Cao huyết áp: 12 cách giúp điều hòa huyết áp hiệu quả

 Đăng bởi: My Hoàng 08/12/2022
Cao huyết áp là một trong những tình trạng sức khỏe rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể găp phải. Khi chỉ số huyết áp tăng lên, máu sẽ di chuyển qua các động mạch mạnh hơn, từ đó gây áp lực lên các mô tế bào trong động mạch và làm tổn thương các mạch máu. Vậy cao huyết áp có cách nào để khắc phục và cải thiện không? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho người bệnh về thắc mắc trên và đưa ra 12 giải pháp giúp điều hòa huyết áp hiệu quả. 
 
 
I. 12 cách điều hòa huyết áp hiệu quả ai cũng có thể làm được.

1. Tập thể dục thể thao

- Tập thể dục 30 đến 60 phút mỗi ngày là một phần quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Cùng với việc giúp điều hòa huyết áp, hoạt động thể chất thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các loại bệnh tim khác.

- Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức vận động khác nhau, từ đạp xe, chạy bộ, leo núi cho đến bơi lội, yoga… miễn rằng vẫn đảm bảo cơ thể được hoạt động. Bên cạnh đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng khuyên nên kết hợp hoạt động tăng cường cơ bắp ít nhất hai lần mỗi tuần. Bạn có thể thử nâng tạ, tập chống đẩy hoặc thực hiện bất kỳ bài tập nào khác giúp xây dựng khối lượng cơ nạc.

2. Ăn theo chế độ DASH
 
Tìm hiểu chế độ ăn giúp ngăn chặn cao huyết áp (DASH) có thể làm giảm huyết áp của bạn tới 11mm Hg huyết áp tâm thu. Chế độ ăn này sẽ bao gồm:

• Trái cây, rau và ngũ cốc

• Các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt nạc, cá và các loại hạt

• Loại bỏ thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như thực phẩm đã chế biến, các sản phẩm
từ sữa chưa tách béo và thịt mỡ

• Cắt giảm các món tráng miệng và đồ uống ngọt, chẳng hạn như soda và nước trái cây.

3. Hạn chế hấp thu muối

- Hạn chế hấp thụ muối tới mức tối thiểu có thể rất quan trọng trong quá trình điều hòa huyết áp. Ở một số trường hợp, khi bạn ăn quá nhiều muối, cơ thể bạn bắt đầu giữ nước, từ đó dẫn đến huyết áp tăng mạnh.

- Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên nên giới hạn lượng muối trong khoảng từ 1.500mg đến 2.300mg mỗi ngày, tương đương với nửa thìa cà phê muối. Bên cạnh đó, để giảm muối trong chế độ ăn uống, bạn hãy sử dụng các loại thảo mộc và hương liệu tự nhiên để nêm nếm.

- Thực phẩm đã qua chế biến, chẳng hạn như thực phẩm đóng hộp, cũng có xu hướng chứa khá nhiều muối. Do đó, hãy luôn đọc kỹ nhãn của sản phẩm để biết được lượng muối bạn sẽ nạp vào là bao nhiêu.

4. Giảm cân giúp điều hòa huyết áp

- Cân nặng và huyết áp thường đi đôi với nhau. Cân nặng của bạn càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp cũng theo đó mà lớn dần.

- Tuy nhiên, nếu bạn giảm khoảng 1-5 kg tùy theo thể trạng thì mức huyết áp sẽ ổn định hơn. Bên cạnh đó, theo dõi kích thước vòng eo cũng hỗ trợ bạn kiểm soát chỉ số huyết áp. Bởi tình trạng béo bụng không chỉ làm tăng nguy cơ đau tim mà còn tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm khác, chẳng hạn như đột quỵ.

- Do vậy, giảm cân chính là cách điều hòa huyết áp cao vô cùng hiệu quả, đơn giản mà bạn nên áp dụng ngay. Bạn hãy chú ý đến cân nặng của mình cũng như đưa ra kế hoạch giảm cân lành mạnh, phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất bên cạnh mục đích điều hòa huyết áp.

5. Không kiềm nén cơn giận

- Nếu bạn liên tục kiềm nén cơn giận thì bạn giống như cái nồi áp suất với cái van bị hư. Bề ngoài trông bạn có vẻ điềm tĩnh, nhưng bên trong bạn gần như sắp nổ tung. Tình trạng tâm lý của bạn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp, nên hãy cho phép mình “bùng nổ” khi cần, dĩ nhiên là cố đừng làm tổn thương người khác. Bạn có thể giải tỏa bằng cách đấm gối, lấy gậy đập lên giường.

6. Từ bỏ thuốc lá
 
- Mỗi điếu thuốc bạn hút tạm thời sẽ khiến tâm trí thoải mái nhưng vẫn để lại hậu quả dai dẳng sau đó. Nếu bạn là người nghiện thuốc lá nặng, huyết áp có nguy cơ tăng cao, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn ung thư phổi, cao huyết áp, đột quỵ…

- Nếu muốn điều hòa huyết áp, đã đến lúc bạn cần tránh xa khói thuốc hoặc cai nghiện thuốc lá. Một số cách giúp bạn đạt được mục tiêu này gồm ngửi 1 thanh quế, uống nước mật ong pha loãng…Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cai thuốc lá thành công.

