-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cảnh Báo Ảnh Hưởng Của Bệnh Tăng Huyết Áp Đến Thận
Đăng bởi: Thành Nam
27/09/2021
Thận đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho huyết áp được bình thường, và ngược lại, huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Tăng huyết áp, gây biến chứng thận và có thể dẫn tới suy thận mạn tính nếu không điều trị sớm.
1. Tăng huyết áp gây tổn thương thận như thế nào?
Huyết áp cao khiến cho tim làm việc nhiều hơn và theo thời gian, có thể làm hỏng các mạch máu trong cơ thể. Tăng huyết áp làm các mạch máu trong thận bị hư hại, làm hỏng bộ lọc cầu thận, ngăn chặn việc đào thải chất cặn bã và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Các chất lỏng dư thừa trong các mạch máu sau đó có thể làm tăng huyết áp nhiều hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu của suy thận, còn gọi là suy thận giai đoạn cuối. Những người bị suy thận hoặc phải ghép thận hoặc phải lọc máu thận thường xuyên, gọi là “chạy thận nhân tạo”. Mỗi năm, tăng huyết áp gây ra hơn 25.000 trường hợp bị suy thận ở Hoa Kỳ.
2. Những ai có nguy cơ bị suy thận do tăng huyết áp?
Theo các chuyên gia y tế, tất cả mọi người đều có nguy cơ phát triển suy thận do huyết áp cao.
Những người có bệnh tiểu đường có nguy cơ phát triển suy thận rất cao, nhất là khi họ có thêm vấn đề về huyết áp. Do vậy, việc kiểm soát huyết áp trở nên đặc biệt quan trọng với những người bị bệnh tiểu đường để làm giảm biến chứng suy thận.
3. Biến chứng thận ở bệnh nhân tăng huyết áp
Suy thận do tăng huyết áp thường liên quan đến huyết áp tâm thu hơn là huyết áp tâm trương.
Triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường như sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần…
Tổn thương thận do tăng huyết áp biểu hiện dưới 3 dạng là tiểu albumin vi thể, tiểu protein và suy thận. Vì vậy, đánh giá tổn thương thận trên người tăng huyết áp chủ yếu là dựa vào xét nghiệm.
Triệu chứng tiểu đêm thường gặp ở người tăng huyết áp là hậu quả của phì đại tiền liệt tuyến lành tính đi kèm, hoặc có thể là do bàng quang bị giảm thể tích. Giảm khả năng cô đặc nước tiểu có thể là dấu hiệu sớm của suy thận. Nồng độ creatinin máu tăng phản ánh sự giảm độ lọc cầu thận. Sự đào thải protein gia tăng phản ánh thương tổn mức lọc cầu thận. Albumin niệu vi thể ở người bị tăng huyết áp được xem là yếu tố dự báo bệnh lý tim mạch.
4. Cách điều trị
Một khi đã bị tăng huyết áp thì nguy cơ bị suy thận là khá cao. Người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để được làm thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng thận và tổn thương của các cơ quan khác.
Khi đã được chẩn đoán là tăng huyết áp và được bác sĩ điều trị theo phác đồ, người bệnh tăng huyết áp ngoài việc tự theo dõi huyết áp bằng cách đo huyết áp tại nhà và ghi vào sổ theo dõi còn cần phải nghiêm túc tuân thủ việc khám định kỳ để đánh giá chức năng thận và các cơ quan khác.
Trong giai đoạn này, ngoài các xét nghiệm đánh giá mức độ suy thận, bạn còn nên đo lượng kali trong máu, vì khi thận bị suy, lượng kali có thể tăng cao trong máu, rất nguy hiểm cho tim. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp và suy thận cũng có thể làm tăng lượng kali. Bác sĩ sẽ chỉ định thực đơn ăn kiêng cho bạn nếu lượng kali trong máu bạn tăng cao.
Để hạn chế biến chứng suy thận do tăng huyết áp, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Kiểm soát huyết áp dưới 130/80mmHg, ngăn chặn thận không bị tổn thương nặng thêm, giảm nguy cơ bị bệnh tim.
Ngoài ra, bệnh nhân cần phải giảm cân nếu đang quá béo, nên tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp phối hợp từ 2 loại trở lên kèm theo thuốc lợi tiểu.
Mách Bạn : Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng nhằm phòng tránh bệnh về huyết áp tại nhà hàng ngày.
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Vậy đối với việc Ổn định huyết áp, chúng ta nên sử dụng loại TPCN nào?
Mách bạn: Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến
Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến
Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?
- Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …
- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …
- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...
- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại : Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến
Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn Cảnh Báo Ảnh Hưởng Của Bệnh Tăng Huyết Áp Đến Thận. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
- Tổng hợp 9 bài tập thể dục dành cho người huyết áp thấp giúp cải thiện bệnh hiệu quả
- Bệnh cao huyết áp có liên quan đến dinh dưỡng - Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người cao huyết áp
- Mối nguy hiểm từ bệnh tai biến và cách phòng chống