Cẩm Nang Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phổi

 Đăng bởi: Thành Nam 13/09/2021

Trên thế giới, hiện nay ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp về cả tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong. Ở nước ta, ung thư phổi xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 người phát hiện mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu ​Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phổi

I. Ung Thư Phổi Là Gì?
Ung thư phổi hay ung thư phế quản là một khối u ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang.
Ung thư phổi là sự sinh sản và tăng trưởng một cách không kiểm soát của các tế bào bất thường trong phổi, thường là các tế bào lót ống dẫn khí. Khi các tế bào ung thư gia tăng, chúng gây cản trở đến chức năng của phổi. Các tế bào ung thư này có thể sẽ từ phổi lan dần đến các tuyến hạch quanh khí quản, sang lá phổi đối diện, đến xương, não, gan và đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư phổi rất khó phát hiện vì không có dấu hiệu nhận biết bên ngoài. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, tính di căn của bệnh diễn ra rất nhanh. Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi giới tính, với mọi lứa tuổi, nghĩa là ai cũng có nguy cơ mắc bệnh và cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở cả hai giới.
Chính vì vậy, sàng lọc ung thư phổi để phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả chữa bệnh càng cao.

II. Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Ung Thư Phổi
Trong giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư phổi thường không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm phế quản phổi, lao phổi. Nhiều bệnh nhân đến viện khi bệnh ở giai đoạn muộn hoặc sau khi điều trị nhiều đợt không đỡ.
Các triệu chứng xuất hiện tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, mức độ xâm lấn đến các cơ quan lân cận cũng như di căn xa. Các dấu hiệu của ung thư phổi khá đa dạng, người bệnh cần lưu ý khi gặp các triệu chứng sau:
   - Ho: là triệu chứng thường gặp. Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện ho, có thể là ho khan, ho có đờm, ho ra máu. Nhưng ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu, và ung thư không phải là nguyên nhân mà người bệnh nghĩ đến đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn ho kéo dài, không rõ nguyên nhân và không đáp ứng với điều trị thì bạn nên đến chuyên khoa ung bướu để thăm khám.
   - Khó thở: cũng là một triệu chứng hay gặp trong ung thư phổi. Cảm giác khó thở thường xuất hiện khi giai đoạn bệnh không còn sớm và hay gặp với khối u ở trung tâm gây hẹp lòng khí quản lớn hoặc do khối hạch trung thất chèn ép vào đường thở. Đôi khi, người bệnh còn có thể xuất hiện tiếng thở khò khè nặng nhọc.
   - Đau ngực: hay gặp khi khối u đã xâm lấn đến thành ngực. Điểm đau thường tương ứng với vị trí khối u, người bệnh có thể bị đau tức ở vùng ngực, lưng hoặc vai. Các cơn đau có tính chất dai dẳng, âm ỉ, tăng lên khi ho hoặc hít thở sâu.
   - Khàn tiếng: thường do khối u phổi trái hoặc hạch trung thất chèn ép vào dây thần kinh. Khi nội soi sẽ thấy tình trạng liệt dây thanh âm trái.
   - Các triệu chứng: đau vùng vai, cánh tay, ngón tay kèm tê bì dị cảm xuất hiện khi khối u đỉnh phổi chèn ép đám rối thần kinh cánh tay. Các khối u vùng này còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như sụp mi măt, nóng bừng và đỏ nửa mặt cùng bên.
   - Hạch cổ: khi người bệnh tự sờ thấy khối hạch vùng cổ, đặc biệt là các hạch rắn chắc, to nhanh không đi kèm với các dấu hiệu viêm nhiễm vùng họng, miệng thì nên đến viện để nhận được thăm khám và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa ung thư.
   - Sụt cân: Trong các trường hợp sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến sự cắt giảm calo khẩu phần ăn, thì rất có thể do nguyên nhân bệnh ung thư gây ra.

III. Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Ung Thư Phổi
1. Khói thuốc lá
Khi khói thuốc lá vào cơ thể, nó sẽ bắt đầu làm tổn thương mô phổi. Phổi có thể sửa chữa những tổn thương này, nhưng việc hít khói thuốc mỗi ngày sẽ dần dần khiến nó mất đi khả năng tự chữa lành tổn thương.
Một khi các tế bào phổi bị tổn thương, chúng sẽ bắt đầu hoạt động một cách bất thường, làm tăng khả năng phát triển khối u ác tính ở đường hô hấp. Đây là lý do ung thư ở phổi tế bào nhỏ hầu như luôn liên quan đến việc hút thuốc nhiều. Chỉ khi ngừng hút thuốc, bạn mới giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh theo thời gian.
2. Tiếp xúc với Radon
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, nguyên nhân thứ hai dẫn đến khối u ở vùng phổi là người bệnh tiếp xúc với radon – một loại khí phóng xạ tồn tại trong tự nhiên (4). Radon xâm nhập vào các tòa nhà thông qua những vết nứt nhỏ trên nền móng. Những người vừa hút thuốc lá vừa tiếp xúc với khí radon có nguy cơ bị ung thư rất cao.
3. Hấp thụ các khí độc hại
Việc hít thở các chất độc hại khác trong thời gian dài sẽ dẫn đến xơ phổi. Nguy cơ mắc khối u ác tính của bạn sẽ tăng gấp 7 lần nếu hiện tượng phổi bị xơ hóa tiến triển. Một số chất được coi là tác nhân gây bệnh bao gồm silic, amiăng, thạch tín, cadimi, crom, niken, uranium…
4. Biến đổi trong gen di truyền
Nguyên nhân thứ tư, các đột biến gen di truyền cũng làm tăng nguy cơ u ác tính. Nguy cơ này tăng lên nếu người mắc bệnh là người nghiện thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất gây u ác tính khác.
5. Trải qua quá trình xạ trị
Nếu đã trải qua quá trình xạ trị vùng ngực vì một loại ung thư khác, khả năng phát triển thành u ác tính ở hệ hô hấp là có thể xảy ra.

