-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cảnh báo 8 triệu chứng của sỏi thận bạn không thể bỏ qua.
Đăng bởi: My Hoàng
25/06/2022
Sỏi thận là các tinh thể được tạo thành từ muối và khoáng chất. Các tinh thể này hình thành trong thận và có thể di chuyển đến những phần khác của đường tiết niệu. Một số sỏi thận lớn đến mức có thể chiếm diện tích toàn bộ thận. Hiểu rõ các triệu chứng sỏi thận sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm hơn, từ đó việc điều trị cũng hiệu quả và ít tốn kém hơn. Vậy làm cách nào để nhận biết được rõ các triệu chứng sỏi thận? Dưới đây là 8 triệu chứng cảnh báo sỏi thận bạn không thể bỏ qua.
I. 8 triệu chứng sỏi thận bạn cần lưu ý
1. Cơn đau ở lưng hoặc bụng là dấu hiệu của sỏi thận phổ biến
- Theo các chuyên gia, cơn đau sỏi thận là một trong những loại đau nghiêm trọng nhất. Một số người từng bị đau sỏi thận cho biết, cơn đau giống như đau đẻ hoặc đau khi bị dao đâm.
- Thông thường, cơn đau bắt đầu khi sỏi thận di chuyển vào vùng niệu quản hẹp, gây tắc nghẽn và tạo áp lực lên thận. Áp lực này kích hoạt các sợi dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não. Khi sỏi di chuyển, vị trí và mức độ đau cũng sẽ thay đổi.
- Cơn đau có thể xuất hiện theo từng đợt do niệu quản co thắt để cố đẩy sỏi ra ngoài. Mỗi đợt đau quặn thận thường kéo dài khoảng vài phút.
- Bạn có thể cảm nhận cơn đau sỏi thận dọc theo sườn và lưng, dưới xương sườn. Cơn đau có thể lan rộng ra vùng bụng và háng khi sỏi di chuyển đến đường tiết niệu.
- Sỏi lớn có thể khiến bạn cảm thấy đau hơn sỏi nhỏ, nhưng mức độ nghiêm trọng của cơn đau không nhất thiết liên quan tới kích thước sỏi. Thậm chí, một viên sỏi nhỏ cũng có thể gây đau khi chúng di chuyển hoặc gây tắc nghẽn.
2. Đau hoặc rát khi đi tiểu
- Khi sỏi thận đi đến vị trí nối giữa bàng quang và niệu quản, bạn sẽ cảm thấy đau khi đi tiểu. Cơn đau có thể rõ ràng và bỏng rát. Triệu chứng sỏi thận này dễ nhầm lẫn thành nhiễm trùng đường tiết niệu. Đôi khi, bạn cũng có thể bị nhiễm trùng thận cùng với sỏi thận.
3. Tiểu gấp là biểu hiện sỏi thận
- Nếu bạn thường xuyên bị tiểu gấp thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy sỏi thận đã di chuyển vào phần dưới của đường tiết niệu. Khi bị tiểu gấp, bạn có thể cảm thấy cần phải đi tiểu liên tục suốt ngày.
Tiểu gấp cũng tương tự với triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, do vậy bạn có thể dễ nhầm lẫn hai tình trạng.
4. Dấu hiệu của sỏi thận: Tiểu ra máu
- Tiểu ra máu là triệu chứng phổ biến ở những người bị sỏi đường tiết niệu nói chung và sỏi thận nói riêng. Nước tiểu có thể có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Đôi khi, bác sĩ chỉ quan sát thấy tế bào máu bằng kính hiển vi chứ màu sắc nước tiểu không thay đổi, bởi vì chúng quá nhỏ.
5. Nước tiểu đục hoặc có mùi là một triệu chứng sỏi thận
- Nước tiểu ở người khỏe mạnh thường trong và không có nặng mùi. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi là dấu hiệu của nhiễm trùng ở thận hoặc phần khác của đường tiết niệu.
- Theo một nghiên cứu, khoảng 8% người bị sỏi thận cấp tính bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nước tiểu đục là dấu hiệu của mủ trong nước tiểu. Nước tiểu có mùi hôi có thể là do vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
6. Lượng nước tiểu ít
- Các sỏi thận lớn đôi khi có thể mắc kẹt trong niệu quản, làm chậm hoặc ngưng dòng chảy nước tiểu. Dấu hiệu sỏi thận này được gọi là bí tiểu. Nếu dòng chảy nước tiểu bị tắc hoàn toàn, bạn cần phải đi cấp cứu ngay.