7. Hạn chế bia rượu để điều hòa huyết áp

- Việc thưởng thức một ly rượu vang đỏ trong bữa ăn tối là điều hoàn toàn tốt. Thói quen này thậm chí có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch khi được thực hiện trong chừng mực. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thức uống có cồn sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm huyết áp cao.

- Bên cạnh đó, tình trạng uống rượu bia quá nhiều cũng có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị bệnh. Do vậy, nếu muốn điều hòa huyết áp, bạn nên cẩn trọng trong việc dùng rượu bia nhé.

8. Giảm stress giúp điều hòa huyết áp
 
- Nhịp sống ngày càng hối hả khiến không ít người cảm thấy thật khó để thư giãn trong những lúc căng thẳng. Theo các chuyên gia, stress có thể khiến huyết áp tăng lên và về lâu dài, trạng thái tâm lý này sẽ tạo áp lực lên toàn bộ cơ thể, làm suy giảm chức năng của các cơ quan bên trong.

- Vì thế, bạn hãy tìm hiểu các biện pháp để giữ tinh thần ở trạng thái lạc quan, chẳng hạn như thiền, yoga…nhằm điều chỉnh huyết áp cho hợp lý nhé!

9. Ăn nhiều loại quả mọng
 
 
- Các loại trái cây như: dâu tây, phúc bồn tử, việt quất, anh đào, mận, mơ, táo, đào… không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, mà cụ thể hơn là điều hòa huyết áp nhờ vào hợp chất thực vật polyphenol.

- Một nghiên cứu đã phát hiện rằng những người bị huyết áp cao ăn nhiều thực phẩm chứa hợp chất polyphenol trong quả mọng, sô cô la và rau củ quả đạt được thành công trong việc điều hòa huyết áp cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
 
- Do vậy, bạn hãy cân nhắc đến quả mọng nếu muốn tìm các loại thực phẩm vừa ngon mà lại tốt cho sức khỏe.
 
10. Hấp thụ kali và magiê

- Nghiên cứu cho thấy cao huyết áp đôi khi không phải vì ăn nhiều muối, mà là do ăn quá ít kali và các khoáng chất cần thiết khác. Bạn nên ăn một quả chuối mỗi ngày, hoặc nửa quả bơ để cung cấp đủ lượng kali cơ thể cần. Một ly nước ép cà chua, hay nước dừa, cũng là nguồn cung cấp kali dồi dào. Về phần magiê, bạn có thể ăn đủ chất này từ rau xanh và các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân.

11. Giảm cân

- Nghiên cứu cho thấy một nửa số người quá cân bị cao huyết áp có thể điều chỉnh huyết áp một cách tự nhiên bằng cách giảm cân. Cách dễ nhất để giảm cân là thực hiện chế độ dinh dưỡng nhiều món mau no nhưng lại ít calorie như rau cải, củ quả, thịt gà, cá, đậu.

12. Ăn sô cô la đen

- Ăn một mẩu sô cô la đen mỗi ngày giúp giảm huyết áp đến 3, 4 điểm. Không chỉ ngon, sô cô la đen còn chứa nhiều chất chống oxi hóa. Ăn sô cô la đen thậm chí còn hiệu quả gấp đôi việc uống thuốc giảm cholesterone để phòng bệnh tim.

II. Cao huyết áp gây ra những nguy hiểm gì ?
 
Cao huyết áp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các hệ cơ quan. Khi áp lực quá lớn tác động lên thành động mạch sẽ ảnh hưởng đến việc tuần hoàn cấp máu cho các cơ quan. Huyết áp càng cao, càng không được kiểm soát lâu thì ảnh hưởng càng lớn. Huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm:

1. Đau tim hoặc đột quỵ

- Huyết áp cao có thể gây ra xơ cứng thành động mạch dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.

2. Phình mạch

- Huyết áp tăng có thể làm cho mạch máu yếu đi và phình ra, tạo thành chứng phình động mạch. Nếu túi phình bị vỡ, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

3. Suy tim

- Để bơm máu chống lại áp suất cao hơn trong mạch, tim phải làm việc nhiều hơn. Điều này làm cho các thành tim dày lên (phì đại cơ tim). Cơ tim dày có thể gây khó khăn trong việc bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, dẫn đến suy tim.

4. Mạch máu thận bị suy yếu và thu hẹp

- Điều này có thể ngăn cản các cơ quan này hoạt động bình thường.

5. Giảm thị lực

- Các mạch máu trong mắt dày lên, thu hẹp hoặc rách. Điều này có thể dẫn đến mất thị lực.

