Chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư như nào? Tìm hiểu ngay để biết.

 Đăng bởi: My Hoàng 20/07/2022

Căn bệnh ung thư đang trở thành gánh nặng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Người bệnh khi đã quyết định tiến hành điều trị ung thư cần phải tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ để liệu trình điều trị mang lại hiệu quả cao nhất. Trước và sau xạ trị, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi tốt nhất. Chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư đúng cách như nào? Là băn khoăn và lo lắng của không ít người có người nhà đang xạ trị ung thư. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho mọi người về cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư.

  

I. Cách chăm sóc người bệnh đang xạ trị  

1. Chăm sóc tại chỗ
 
  • Chăm sóc răng miệng:

- Súc miệng bằng dung dich betadin pha loãng 20 lần hoặc nước muối sinh lý, nhiều lần trong ngày.

- Đánh răng sau mỗi bữa ăn.
 
  • Chăm sóc da vùng tia xạ:


- Không chà sát mạnh, sẽ gây xây xát, viêm da; tránh ánh nắng; bôi thuốc chống bỏng (theo chỉ định của bác sĩ); chăm sóc vết lớt do bỏng da bằng nước muối sinh lý 0.9%.
 

  •  Các thủ thuật hỗ trợ:

- Vệ sinh vomg, họng miệng tấy rửa các chất hoại tử và chống bội nhiễm trong các ung thư vùng đầu cổ.

- Thụt rửa âm đạo chp bệnh nhân nữ xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung âm đạo.

- Chăm sóc vết mổ chưa liền ở người bệnh tia xạ trong thời gian hậu phẫu.

- Chăm sóc canyl ở người bệnh mở khí quản.

- Thụt rửa hậu môn, trực tràng ở người bệnh tia xạ vùng chậu hông.

- Chăm sóc ống thông (sonde) dạ dày nuôi dưỡng.

- Chăm sóc hậu môn nhân tạo.

2. Chăm sóc toàn thân

- Người bệnh mặc quần áo mềm mại, thoáng mát.

- Vệ sinh cơ thể hàng ngày.
 
 

- Dinh dưỡng hợp lý: ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, không dùng chất kích thích, chế độ ăn giàu vitamin tự nhiên và các vi chất dinh dưỡng.

- Dùng thuốc giảm đau phối hợp tùy theo mức độ đau của người bệnh.

- Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.

- Vận động thường xuyên (theo mức độ phù hợp) để tránh phù bạch huyết…

3. Chăm sóc tâm lý: giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ; bày tỏ thái độ thông cảm, chia sẻ.
 
II. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư

1. Xạ trị có thể gây ra một số độc tính điều trị.

• Nhóm độc tính sớm hay còn gọi là độc tính cấp: xuất hiện trong lúc bệnh nhân đang điều trị, kéo dài sau điều trị 1 thời gian ngắn và thường sẽ cải thiện dần dần. Nhóm này thường ảnh hưởng lên những cơ quan/ mô có loai tế bào có thời gian sống ngắn, thay đổi thường xuyên, ví dụ lên các tế bào của da niêm, tế bào niêm mạc ruột, gây viêm da, viêm niêm mạc, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, viêm bàng quang.

• Nhóm độc tính điều trị thứ hai là nhóm độc tính muộn hay độc tính mãn. Nhóm này có thể từ những độc tính sớm, không cải thiện sau điều trị và kéo dài sau đó, hoặc những độc tính xuất hiện muộn vài tháng đến vài năm sau điều trị. Ví dụ: ảnh hưởng lên mô liên kết gây xơ chai phần mềm, ảnh hưởng lên răng xương, gây sâu răng, gây viêm hoại tử xương, cứng khớp, khít hàm; ảnh hưởng lên mô thần kinh, gây hoại tử não, rối loạn nội tiết (suy giáp sau xạ trị), mờ mắt, mù, tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây viêm xuất huyết, gây teo hẹo – xơ chai (hẹp thực quản sau xạ trị) gây thủng ruột, gây rò (rò bàng quang trực tràng, rò âm đạo – trực tràng...)

Do đó, chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị ung thư cần phải làm tốt cả quá trình trước, trong và sau khi tiến hành xạ trị.

2. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trước khi xạ trị

- Người bệnh trước khi tiến hành xạ trị cần được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, tránh căng thẳng, sợ hãi. Đặc biệt là cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường thể lực, cải thiện tình hình cục bộ, hạn chế tối đa viêm nhiễm cục bộ.

3. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trong khi xạ trị

- Trong quá trình xạ trị, nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện như kém ăn, xuất huyết, đau...thì cần phải được xử lý kịp thời. Lúc này, các bác sĩ sẽ chú ý điều chỉnh phương pháp điều trị và liều lượng thuốc, bảo vệ những phần không cần phải chiếu xạ, đồng thời sẽ cho người bệnh sử dụng vitamin B, thuốc an thần. Tiếp theo, người chăm sóc bệnh nhân ung thư cần giúp cơ thể bệnh nhân hấp thụ đầy đủ nước để làm giảm các phản ứng trên cơ thể và tránh những tổn thương cục bộ do xạ trị.

4. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị

- Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị là bước vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị.

- Chú ý phần da sau khi bị chiếu xạ cần được chăm sóc sạch sẽ, hạn chế tối đa những kích thích về hóa học và vật lý, tránh cọ sát nếu không sẽ xảy ra tình trạng loét sau khi xạ trị.

- Đối với những xạ trị cục bộ cụ thể như xạ trị thực quản thì sau khi xạ trị, người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm. Xạ trị trực tràng thì cần tìm cách tránh bị táo bón....

- Bệnh nhân cần được bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe cho những đợt xạ trị tiếp theo. 
 
 

III. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ khi xạ trị ung thư?

Bệnh nhân xạ trị ung thư cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có các biểu hiện như:

- Đau sau xạ trị không giảm, đặc biệt là đau luôn ở một vị trí

- Cơ thể xuất hiện khối u bất thường

- Nôn, buồn nôn sau xạ trị, tiêu chảy, ăn uống kém

- Sốt cao liên tục

- Da nổi ban hoặc chảy máu bất thường.

Ngoài ra, người bệnh sau khi tiến hành xạ trị ung thư cần phải thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe an toàn. 
  
IV. Những biến chứng sau xạ trị

1. Tại chỗ:

- Sau 1 tuần: bỏng rát, tấy đỏ niêm mạch.

- Sau 3-4 tuần: đỏ da, xạm da, viêm da khô, viêm loét niêm mạc.

- Với liều điều trị triệt để: viêm loét, hoại tử niêm mạch, hoại tử da và tổ chức dưới da diện hẹp hoặc diện rộng.

2. Toàn thân:

- Sau 1 tuần: rụng tóc, ăn uống khó khăn, mất dần cảm giác ngon miệng, buông nôn và nôn, người mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, đi lỏng, viêm ruột, viêm bàng quang.

- Sau 3-4 tuần: thiếu máu, giảm bạch cầu.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu và giải đáp chi tiết về chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư như nào? Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
 
Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

 
     
 
   
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

_____________

Có thể bạn quan tâm

>>>  Người đang hóa trị, xạ trị cần lưu ý gì ở chế độ ăn?

>>>  Suy giảm nhận thức sau hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Đọc ngay để biết

>>> 
Mỗi đợt hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?

 

Viết bình luận của bạn:
0978307072