Cẩm nang những điều cần biết về bệnh sỏi thận

 Đăng bởi: Thành Nam 09/09/2021

Bệnh sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Ngoài việc viên sỏi gây đau đớn vùng sườn bụng, giữa xương sườn và hông...Sỏi thận còn gây đau đớn cho người bệnh như tiểu rát, tiểu ra máu. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh sỏi thận.

1. Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. 
Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi... Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.

2. Sỏi thận có bao nhiêu loại sỏi?
Sỏi thận chính là kết sỏi ở phần đài thận, bể thận hay ở nơi nối liền giữa bể thận và niệu đạo. Trong nước tiểu có những chất cặn, do rất nhiều nguyên nhân gây lắng đọng trong thận và tiếp tục tích tụ nhiều hơn hình thành sỏi. Vậy có bao nhiêu loại sỏi thận và phân loại sỏi thận như thế nào?
- Sỏi calxi oxalat thường ở nam giới, sau khi làm lắng nước tiểu có thể thấy kết tinh axit uric.
- Sỏi calxi oxalat sau khi làm lắng nước tiểu nhìn thấy kết tinh calxi oxalat.
- Sỏi calxi phốt phát.
- Sỏi cystine, nhìn thấy trong nước tiểu lắng đọng có kết tinh cystine.
- Sỏi amoni-magie photphat.

3. Triệu chứng biểu hiện của bệnh sỏi thận.
- Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận. Đối với những trường hợp nghiêm trọng có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện dần và cần có sự can thiệp của y học ngay lập tức.
- Đái máu: Là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu ra máu.
- Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.
- Sốt: Người bị sỏi thận hay sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

4. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
– Sỏi thận do lắng đọng: Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.
– Vì bị dị dạng đường tiểu: những dị dạng bất thường này khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
– Vì bị u xơ tiền liệt tuyến: u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
– Bị chấn thương nặng: người bệnh phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
– Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
– Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
– Nguyên nhân hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang: Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.

5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận.
Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận. Ngày theo ngày, những viên sỏi càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm thì dễ gây ra suy thận. Những biến chứng sỏi thận thường là: viêm, nhiễm trùng đường tiểu, tắc đường tiểu, suy thận cấp, suy thận mãn tính và vỡ thận.
- Nhiễm trùng.
Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó, sẽ gây nhiễm trùng. Ở các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể là tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một hoặc hai. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu phối hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.
Nếu bệnh nhân bị sỏi thận không được phát hiện sớm, để đến giai đoạn bị nhiễm trùng thì việc điều trị bệnh sỏi thận sẽ gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ thường chỉ dám đặt một ống vào thận để dẫn lưu mủ ra ngoài, rồi chờ cho tình trạng nhiễm trùng giảm đi, bệnh nhân khá hơn mới dám điều trị triệt để.
- Tắc đường tiểu.
Những hòn sỏi hình thành trong lòng đường tiểu như: đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc. Khi đó, hệ niệu đạo sẽ phản ứng co bóp mạnh để cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn. Điều đó sẽ dẫn đến các cơn đau tại thận như đau vùng sườn bụng, giữa xương sườn và hông, đau ở hông, cảm giác đau lan tỏa tới tận háng, có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn.
Ngoài ra, còn gây ra hiện tượng thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Nếu hòn sỏi được lấy ra kịp thời, hiện tượng này có thể mất đi. Còn không, sau một thời gian ứ nước kéo dài, đôi khi thận không còn khả năng hồi phục nữa nên sau đó, dù đã khỏi bệnh rồi mà khi siêu âm, thận vẫn còn ứ nước độ một hoặc độ hai. Cuối cùng là hiện tượng bí tiểu.
- Suy thận cấp và mãn tính.
Suy thận là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể, gây tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Sỏi thận rất dễ tái phát (10 – 50%).
Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong. Quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày có thể hủy hoại dần dần chủ mô thận.
Vắng khoảng 50% số đơn vị thận, người ta vẫn có thể sống một cách bình thường nhưng nếu vắng đến 75%, tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc đó, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp tốn kém để duy trì sinh mạng như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Hiện nay, ghép thận thì nước ta chưa có điều kiện để phát triển nhân rộng, còn thận nhân tạo thì chỉ có một vài trung tâm có, chi phí chạy thận rất đắt đỏ với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
- Vỡ thận
Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân bị sỏi thận vẫn là việc thăm khám, phát hiện sớm bệnh để điều trị.

6. Cách Phòng và điều trị bệnh sỏi thận 
- Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
- Uống nhiều nước (2 - 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
- Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
- Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể
- Bổ sung thực phẩm chức năng nhằm tăng cường chức năng của Thận
​Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Vậy đối với việc làm tan sỏi thận giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu, chúng ta nên sử dụng loại TPCN nào?

Mách bạn : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...

 

duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi

 


Tác dụng của Super Power UriClean
Sản phẩm Super Power UriClean được sản xuất bởi hãng Fine Living Pharmanaturals Hoa Kỳ phẩm được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược có thành phần là Vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry) và các thành phần khác là xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin. Super Power UriClean là lựa chọn cho bạn giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu tốt hơn. Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...
- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.
- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Chống viêm bàng quang.
- Tan sỏi thận.
- Chống lắng cặn trong đài bể thận.
- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn biết thêm những điều cần biết về bệnh sỏi thận. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm

Kích thước sỏi thận ảnh hưởng như thế nào? Sỏi thận 4 ly có nguy hiểm không?

Sỏi thận có dẫn đến suy thận không - Lời giải đáp từ chuyên gia
Sỏi thận có bị vô sinh không? {Bác sĩ tư vấn}

Viết bình luận của bạn:
0978307072