7. Buồn nôn và nôn mửa cũng có thể là triệu chứng của sỏi thận
- Buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng phổ biến ở người bị sỏi thận. Những triệu chứng này xuất hiện do thận và đường tiêu hóa có kết nối thần kinh với nhau. Các viên sỏi trong thận có thể kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, làm dạ dày khó chịu.
- Ngoài ra, buồn nôn và nôn cũng là cách cơ thể phản ứng lại với cơn đau dữ dội, một trong những triệu chứng sỏi thận thường gặp.
8. Sốt và ớn lạnh: Triệu chứng của sỏi thận có nhiễm trùng đường tiểu
- Sốt và ớn lạnh là những dấu hiệu cho thấy bạn có nhiễm trùng ở thận hoặc đường tiết niệu. Nó cũng có thể là một biến chứng nghiêm trọng của sỏi thận hoặc liên quan đến các tình trạng nguy hiểm khác. Nếu bị sốt kèm với đau, bạn hãy ngay lập tức đi cấp cứu. Bạn có thể bị sốt cao do nhiễm trùng, từ 38°C trở lên. Ớn lạnh hoặc run rẩy thường đi kèm với sốt.
II. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Khi sỏi bị vướng lại ở bên trong đường tiết niệu, nó sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn chống đối
- Giai đoạn này, phần trên đường tiết niệu vướng sỏi sẽ gia tăng co bóp để đẩy viên sỏi ra ngoài. Niệu
quản và bể thận phía trên đều chưa bị giãn nở. Có sự tăng áp lực đột ngột đài bể thận gây cơn đau quặn thận. Trên lâm sàng ở giai đoạn này bệnh nhân thường biểu hiện bởi những cơn đau bão thận điển hình.
2. Giai đoạn giãn nở
- Giai đoạn này là hệ quả của giai đoạn chống đối. Sau khoảng 3 tháng mà không đẩy được sỏi ra ngoài, niệu quản, bể thận và đài thận ở trên vị trí tắc sẽ bị giãn nở. Nhu động niệu quản bị giảm
3. Giai đoạn biến chứng
- Viên sỏi lâu không di chuyển do bị bám dính vào niêm mạc. Niệu quản bị xơ dày, có thể bị hẹp lại. Giai đoạn này, chức năng thận sẽ bị suy giảm dần. Thận bị ứ nước. Và nếu có nhiễm trùng sẽ còn có tình trạng ứ mủ.
- Sỏi còn tồn tại trong đường tiết niệu, là một yếu tố thuận lợi cho việc tái nhiễm trùng. Để lâu ngày, sẽ gây viêm thận bể thận mạn tính và dẫn đến suy thận mạn tính.
III. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu. Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.
Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra là:
• Uống không đủ nước: Cơ thể không đủ nước cho thận bài tiết, nước tiểu quá đặc. Nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu.
• Chế độ ăn nhiều muối: Đây là nguyên nhân thường gặp ở người Việt, khẩu vị của người Việt khá mặn. Muối và nước mắm là gia vị quen thuộc hàng ngày… Ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải Na+, tăng Ca++ tại ống thận… Do đó, sỏi Calcium dễ hình thành.
• Chế độ ăn nhiều đạm: Đạm trong đồ ăn làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết Calcium và lại làm giảm khả năng hấp thu Citrate.
• Nạp bổ sung Calcium, Vitamin C sai cách: Chúng ta bổ sung vi chất quá nhiều, dẫn đến tình trạng cơ thể thừa chúng. Đối với Vitamin C, khi chuyển hóa thành gốc Oxalat. Còn ion Ca++ sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khác như Ze++, Fe++, … Khi thận quá thừa các chất sẽ bị quá tải, đương nhiên sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi tại đây.
• Hậu quả của bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi Calci Oxalat. Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+ K+,…. giảm lượng nước tiểu; nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng,… từ đó dễ hình thành sỏi.
• Yếu tố di truyền: Bệnh cũng có thể do gen trong gia đình. Nguy cơ mắc bệnh trong các thành viên cùng huyết thống, cao hơn bình thường.
• Ở những người bẩm sinh hoặc mắc phải, có dị dạng đường tiết niệu, khiến đường tiểu bị tắc nghẽn ví dụ do Phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến…. Một số bệnh nhân chấn thương, lâu ngày không di chuyển được. Đường tiết niệu tắc nghẽn làm nước tiểu, mà tích trữ lâu ngày, lắng đọng sinh ra sỏi thận.
• Nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi trùng xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo ra mủ, lắng đọng các chất bài tiết lâu ngày cũng là nguyên nhân gây sỏi ở thận
• Béo phì: Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh của người béo phì sẽ cao hơn người bình thường.
