-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cảnh báo: 18 thói quen không tốt cho tim mạch bạn nên bỏ ngay.
Đăng bởi: My Hoàng
06/05/2022
Trái tim của chúng ta phải làm rất nhiều việc và dường như chẳng có lúc nào ngơi nghỉ. Tim bơm máu khắp cơ thể trong suốt 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm. Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Đáng lo là, bệnh có xu hướng gia tăng ở độ tuổi 30 – 45. Điều đó cho thấy đây không còn là bệnh của người cao tuổi. Chính lối sống cũng như những thói quen có hại cho sức khỏe tim mạch là nguyên nhân khiến số ca mắc bệnh tim mạch tăng đều mỗi năm. Vậy những thói quen nào không tốt cho tim mạch? Cảnh báo 18 thói quen xấu không tốt cho tim mạch bạn nên bỏ ngay.
I. Cảnh báo: 18 thói quen không tốt cho tim mạch bạn cần đặc biệt lưu ý.
1. Ngồi quá lâu
- Hãy nghĩ xem mỗi ngày bạn ngồi mấy giờ?! Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể làm tăng 14% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời tăng nguy cơ tử vong sớm lên 40%. Do đó, nếu đặc thù công việc khiến bạn buộc phải ngồi nhiều, hãy cố gắng đứng lên đi lại sau mỗi 1 – 2 giờ. Một vài động tác vận động giữa giờ làm việc cũng có tác dụng giúp lưu thông máu rất tốt.
2. Xem tivi quá nhiều
- Rất nhiều người có sở thích xem tivi nhiều giờ liền, thậm chí thâu đêm suốt sáng. Họ không biết rằng xem tivi hơn 4 giờ mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm lên 50% so với những người xem ít hơn 2 giờ/ngày. Cho nên, bạn có thể thưởng thức chương trình truyền hình mình yêu thích, sau đó tắt tivi và chuyển sang các hoạt động khác như nghe nhạc, dọn dẹp nhà cửa, tập yoga…
3. Ít vận động
- Nếu ở cơ quan, công việc của bạn là gắn với máy vi tính, về nhà bạn lại ôm tivi, đi lại thì bằng xe máy (hay ô tô) và không tập luyện một môn thể dục thể thao nào thì thực sự là bạn đang có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực.
- Các bác sĩ tim mạch đã khẳng định, lối sống tĩnh tại là một trong các nguyên nhân hàng đầu của béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch (nhồi máu cơ tim cấp, tai biến mạch máu não), ngược lại, “Hoạt động thể lực giúp đem lại lợi ích cả về sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp dự phòng đái tháo đường, ung thư và loãng xương, làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch”. Chỉ cần tập thể dục 15 phút mỗi ngày đã giúp giảm 14% tỷ lệ tử vong và nếu tập thêm 15 phút nữa mỗi ngày sẽ giúp tỷ lệ tử vong giảm thêm 4%.
- Để giữ gìn sức khỏe và bảo vệ trái tim của bạn, các bác sỹ tim mạch khuyên bạn nên tập thể dục mức độ từ vừa (như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội …) ít nhất 5 ngày /tuần, mỗi ngày ít nhất 30 phút.
4. Ăn nhiều thịt đỏ
- Nếu thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt cừu…) xuất hiện trong khẩu phần ăn của bạn đều đặn mỗi ngày, đã đến lúc bạn cần cắt giảm lượng thịt. Các cuộc nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan mật thiết giữa việc ăn nhiều thịt đỏ và bệnh tim mạch, đó là do trong thịt đỏ có chứa nhiều các chất béo bão hòa. Khi bạn ăn nhiều thịt đỏ (nhiều chất béo bão hòa), lượng LDL-C ( loại mỡ xấu ) trong cơ thể sẽ tăng cao làm hình thành các mảng xơ vữa (mảng bám) ở thành động mạch và gây hẹp tắc lòng mạch. Vì vậy, các chuyên gia Tim mạch khuyên chúng ta nên ăn cá, thịt gia cầm (phần thịt lườn gà, vịt, chú ý bỏ lớp da) thay thế cho các loại thịt đỏ. Ngoài ra bạn nên thay thế một phần mỡ động vật bằng các loại dầu (ô liu, hướng dương, dầu mè, dầu gạo..), các loại hạt, các loại đậu, quả bơ…, đây là các thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe tim mạch.
5. Lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn
- Không thể phủ nhận sức quyến rũ đến từ xúc xích nướng, gà rán, giăm bông… nhưng thật không may, chúng vô cùng tồi tệ đối với trái tim của bạn. Đây là các thực phẩm có chứa nhiều muối ăn và đặc biệt là chất béo dạng trans (loại mỡ xấu nhất đối với tim mạch). Các bác sĩ tim mạch khuyên chúng ta ăn càng ít chất béo dạng trans thì càng tốt và tốt nhất là không ăn chất béo dạng trans.
- Hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn trong thực đơn hàng ngày là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
6. Tiêu thụ quá nhiều đường
- Nếu bạn là tín đồ của các món ăn chứa nhiều đường như bánh ngọt, chè, kem… hãy kìm nén mỗi khi cơ thể nổi hứng “thèm đường”. Bởi lẽ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người tiêu thụ 17 – 21% tổng lượng calo từ đường mỗi ngày có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 38% so với người ăn ít đường. Vậy giải pháp cho bạn là gì? Chỉ còn cách cắt giảm đồ ngọt, đặc biệt các loại thực phẩm có chứa đường tinh luyện như nước ngọt, bánh ngọt, kẹo, trà sữa, các loại chè ngọt….Bánh mì trắng, gạo trắng cũng là các thực phẩm có chỉ số đường cao, vì vậy các bạn nên hạn chế và nên thay thế bằng bánh mì đen, gạo còn nguyên vỏ (gạo lứt).
7. Ăn quá no
- Sau khi ăn một bữa khiến dạ dày quá tải, dường như trong bạn chỉ có cảm giác “tội lỗi” vì lo cân nặng tăng nhanh. Tuy nhiên, việc ăn quá no còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn thế. Các chuyên gia khẳng định, một bữa ăn quá no là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim hoặc suy tim – đặc biệt nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Chuyên gia lý giải điều này như sau: Khi bạn nạp nhiều thức ăn cùng một lúc, dạ dày và hệ tiêu hóa sẽ phải tăng làm việc, do vậy cơ thể phải tăng vận chuyển máu từ tim đến hệ tiêu hóa. Điều này làm quả tim phải làm việc nhiều hơn bình thường và do vậy làm khởi phát cơn suy tim hoặc cơn đau ngực do thiếu máu cơ tim (nhất là ở những người đã có bệnh mạch vành hoặc suy tim trước đó).
8. Uống nhiều rượu bia
- Mặc dù rượu vang đỏ đã được chứng minh là có lợi cho tim mạch, nhưng không phải ai cũng có thể uống, nhất là khi uống với lượng nhiều hơn khuyến nghị. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người uống 10 ly rượu trở lên mỗi tuần sẽ tử vong sớm hơn từ 1 – 2 năm so với những người uống ít hơn 5 ly mỗi tuần. Nguyên nhân là rượu chứa chất có khả năng gây độc cho tim, làm suy yếu cơ tim, tăng nguy cơ mắc chứng loạn nhịp tim như rung nhĩ.
9. Ăn mặn
- Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn ăn ít hơn 6g muối/ngày. Mọi nghiên cứu đều chứng minh, tiêu thụ hơn 6g muối/ngày sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim và Tăng huyết áp, . Để cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, ngoài việc nêm nhạt khi chế biến, bạn cần hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều muối như các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, khoai tây chiên, các loại nước sốt…, tăng ăn các đồ luộc, hạn chế đồ kho, xào rán…
10. Ăn ít rau và trái cây
- Các nhà khoa học đã chứng minh ăn nhiều rau và trái cây có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch. Trong rau, củ và quả tươi có chứa nhiều Kali, đây là thành phần có tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ. Trong rau, củ, quả cũng có chứa nhiều chất xơ có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường, giảm cholesterol trong máu và do đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Nếu bạn thuộc tuýp người ít ăn trái cây và rau, hãy bỏ ngay thói quen xấu này. Chỉ với 500g trái cây và rau, củ mỗi ngày, bạn đã giảm được 20% nguy cơ tử vong vì bệnh tim. Ngoài ra, nên ăn đa dạng các loại rau, củ, quả: rau lá xanh đậm, các loại củ, nhóm trái cây màu cam / vàng/ xanh…. Trong các loại củ (khoai lang, khoai tây) có chứa rất nhiều xơ min, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa.
