Cách chữa ngược dạ dày bằng tỏi có thực sự hiệu quả?

 Đăng bởi: Quản Trị Web 16/09/2024

Lâu nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi. Ưu điểm của phương pháp chữa trị này là cách thức thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm. Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh hiệu quả của việc sử dụng tỏi trong chữa trị trào ngược dạ dày.

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

1.1. Bất thường tại thực quản
Hoạt động bất thường tại cơ hoành và cơ thắt của thực quản dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược khó chịu.

- Rối loạn tại cơ hoành: Cơ hoành giúp tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản hoạt động nhịp nhàng. Nhưng khi cơ hoành bị rối loạn chức năng, dẫn đến hoạt động của cơ thắt dưới thực quản cũng rối loạn theo, dẫn đến dịch acid bị trào ngược lên thực quản.

- Rối loạn tại cơ thắt: Những vấn đề bất thường tại cơ thắt như lực trương giảm chính là nguyên nhân khiến chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng. Mặt khác, sự điều tiết dịch vị sẽ khiến axit trong dạ dày bị hòa lẫn dịch và nước bọt gây tình trạng trào ngược.

1.2. Hoạt động của dạ dày có bất thường
Dưới đây là những vấn đề trong hoạt động của dạ dày có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược khó chịu:

- Thức ăn khó tiêu hóa, tồn đọng trong dạ dày.

- Một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,... khiến axit bị trào ngược lên thực quản.

- Áp lực mạnh từ việc hắt hơi, ho mạnh, gập bụng đột ngột,... làm ổ bụng bị tác động, kích thích axit trào tại dạ dày trào ngược lên.

1.3. Những nguyên nhân khác
Tình trạng thừa cân và chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học đều là tác nhân ảnh hưởng đến dạ dày. 

- Tình trạng thừa cân: Người bị thừa cân hay gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày bởi áp lực cân nặng có xu hướng tác động vào vùng bụng. Từ đó, khiến axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.

- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Việc lạm dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, ăn không đúng bữa, ăn chua lúc bụng đói,... đều tác động không tốt đến dạ dày, tạo điều kiện để axit trào ngược lên vùng thực quản.

2. Một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi theo kinh nghiệm dân gian

2.1. Ăn tỏi sống
Ăn tỏi sống là cách chữa trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng. Theo đó, người bị chứng trào ngược dạ dày thường ăn trực tiếp tỏi sống hoặc pha tỏi cùng nước ấm, uống hàng ngày.

- Ăn trực tiếp tỏi sống: Cách này chỉ phù hợp áp dụng khi bạn đã quen mùi vị hăng của tỏi sống. Mỗi ngày, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn từ 1 đến 2 tép tỏi sau bữa ăn hoặc khi cảm thấy dịch axit trong dạ dày bắt đầu trào lên.

- Pha tỏi cùng nước ấm: Nếu không quen ăn tép tỏi sống, bạn nên giã nát tỏi rồi hòa cùng chút nước ấm, uống ngay sau đó.

2.2. Uống rượu tỏi


Uống rượu tỏi cũng là cách chữa trào ngược dạ dày khá phổ biến mà nhiều người lựa chọn áp dụng. Tỏi và rượu được ngâm với nhau theo tỉ lệ 1:2 (cứ 50g tỏi lại ngâm với 100 ml rượu trắng).

Trong quá trình ngâm tỏi, bạn cần bóc sạch vỏ, giã nát rồi mới đổ rượu trắng vào. Sau khoảng 10 ngày là hỗn hợp rượu tỏi có thể sử dụng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống khoảng 2 lần rượu tỏi (10ml/lần).

2.3. Dùng tỏi ngâm mật ong
Bên cạnh rượu trắng, tỏi còn phù hợp ngâm cùng mật ong, hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày. Trước tiên, bạn cần bóc sạch vỏ tỏi, để nguyên tép hoặc thái lát mỏng, ngâm cùng mật ong trong 3 tuần là sử dụng được.

Mỗi ngày, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn từ 1 đến 2 tép tỏi ngâm mật ong, duy trì đều đặn trong 2 tháng.

3. Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi có thực sự hiệu quả?

Thực tế thì cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của tỏi trong điều trị chứng trào ngược dạ dày. Những mẹo chữa trị trào ngược dạ dày bằng tỏi vừa giới thiệu trên đây vẫn theo kinh nghiệm dân gian, chưa qua kiểm chứng cụ thể. Thậm chí nếu lạm dụng quá nhiều, chúng còn gây hại cho cơ thể.

Bởi trong tỏi có chứa một lượng lớn fructose. Thành phần này dễ gây đầy hơi cho người gặp khó khăn trong dung nạp fructose. Đường fructose gần như không thể biến đổi tại ruột non nên nó sẽ đi thẳng xuống đại tràng. Tại đây, nó bắt đầu lên men gây hiện tượng đầy hơi, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, tỏi còn có khả năng làm loãng máu, khiến máu khó cầm. Vì thế, người sắp phẫu thuật không nên quá lạm dụng tỏi. Lượng lưu huỳnh trong tỏi tươi là nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu muốn giảm bớt lưu huỳnh trong loại thực phẩm này, bạn cần nấu chín.

Nói chung, chữa trị trào ngược dạ dày bằng tỏi chỉ phù hợp áp dụng khi tình trạng bệnh lý còn nhẹ. Còn nếu nếu như bệnh đã trở nặng, phương pháp này hầu như không còn hiệu quả.

Giải pháp cho bạn:  Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 

Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

 

 Công dụng của viên uống Prilosec OTC
 
- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng 

- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả

- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Nguồn: Bncmedipharm.vn, bachhoaxanh.vn, suckhoe24h.net...
0978307072