IV. Mất bao lâu để sỏi thận tự ra ngoài?
Thực tế, có hai yếu tố chính quyết định thời gian sỏi thận tự ra ngoài.
1. Kích thước
- Kích thước sỏi thận là yếu tố chính quyết định sỏi có thể tự ra ngoài hay không. Khoảng 80% trường hợp, những viên sỏi thận dưới 4mm có thể tự ra ngoài trong khoảng thời gian trung bình là 31 ngày.
Những viên sỏi thận 4-6mm có nhiều khả năng cần được xử lý, nhưng khoảng 60% trường hợp chúng có thể tự ra ngoài với thời gian trung bình là 45 ngày.
- Những viên sỏi thận lớn hơn 6mm thường cần được điều trị y tế chữa sỏi thận. Chỉ khoảng 20% trường hợp là sỏi tự ra ngoài. Tuy nhiên, những viên sỏi có kích thước lớn này có thể cần mất khoảng một năm để tự ra ngoài.
2. Vị trí
- Bên cạnh kích thước, vị trí của sỏi thận cũng góp phần quyết định sỏi có tự ra ngoài được không. Theo nghiên cứu, khoảng 79% trường hợp sỏi nằm cuối niệu quản sẽ dễ ra ngoài hơn, 48% trường hợp sỏi nằm cuối niệu quản và nằm gần bàng quang sẽ tự ra ngoài mà không cần phải điều trị y tế.
V. 8 cách chữa sỏi thận tại nhà hiệu quả, an toàn không phải ai cũng biết
Các viên sỏi thận nhỏ hơn thường có nhiều khả năng sẽ tự ra ngoài. Vì vậy điều bạn cần làm là không cho sỏi phát triển bằng cách có một chế độ ăn kiêng ít muối, canxi và protein. Để hiểu rõ hơn về các cách chữa bệnh sỏi thận hiệu quả tại nhà, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.
1. Uống nhiều nước là cách trị sỏi thận đơn giản
- Cách trị sỏi thận tại nhà hiệu quả nhất là uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc và nước ép họ cam quýt như cam hoặc bưởi. Việc uống nhiều nước khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, giúp sỏi di chuyển và không phát triển. Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày. Nước không chỉ ngăn sỏi thận phát triển thêm mà còn giúp ngăn ngừa hình thành sỏi. Nước làm tăng thể tích và làm loãng các chất kích thích hình thành sỏi trong nước tiểu, khiến chúng ít có khả năng kết tinh.
- Tuy nhiên, không phải tất cả các loại nước đều có tác dụng này. Những loại đồ uống như nước lọc, cà phê, trà, bia, rượu vang và nước cam sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị sỏi thận. Tuy nhiên, uống nhiều soda có thể góp phần hình thành sỏi thận. Ngoài ra, các loại nước ngọt có chứa fructose có thể làm tăng quá trình bài tiết canxi, oxalat và axit uric. Đây là những yếu tố quan trọng kích thích hình thành sỏi thận.
- Theo một số nghiên cứu, việc tiêu thụ một lượng lớn cola sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, do hàm lượng axit photphoric cao có trong cola.
2. Cách chữa sỏi thận tại nhà: Ăn nhiều thực phẩm có axit citric
Axit citric là một axit hữu cơ có trong nhiều loại trái cây và rau quả, đặc biệt là trái cây họ cam quýt. Axit citric có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận canxi oxalat theo hai cách:
• Ngăn chặn sự hình thành sỏi: axit citric có thể liên kết với canxi trong nước tiểu, do đó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mới.
• Ngăn chặn sỏi phát triển thêm: axit citric liên kết với các tinh thể canxi oxalat hiện có, ngăn không cho chúng lớn hơn. Do đó, chúng có thể tự ra ngoài mà không cần điều trị.
3. Hạn chế dùng thực phẩm giàu oxalat
- Oxalat là một chất chống dinh dưỡng có trong nhiều loại thực phẩm thực vật, bao gồm rau xanh, trái cây, rau và ca cao. Ngoài ra, cơ thể cũng sản xuất oxalat với số lượng đáng kể.
- Lượng oxalate cao có thể làm tăng bài tiết oxalat trong nước tiểu. Tại đây, oxalat có thể liên kết canxi và các khoáng chất khác tạo thành tinh thể, có thể dẫn đến sự hình thành sỏi.
- Tuy nhiên, thực phẩm chứa oxalat cũng tốt cho sức khỏe, vì vậy bạn không nên ngưng dùng hoàn toàn, mà chỉ hạn chế tiêu thụ các thực phẩm oxalat thôi nhé.
- Ngày nay, chế độ ăn ít oxalat chỉ được đề xuất cho những người bị tăng oxy máu, một tình trạng đặc trưng bởi nồng độ oxalat cao trong nước tiểu.