6. Hội chứng chuyển hóa.

- Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hóa của cơ thể: tăng kích thước vòng eo, tăng lượng chất béo trung tính , giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), huyết áp cao và mức insulin cao. Những tình trạng này có thể tiến triển gây ra bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

7. Ảnh hưởng trí nhớ và tư duy

- Huyết áp cao không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi. Chứng mất trí nhớ có thể xảy ra khi các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn làm hạn chế lưu lượng máu đến não (sa sút trí tuệ do mạch máu). Đột quỵ làm gián đoạn lưu lượng máu lên não cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ do mạch máu.

III. Điểm danh 3 biện pháp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

1. Chế độ ăn uống khoa học

Điều đầu tiên cần ghi nhớ để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp chính là luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý.  Những người béo phì thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có cân nặng bình thường. Trường hợp dư cân, bạn có thể thực hiện chế độ giảm cân khoa học bằng cách hạn chế tinh bột, đường, dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây cũng như uống đủ nước mỗi ngày.

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cần tích cực sử dụng thực phẩm hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng ngừa tăng huyết áp như:
 
 
 
- Rau xanh và trái cây: Những loại trái cây mà bạn nên tích cực bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày là: Cam, quýt, bưởi, táo, bơ, dâu, thanh long, chuối, dưa hấu, thơm… Đây đều là những loại chứa vitamin E, C hoặc kali giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp hiệu quả.

- Ngũ cốc thô: Ngoài tác dụng chống táo bón, chất xơ từ các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, bo bo, bắp, yến mạch, bánh mì đen… còn có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa.

- Cá: Để bổ sung đạm, tốt nhất bạn nên dùng cá thay thịt, đặc biệt là 2 – 3 lần ăn cá biển mỗi tuần vì cá chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu.

- Sử dụng chất béo không bão hòa: Để tiết giảm cholesterol, bạn nên dùng chất béo không bão hòa từ dầu ôliu, dầu bắp, hướng dương, đậu nành… Ngoài ra, hãy thay các món chiên, xào bằng thức ăn nướng hoặc hấp để tốt cho sức khỏe nhé.

- Bạn có thể dùng các loại dầu chiết xuất từ thực vật chứa nhiều Plant Sterol giúp giảm lượng cholesterol đi vào máu từ thức ăn hàng ngày.

Song song với việc bổ sung các thực phẩm trên, bạn cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có thể gây tăng huyết áp như:

- Muối: Việc giảm bớt thức ăn mặn có thể giúp giảm huyết áp. Qua đó, bạn không nên ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như trứng vịt muối, thịt chà bông…

- Chất béo bão hòa: Bạn cần tránh ăn thức ăn xào, chiên, lòng đỏ trứng gà, da hoặc nội tặng động vật, nước xương hầm…

- Chất bột đường (glucid): Để giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, bạn cần ăn vừa đủ lượng, cơm, bún, phở, đồng thời tránh các thực phẩm, trái cây nhiều ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, xoài, nhãn, mít, vải, tươi…

- Thịt đỏ: Đạm từ thịt bò, cừu, dê, chó sẽ làm tăng cholesterol dẫn đến tăng huyết áp nên bạn cần tránh sử dụng.

- Thức ăn chế biến sẵn: Hãy hạn chế thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích vì đây đều là những
thực phẩm chứa tỉ lệ muối và chất bảo quản cao.

- Các chất kích thích: Cà phê, bia rượu, trà, gia vị cay nóng sẽ làm hưng phấn thần kinh, gây mất ngủ, rối loạn nhịp tim, từ đó tăng huyết áp.

2. Luyện tập thường xuyên

- Để phòng ngừa bệnh huyết áp, bạn cần lên kế hoạch duy trì luyện tập từ 30 – 60 phút/ ngày và 5 ngày/ tuần. Việc luyện tập còn giúp bạn tránh xa stress – một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Các hình thức tập luyện tốt cho sức khoẻ mà bạn có thể chọn là đi bộ, bơi lội, các môn thể thao vừa sức …
 
- Thường xuyên tập luyện thể dục là “liều thuốc” giúp bạn phòng ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả

3. Sinh hoạt lành mạnh

Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, bạn có thể phòng tránh tăng huyết áp hiệu quả bằng một số lưu ý trong cuộc sống hàng ngày như sau:

- Ăn đủ bữa, không ăn quá nhiều hay quá muộn.

- Tránh hút thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích

- Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm.

- Duy trì lối sống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng thần kinh.

Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng được khuyến cáo bởi các chuyên gia để phòng ngừa tăng huyết áp, đặc biệt là các sản phẩm được bào chế từ thiên nhiên giúp điều hòa huyết áp một cách tự nhiên lành tính và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

 
Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thuốc từ thảo dược nhằm phòng tránh bệnh về huyết áp, giúp điều hòa huyết áp tại nhà hiệu quả.
 
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
Cao huyết áp gây ra những nguy hiểm gì? 12 cách giúp điều hòa huyết áp hiệu quả.

 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 


 
 
0978307072