11. Ăn ít cá
- Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, không ăn cá hoặc ăn quá ít thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên rõ rệt. Ăn cá ít nhất một lần một tuần sẽ giúp giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tác dụng bảo vệ của cá đối với bệnh tim mạch là do trong cá có hàm lượng cao các axit béo n-3 (omega 3). Các bác sĩ tim mạch khuyên bạn nên ăn cá từ 1-2 lần trong một tuần và trong đó có 1 bữa là loại cá có nhiều mỡ.
12. Không vệ sinh răng miệng đúng cách
- Bạn sẽ bất ngờ khi biết thông tin: Những người bị bệnh nướu răng có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác. Nguyên nhân là bệnh nha chu làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim. Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, bác sĩ khuyên bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và đến gặp nha sĩ ngay khi gặp phải các vấn đề răng miệng.
13. Ngủ ngáy
- Những người ngủ ngáy thường cho đây là tình trạng bình thường và không nguy hại cho sức khỏe. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra, chứng ngáy ngủ có thể là dấu hiệu của tình trạng dày lên hoặc bất thường ở các động mạch cảnh (nằm ở cổ và dẫn máu đến đầu, não, mặt), có nguy cơ gây hại cho tim. Chính vì thế, hãy điều trị ngay nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ, kèm theo tăng huyết áp hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.
14. Căng thẳng, stress kéo dài
- Mức độ căng thẳng cao có thể tác động tiêu cực đến trái tim bạn – đặc biệt là khi bạn để stress tích tụ theo thời gian. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất gọi là cortisol – yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do nó làm tăng huyết áp, tăng cholesterol và lượng đường trong máu. Bạn không nhất thiết phải tránh xa stress hoàn toàn, nhưng hãy học cách kiểm soát nó bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc bận rộn, tập thiền/yoga để cân bằng tâm trí.
15. Trầm cảm
- Nếu biết mình đang bị trầm cảm nhưng lần lữa chưa đi gặp bác sĩ tâm lý, bạn đang gián tiếp làm tổn thương trái tim mình. Thống kê cho thấy những người bị trầm cảm hoặc xuất hiện các triệu chứng trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nếu chứng trầm cảm được điều trị đúng cách, nguy cơ này sẽ giảm xuống một nửa. Do đó, bạn đừng chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào cho thấy mình có khả năng bị trầm cảm.
16. Dễ tức giận
- Có nhiều lý do giải thích tại sao bạn không nên để cơn tức giận ảnh hưởng đến sức khỏe, một trong số đó là nó có thể làm tổn thương trái tim. Khi bạn tức giận quá độ, tim sẽ đập nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn. Nếu không được kiểm soát kịp thời, cơn nóng giận sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, thậm chí đột quỵ. Do vậy, dù với bất kỳ lý do gì, bạn cũng đừng để cơn giận làm tổn hại sức khỏe bản thân.
17. Hút thuốc lá (thụ động và chủ động)
- Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Một người hút thuốc sẽ bị giảm khoảng 10 năm tuổi thọ so với người không hút thuốc. Hút thuốc dù ít cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tác hại của hút thuốc không chỉ phụ thuộc vào liều lượng mà còn phụ thuộc vào thời gian hút.
- Tất cả các loại thuốc gồm toàn bộ các loại thuốc lá (kể cả loại có nồng độ Nicotin thấp, có đầu lọc hay không có đầu lọc), xì gà, thuốc hút tẩu, thuốc lào đều có hại. Thuốc lá không khói cũng làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ và đột quỵ. Đặc biệt hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như người hút chủ động. Người hít phải khói thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc tại nơi làm việc sẽ bị tăng 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hút thuốc lá có liên quan đến nhiều loại bệnh lý Tim mạch như xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành (đột tử, hội chứng vành cấp, đau thắt ngực ổn định và suy tim), đột quỵ, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch chi dưới. Ngoài ra, thuốc lá còn gây hại cho rất nhiều cơ quan khác như gan, phổi, thận, tuyến tụy, đại trực tràng… Vì vậy nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng ngay càng sớm càng tốt.