- Trước khi thay đổi chế độ ăn uống, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể lên thực đơn phù hợp.
4. Cách trị sỏi thận tại nhà: Không dùng vitamin C liều cao
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng các chất bổ sung vitamin C (axit ascorbic) có liên quan đến nguy cơ gây sỏi thận.
- Một lượng lớn thực phẩm bổ sung vitamin C có thể làm tăng sự bài tiết oxalat trong nước tiểu, vì một số vitamin C có thể được chuyển đổi thành oxalat trong cơ thể.
- Theo một nghiên cứu ở nam giới Thụy Điển trong độ tuổi trung niên trở lên, những người bổ sung vitamin C có thể bị sỏi thận cao gấp đôi so với những người không dùng chất bổ sung.
- Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng vitamin C từ các nguồn thực phẩm, chẳng hạn như chanh, không liên quan đến nguy cơ hình thành sỏi.
5. Cách chữa sỏi thận tại nhà: Bổ sung đủ canxi
- Nhiều người thường lầm tưởng nếu giảm việc hấp thụ canxi sẽ ngăn chặn quá trình hình thành sỏi canxi. Tuy nhiên, chế độ ăn thực phẩm giàu canxi thực tế có thể phòng ngừa sỏi thận hiệu quả.
- Canxi trong thực phẩm có xu hướng liên kết với oxalat – thường có trong thực phẩm ăn hàng ngày – tại ruột và bị đào thải qua phân, thay vì qua đường tiết niệu. Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua là nguồn canxi tốt, nên được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày.
- Đối với hầu hết người trưởng thành, lượng canxi khuyến nghị hàng ngày (RDI) là 1.000mg. Tuy nhiên, đối với phụ nữ trên 50 tuổi và tất cả mọi người trên 70 tuổi, liều canxi hàng ngày là 1.200mg.
6. Cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày
- Chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người. Một lượng lớn natri, thành phần của muối ăn, có thể làm tăng sự bài tiết canxi qua nước tiểu – một trong những yếu tố nguy cơ chính gây sỏi thận.
- Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên hạn chế lượng natri tiêu thụ, dưới 2.300mg mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường tiêu thụ nhiều hơn mức này. Một trong những cách tốt nhất để trị sỏi thận là không ăn thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
7. Cách điều trị sỏi thận tại nhà: Bổ sung lượng magie
- Magie là một khoáng chất quan trọng, nhưng mọi người lại thường không bổ sung đủ cho cơ thể.
Khoáng chất này liên quan đến hàng trăm phản ứng trao đổi chất trong cơ thể, bao gồm sản xuất năng lượng và chuyển động cơ bắp. Ngoài ra, magie có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận canxi oxalat.
- Mặc dù các chuyên gia chưa rõ cách thức hoạt động của magie, nhưng họ cho rằng magie có thể làm giảm sự hấp thụ oxalat trong ruột.
- Theo các chuyên gia, lượng magie khuyến cáo cho mỗi người là 400mg hàng ngày. Nếu bạn muốn tăng lượng magie thông qua chế độ ăn uống, hãy bổ sung bơ, các loại đậu và đậu phụ vào thực đơn của bạn.
- Để đạt được hiệu quả chữa sỏi thận tại nhà tối đa, bạn hãy tiêu thụ magie cùng với các loại thực phẩm có nhiều oxalat.
8. Cách chữa sỏi thận tại nhà: Giảm bớt thức ăn chứa nhiều protein động vật
- Chế độ ăn nhiều protein động vật, chẳng hạn như thịt, cá và sữa, sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Một lượng lớn protein động vật có thể làm tăng sự bài tiết canxi và giảm mức độ citrate. Ngoài ra, protein động vật rất giàu purin. Các hợp chất này sẽ phân hủy thành axit uric và có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi axit uric.
- Tất cả các loại thực phẩm đều chứa purin, nhưng với số lượng khác nhau. Thận, gan và các loại thịt nội tạng có hàm lượng purin rất cao. Ngược lại, các thực phẩm từ thực vật có hàm lượng chất này rất thấp.
Giải pháp cho người suy thận: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp bảo vệ sức khỏe thận hoàn toàn từ thảo dược.
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật
Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...
Công dụng của Super Powe Uriclean
- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...
- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.
- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Chống viêm bàng quang.
- Tan sỏi thận.
- Chống lắng cặn trong đài bể thận.
- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>> Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?
>>> Bệnh Suy Thận Ở Nam Giới – Triệu Chứng, Biến Chứng Thường Gặp
>>> Những điều cần biết về bệnh suy thận