hiểm sau cơn đột quỵ, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. 

 

I. Các biến chứng nguy hiểm sau cơn đột quỵ là gì? Tuyệt đối không nên chủ quan.

1. Sốt

 
Nguyên nhân

• Nhiễm trùng: Viêm phổi thường gặp nhất, viêm phế quản, nhiễm trùng hô hấp trên, nhiễm trùng tiểu, nhiễm siêu vi.

• Do thần kinh: Nhồi máu/xuất huyết diện rộng, thường xuất hiện sốt.

2. Nuốt khó

• Nuốt khó xảy ra từ 42 – 67% trong giai đoạn cấp

• 50% bệnh nhân nuốt khó bị hít sặc

• 33% nuốt khó bị viêm phổi cần điều trị

• 35% chết sau đột quỵ là do viêm phổi

• Viêm phổi là biến chứng hàng đầu và làm tăng tỷ lệ tử vong 3 lần.

Nguyên nhân: Đột quỵ 2 bán cầu, đột quỵ tại thân não, giảm kiểm soát và cử động của lưỡi, kéo dài hay mất chức năng nuốt, giảm cử động vòm hầu, giảm tri giác, rối loạn phản xạ hầu họng, rối loạn phản xạ ho

3. Viêm phổi

Thường xảy ra ở những bệnh nặng, bất động và không thể ho. Viêm phổi là nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong sau đột quỵ.

Những lưu ý phòng viêm phổi

• Hít sặc có thể xảy ra do trào ngược hay ăn qua ống có kèm thức ăn/nước uống. Không thể tránh được hít sặc, nhưng có thể giảm nguy cơ viêm phổi.

• Các vi khuẩn ở vùng hầu họng là nhân tố chính góp phần tăng viêm phổi. Vệ sinh răng miệng có thể giảm thiểu vi khuẩn thường trú vùng răng miệng.

4. Nhiễm trùng tiểu

- Nhiễm trùng tiểu là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nằm bất động lâu. Để dễ chăm sóc và tránh biến chứng loét da, đặt sonde tiểu lưu đối với bệnh nhân không kiểm soát được tiểu.

5. Suy dinh dưỡng

- Nguyên nhân: Rối loạn nuốt, có thể do tình trạng chuyển hóa sau tổn thương thần kinh, trì hoãn cung cấp đủ dinh dưỡng và nước khi chăm sóc đột quỵ cấp, không có khả năng tự ăn, dinh dưỡng kém trước khi bị đột quỵ.

- Nếu ăn uống không đảm bảo, đặt sonde nuôi ăn càng sớm càng tốt. Bệnh nhân suy dinh dưỡng cần nuôi ăn qua sonde dạ dày lâu dài, có thể cân nhắc mở dạ dày ra da nuôi ăn.

6. Rối loạn chức năng ruột

- Nguyên nhân: Không thể di chuyển vào nhà vệ sinh, không có khả năng nhận thức bị đầy, táo bón (người bệnh không hoạt động, không cung cấp đủ nước và thức ăn, rối loạn thần kinh ruột), tiêu chảy hay không tự chủ (nhiễm trùng, thuốc, cung cấp dinh dưỡng, u hay có tổn thương thành ruột). Cho bệnh nhân ăn thức ăn nhuận trường làm mềm phân và tập phản xạ đi cầu.

7. Loét da

- Xảy ra khoảng 20% bệnh nhân, gia tăng trong 4 tuần đầu sau đột quỵ. Nguyên nhân: Bất động, loét do áp lực, dinh dưỡng kém, hôn mê, béo phì, tiêu tiểu không kiểm soát, co cứng nặng

II. Làm gì để tránh đột quỵ tái phát?

Đột quỵ chắc chắn sẽ quay lại. Tỷ lệ đột quỵ tái phát 25% trong 5 năm đầu tiên. Có thể tái phát rất sớm sau vài tuần hoặc vài tháng. Để phòng tránh đột quỵ tái phát, bệnh nhân cần:
 

1. Kiểm soát huyết áp
 
- Huyết áp bình thường ở mức 120/80 mmHg và được gọi là cao khi lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Bệnh nhân bị cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 – 6 lần so với người có huyết áp bình thường.
Kiểm soát huyết áp bao gồm chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm stress và uống các thuốc thích hợp. Cần lưu ý rằng các thuốc huyết áp chỉ có tác dụng khi được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Cao huyết áp được kiểm soát tốt sẽ làm giảm 40% nguy cơ đột quỵ và tử vong gây ra do đột quỵ.

2. Kiểm soát bệnh tim

- Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của tâm nhĩ trái. Ở bệnh nhân rung nhĩ, tâm nhĩ trái co bóp nhanh gấp 4 lần so với các buồng tim còn lại. Việc sử dụng các thuốc kiểm soát nhịp nhĩ và thuốc kháng đông lâu dài có thể giúp giảm bớt nguy cơ gây ra đột quỵ của rung nhĩ.

3. Kiểm soát đường huyết

- Khi bệnh nhân có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc phải đột quỵ sẽ tăng gấp 3 lần. Chế độ ăn phù hợp để tiết chế lượng đường trong máu và sử dụng các thuốc điều chỉnh đường huyết có thể giúp người bệnh hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.

4. Một số cách khác

- Kiểm soát cholesterol máu, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu. Sử dụng rượu nồng độ cao là yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Khi uống rượu với lượng nhỏ, có lợi cho hệ thống tiêu hóa nhưng uống nhiều có thể gây tăng huyết áp.

Thay đổi lối sống

• Giảm căng thẳng: Chịu áp lực thường xuyên làm gia tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ. Do đó, cần giải tỏa bớt áp lực công việc, có cuộc sống lành mạnh bên người thân.

• Thay đổi chế độ ăn: Tránh ăn chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau quả và chất xơ.

• Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp.

• Tập thể dục đều đặn hàng ngày.
 
III. Những người nằm trong nhóm dễ bị đột quỵ hiện nay
 
1. Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ
 
- Nếu gia đình bạn có người thân từng bị đột quỵ, thì bạn có thể tăng nguy cơ đột quy do nếp sống, thói quen, hoặc do có yếu tố di truyền. Hãy báo với bác sĩ về những tiền sử của gia đình bạn, để có những lời khuyên tốt nhất cho bạn.
 
2. Người bị đái tháo đường
 
- Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm và dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận…So với người bình thường thì người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
 
 

3. Người bị cao huyết áp
 
- Huyết áp cao có thể gây ra bệnh về mạch máu tiến triển chậm trong cơ thể, bao gồm cả bệnh tim và não. Bệnh về mạch máu có thể làm hình thành huyết khối hoặc nguy cơ huyết khối trong khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, mang hình dạng bất thường. Có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi một sự thay đổi huyết áp lớn.
 
4. Người có cholesterol cao
 
- Cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây ra xơ cứng các mạch máu, làm tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não.
 
5. Người có bệnh lý về tim mạch
 
- Những người bị một số bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ đột quỵ rất cao
 
6. Người đang hút thuốc lá.
 
- Người thường xuyên hút thuốc lá sẽ bị gây viêm trong mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.
 
- Theo nghiên cứu những người hút thuốc là ít hơn 11 điếu/ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với những người không hút. Người hút 2 gói thuốc/ngày có khả năng bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Do vậy bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

Giới thiệu đến bạn:  Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
 

 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 


 
 

 

Viết bình luận của bạn:
0978307072