IV. Các Phương Pháp Chẩn Đoán Ung Thư Phổi
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ trên, đặc biệt trên những bệnh nhân hút thuốc lá lâu năm hoặc sống chung với người hút thuốc lá, bạn cần đến cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm chẩn đoán và phân biệt với các bệnh lý khác. Chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện, điều trị ung thư phổi kịp thời.
   - Chụp X-quang ngực: 
Là phương pháp chụp các cơ quan, xương bên trong lồng ngực. X-quang là một loại tia năng lượng có khả năng đi qua cơ thể và hiển thị hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể trên phim chụp. Phương pháp này có thể phát hiện bất thường hoặc khối u trên phổi nhưng có thể bỏ qua những khối u có kích thước quá nhỏ. Vì vậy, bên cạnh chụp X-quang ung thư phổi, người bệnh thường được chỉ định kết hợp với chụp CT lồng ngực.
   - Cắt lớp vi tính lồng ngực (CT scanner): 
Giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý ở xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, mạch máu, tim, trung thất,... So với chụp X-quang, chụp CT có thể phát hiện được cả các khối u kích thước nhỏ, xác định tốt đặc điểm khối u, tình trạng hạch trung thất qua đó giúp đánh giá giai đoạn bệnh.
   - Nội soi phế quản: 
Được chỉ định cho hầu hết những trường hợp u có khối u phổi. Bằng cách sử dụng một ống soi mềm có đèn chiếu sáng đưa vào khí quản qua mũi, bác sĩ có thể quan sát được hình dạng và kích thước khối u, khoảng cách của khối u đến vị trí ngã ba khí quản, đặc biệt có thể sinh thiết khối u khi cần thiết.
   - Mô bệnh học: 
Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư phổi. Các bác sĩ có thể sinh thiết lấy một mẩu khối u qua nội soi phế quản với u trung tâm hoặc sinh thiết xuyên thành ngực với u ngoại vi để làm xét nghiệm.
   - Các chất chỉ điểm u như SCC, CEA, Cyfra 21-1, NSE tăng đóng vai trò định hướng đến ung thư phổi.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư phổi có thể được phẫu thuật để kéo dài sự sống, tỷ lệ sống trên 5 năm xấp xỉ 40 đến 50%. Tuy nhiên, bệnh nhân bị ung thư phổi nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì tiên lượng không mấy khả quan.

V. Cách Phòng Bệnh Ung Thư Phổi
1. Tránh xa thuốc lá: 
Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng thử. Nếu đã hút thuốc trong nhiều năm, hãy ngừng ngay. Bên cạnh đó, cần hạn chế tiếp xúc với khói thuốc bằng cách vận động người thân không hút thuốc, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và tránh đến các khu vực có nhiều người hút thuốc, chẳng hạn như quán bar, nhà hàng, quán cà-phê… 
2. Kiểm tra mức độ radon trong nhà: 
Radon là một loại khí có tính phóng xạ tự nhiên. Nó sinh ra từ sự phân rã phóng xạ của Uran, đó là chất có ở hầu khắp mọi nơi trong lớp vỏ trái đất. Khi một nguyên tử phóng xạ phân rã, hạt nhân của nó (thuộc loại không bền) thay đổi, chuyển thành hạt nhân của nguyên tố khác, và được gọi là hạt nhân con. Tại cùng thời điểm đó, một lượng phóng xạ được phát ra dưới dạng hạt alpha hoặc beta, hoặc một hay nhiều tia gamma.
Khi hít phải radon và các hạt nhân con của nó, một số phân rã phóng xạ sẽ xảy ra trong phổi chúng ta, gây tổn hại đến mô phổi và dẫn tới ung thư phổi. Càng có nhiều radon trong không khí, hoặc khoảng thời gian chúng ta hít thở không khí có chứa radon càng dài, thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng lớn
Đảm bảo nó luôn ở ngưỡng an toàn.
3. Tránh các chất gây khối u tại nơi làm việc: 
Nếu phải làm việc trong môi trường có chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư ác tính ở phổi, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình khỏi tiếp xúc với chúng. Những biện pháp này bao gồm đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ… 
4. Có chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả: 
Việc tuân thủ thực đơn đa dạng các loại rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có bệnh u phổi cấp tính. 
5. Tập thể dục đều đặn: 
Nguy cơ mắc bệnh cùng nhiều loại u độc khác sẽ giảm khi vận động thường xuyên. Hãy cố gắng tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, với bất kỳ hình thức nào: đi bộ, đạp xe, yoga, nhảy dây, bơi lội…
6. Bổ sung thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện.
Vậy đối với việc bảo vệ phổi, chúng ta nên sử dụng loại TPCN nào?

Mách bạn : BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện

BLCare Max là gì?
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

 

 

BLCare Max có tác dụng gì ?
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể
- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn
- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..

 

>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại : BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ung Thư Phổi​. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !


Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Có Thể Bạn Quan Tâm :
Phân biệt viêm phế quản mãn tính và cấp tính

Cảnh báo 12 thói quen xấu ảnh hưởng tới phổi mà bạn cần bỏ ngay.
Phổi người có cấu tạo thế nào ? Chức năng chính của Phổi ?

Viết bình luận của bạn:
0978307072