18. Không khám sức khỏe định kỳ
- Rất ít người duy trì thói quen đi kiểm tra sức khỏe hàng năm, nhưng đây là việc làm rất quan trọng trong việc giữ cho trái tim khỏe mạnh. 80% bệnh tim có thể phòng ngừa được. Muốn vậy, bạn cần đi khám mỗi 6 tháng/lần để được kiểm tra huyết áp, cholesterol, cân nặng và lượng đường trong máu, đồng thời sàng lọc các yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
- Nếu phát hiện vấn đề bất thường, bạn sẽ được điều trị kịp thời trước khi các bệnh lý nguy hiểm ập đến. Việc điều trị sớm và hiệu quả các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, tiểu đường và béo phì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ của bạn.
II. Bệnh tim ảnh hưởng thế nào đến cơ thể bạn?
1. Bệnh lý động mạch vành
- Với lưu lượng máu ít hơn, tim của bạn không nhận được oxy cần thiết và gây ra triệu chứng đau ngực, hay còn gọi là đau thắt ngực, đặc biệt là khi bạn tập thể dục hoặc lao động nặng. Bệnh lý này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim và làm cho phần còn lại của cơ thể thiếu oxy. Nếu không có đủ oxy, các tế bào của bạn sẽ không hoạt động tốt như bình thường và bạn có thể bị hụt hơi hoặc cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Nếu mảng bám vỡ ra và làm tắc hoàn toàn động mạch thì người bệnh sẽ bị đau ngực.
2. Ảnh hưởng của bệnh lý van tim
Một số người không có dấu hiệu của bệnh lý van tim trong nhiều năm, trong khi những người khác lại xuất hiện triệu chứng đột ngột. Dù bằng cách nào thì bệnh này cũng thường trở nên nặng hơn theo thời gian. Các vấn đề về van tim có thể khiến tim của bạn làm việc nhiều hơn và gây ra các vấn đề về lưu lượng máu, vì vậy bạn có thể gặp các triệu chứng:
• Nhanh mệt mỏi hơn bình thường
• Khó thở
• Bị phù nề ở chân, bàn chân, mắt cá chân hoặc bụng.
3. Biến chứng ngắn hạn
- Bệnh tim có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của một người. Nếu một người bị đau thắt ngực, họ có thể ngại gắng sức vì sợ đau ngực hoặc các triệu chứng khó chịu khác. Những người bị suy tim có thể bị phù nề, chóng mặt và các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc hàng ngày của họ. Một người bị bệnh tim được chẩn đoán cũng phải sống với căng thẳng khi biết họ mắc bệnh lâu dài có thể dẫn đến biến chứng của bệnh tim, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.
4. Tiên lượng dài hạn và các biến chứng tiềm ẩn
- Tiên lượng bệnh lâu dài cho những người bị bệnh tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh lý tim mạch, đáp ứng của người đó với thuốc và mức độ nghiêm trọng của bệnh tim. Nếu bác sĩ chẩn đoán một người mắc bệnh tim, thì người đó cần tuân thủ sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa các biến chứng khiến bệnh tim càng nặng hơn.
- Bệnh tim có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế khi có dấu hiệu mắc các bệnh lý tim mạch thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa để thăm khám, sàng lọc sớm và có hướng điều trị tốt nhất.
III. Cách phòng ngừa bệnh tim mạch
1. Năng vận động
- 30 phút hoạt động mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ. Cố gắng hoạt động này trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, sử dụng thang bộ thay cho thang máy,... Vận động cũng là một cách tuyệt vời để giảm stress và kiểm soát cân nặng của bạn, cả hai yếu tố đều gây nguy cơ cho bệnh tim mạch.
2. Nói không với thuốc lá
- Nếu bạn ngừng hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành sẽ được giảm một nửa trong vòng một năm và sẽ trở lại mức bình thường theo thời gian. Tránh môi trường có nhiều khói thuốc, tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim.
3. Ăn uống lành mạnh
- Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, một loạt các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, đậu Hà Lan, đậu, đậu lăng, và thực phẩm ít chất béo bão hòa. Hãy cảnh giác với thực phẩm chế biến, thường chứa hàm lượng muối cao. Cố gắng tránh uống rượu hoặc nếu bạn uống rượu, hãy chắc chắn nó là một cách điều độ. Nên uống nhiều nước!
4. Kiểm soát tốt cân nặng
- Kiểm soát tốt cân nặng và hạn chế lượng muối sẽ giúp kiểm soát huyết áp làm giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Một cách tốt để theo dõi một cơ thể khỏe mạnh là sử dụng chỉ số BMI (Body-Mass Index) là thước đo của bao nhiêu chất béo cơ thể về một người dựa trên chiều cao và cân nặng của họ. Để tính chỉ số BMI của bạn, bạn chia cân nặng của bạn (theo kg) cho bình phương chiều cao của bạn (tính bằng mét). Một người trưởng thành khỏe mạnh nên giữ chỉ số BMI của mình giữa 18,5 và 24,9kg/m^2.
5. Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình.
- Kiểm tra huyết áp, cholesterol và glucose của bạn thường xuyên. Cao huyết áp là yếu tố số một dẫn đến nguy cơ đột quỵ và yếu tố quan trọng gây khoảng một nửa số bệnh tim và đột quỵ. Nồng độ cholesterol và glucose trong máu cao cũng có thể đặt bạn vào nguy cơ lớn hơn.
6. Nhận biết những cảnh báo về bệnh tim mạch
- Ngáy, ngưng thở, khó thở khi ngủ
- Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực
- Hiện tượng phù, sưng đau chân và bàn chân
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức
- Ho dai dẳng hoặc khò khè
- Chán ăn
- Đi tiểu ban đêm
- Nhịp tim không đều, loạn nhịp
- Di truyền
- Lo lắng
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn đang bị suy tim nhưng lại rất hay bị bỏ qua. Bệnh nhân thường có biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi; nhiều người thường nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hay căng thẳng. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn gần đây cảm thấy lo lắng hoặc cảm thấy bất an, cộng thêm một trong những triệu chứng đã nói ở trên cần đi kiểm tra bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh suy tim.
7. Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu
- Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên quá cao, bám vào thành động mạch, lâu ngày làm cho lòng động mạch hẹp lại, gây tắc nghẽn động mạch, ngăn chặn dòng máu đến nuôi tim, gây bệnh nhồi máu cơ tim và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, để phòng bệnh tim mạch, cần phải theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ít ít chất béo bảo hòa và các chất mỡ, ngọt, ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ, cá, rau củ và dầu thực vật, luyện tập thể dục đều đặn giúp duy trì cân nặng cơ thể bình thường và phòng bệnh béo phì.
8. Theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp
- Cần theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, không để huyết áp tăng cao. Vì khi huyết áp tăng cao, dễ khiến cho các chất mỡ đọng lại trên lớp vách mỏng của các động mạch, đòi hỏi tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, điều này làm tim mau mệt, có thể gây ra những cơn đau tim và bị ngất xỉu.
Để phòng bệnh tim mạch cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. Nếu bị bệnh cao huyết áp cần có biện pháp chữa trị tốt.
Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hoàn toàn từ thảo dược.
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Giới thiệu đến bạn: Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não. Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
Công dụng của Bi-Q10 Max® :
- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.
- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.
- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.
- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.
- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.
- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.
- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.
- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.
- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.
- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.
- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.
- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>>Triệu chứng thường gặp của bệnh suy tim và cách điều trị
>>> Rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Những thực phẩm tốt cho tim mạch
>>> Tìm hiểu về bệnh tim mạch ở người già
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>>Triệu chứng thường gặp của bệnh suy tim và cách điều trị
>>> Rối loạn nhịp tim nên ăn gì? Những thực phẩm tốt cho tim mạch
>>> Tìm hiểu về bệnh tim mạch ở người già