Chạy thận nhân tạo gây những rủi ro gì? 11 biến chứng nguy hiểm khi chạy thận

 Đăng bởi: My Hoàng 15/07/2022
Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thực hiện quá trình lọc máu cho người bệnh suy thận. Bác sĩ sẽ sử dụng máy để lọc máu bên ngoài cơ thể của người bệnh. Máu được hút ra từ mạch máu, di chuyển qua hệ thống lọc thận nhân tạo rồi trở lại cơ thể người bệnh. Vậy chạy thận nhân tạo có những rủi ro gì? Dưới đây là 11 biến chứng nguy hiểm khi chạy thận, người bệnh không nên chủ quan. 
  

I. Chạy thận nhân tạo gây những rủi ro gì? 11 biến chứng nguy hiểm khi chạy thận
 
1. Tụt huyết áp

- Tình trạng tụt huyết áp liên quan tới giảm thể tích máu nhanh chóng hay quá mức như thời gian chạy thận ngắn, tăng cân nhiều lần giữa 2 lần chạy thận, trọng lượng khô thấp hơn trọng lượng khô thực tế, tích số cân nặng không chính xác. Tụt huyết áp trong chạy thận nhân tạo chủ yếu là do việc giảm thể tích máu do rút dịch mà đáp ứng huyết động bù trừ không đủ.

- Phần lớn người bệnh chạy thận khi bị tụt huyết áp sẽ bị chóng mặt và choáng váng. Tuy nhiên, một số trường hợp không có triệu chứng cho đến khi huyết áp giảm xuống mức thấp. Vì thế, người chạy thận cần được theo dõi huyết áp đều đặn trong suốt quá trình. Bác sĩ có thể đo huyết áp mỗi giờ hay nửa giờ tùy theo từng trường hợp. 

2. Chuột rút

Tình trạng chuột rút thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của chạy thận hơn là giai đoạn về sau. Nguyên nhân gây ra tình trạng này hiện vẫn chưa rõ. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị chuột rút ở người chạy thận như:

• Tụt huyết áp giảm thể tích

• Tốc độ siêu lọc cao, giữa 2 lần chạy thận cân nặng tăng cao.

• Nồng độ natri của dịch lọc thấp.

- Các yếu tố trên tạo cơ hội thuận lợi cho co mạch, làm giảm tưới máu cơ, gây rối loạn thư giãn cơ. Tình trạng chuột rút khi chạy thận thường xảy ra nhất, có liên quan đến tụt huyết áp. Một số trường hợp dù huyết áp đã phục hồi nhưng tình trạng chuột rút vẫn kéo dài dai dẳng. Ngoài ra, việc hạ Mg, K, Ca trong máu cũng là nguyên nhân gây ra chuột rút. Khi chuột rút và hạ huyết áp xảy ra cùng lúc thường được xử trí bằng việc truyền dung dịch NaCl 0,9%.

- Biến chứng khi chạy thận nhân tạo này thường kéo dài dai dẳng, gây căng cơ, khó chịu cho người bệnh. Bạn có thể thường xuyên xoa bóp để giảm cảm giác khó chịu khi bị chuột rút. Ngoài ra, việc phòng ngừa tụt huyết áp có thể giúp loại bỏ được tình trạng chuột rút. Người bệnh cũng có thể thực hiện những bài tập cơ dành cho nhóm cơ bị chuột rút.

3. Ngứa

- Ngứa là tình trạng thường gặp ở người bệnh chạy thận. Tình trạng ngứa chỉ xuất hiện khi chạy thận, đặc biệt nếu có kèm những triệu chứng dị ứng nhẹ khác. Đây có thể là triệu chứng của dị ứng mức độ nhẹ với màng lọc hay thành phần của dây chạy thận. Trường hợp thường gặp nhất là ngứa mạn tính. Ngoài ra, người bệnh không nên bỏ qua nguyên nhân tiềm tàng của tình trạng ngứa như viêm gan siêu vi hay do thuốc.

- Bác sĩ thường điều trị tình trạng ngứa bằng antihistamine hay có thể châm cứu. Để chữa trị lâu dài, người bệnh sẽ được chỉ định dùng chất làm ẩm toàn thân và kem bôi trơn da hoặc có thể trị liệu bằng tia cực tím, nhất là tia UVB. Tình trạng ngứa thường xuất hiện ở người bệnh có nồng độ canxi cao, tích số Ca x P cao và/hoặc nồng độ PTH tăng lên đáng kể. Vì thế, người bệnh cần giảm nồng độ photpho, canxi, PTH đến giới hạn dưới của bình thường.

4. Các vấn đề về giấc ngủ
 
- Những người bệnh chạy thận nhân tạo thường gặp những rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ do hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không nghỉ. Khi gặp biến chứng chạy thận nhân tạo lâu dài này, người bệnh cần trao đổi ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể.
 
 
 
5. Thiếu máu

- Không có đủ tế bào hồng cầu trong máu là biến chứng thường gặp của người bệnh suy thận, chạy thận nhân tạo. Khi đó, thận sẽ giảm sản xuất hormone erythropoietin. Đây là loại hormone do thận sản xuất, có tác dụng hỗ trợ tạo ra hồng cầu.

- Hạn chế trong chế độ ăn uống, kém hấp thụ sắt hoặc việc loại bỏ sắt và các vitamin bằng cách chạy thận nhân tạo có thể làm gia tăng nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, mất máu từ chạy thận nhân tạo hay lấy mẫu máu định kỳ nhiều lần cũng có khả năng gây thiếu máu ở người bệnh chạy thận.

6. Các bệnh xương khớp

- Khi thận bị tổn thương sẽ làm giảm hấp thu và chuyển hóa vitamin D thành canxi, dẫn tới loãng xương. Ngoài ra, một biến chứng người bệnh suy thận thường gặp là cường cận giáp thứ phát (hormone PTH tăng cao) sẽ huy động canxi từ xương vào máu. Tình trạng này càng làm trầm trọng các bệnh lý về xương.

7. Bất thường điện giải (hạ/tăng kali trong máu)

- Chạy thận nhân tạo không chỉ loại bỏ chất độc và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể mà còn có nhiều chất điện giải cơ thể cần để hoạt động. Với phần lớn người bệnh, điều này sẽ không đáng lo ngại khi bạn tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp.

- Tuy nhiên, nếu mắc bệnh đái tháo đường hoặc đang dùng thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin, ngay cả khi người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp cũng không đủ để ngăn ngừa tình trạng hạ kali trong máu.

8. Nhiễm trùng

- Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể là do catheter sử dụng lâu ngày, vệ sinh máy kém, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc người bệnh dị ứng với hóa chất tiệt trùng màng lọc. Với trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng kháng sinh khi có nghi ngờ nhiễm trùng. Ngoài ra, trong quá trình chạy thận nhân tạo cần đảm bảo vô trùng khi thao tác kỹ thuật, giữ vệ sinh nơi đặt catheter, không để catheter lâu ngày, vệ sinh vị trí lấy máu (cầu nối động tĩnh mạch hay mảnh gaft), vệ sinh màng lọc với nhiều nước.

9. Quá tải chất lỏng

- Tình trạng quá tải chất lỏng xảy ra khi thận không còn đủ khả năng loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể. Nếu người bệnh uống nhiều nước hơn có thể trữ lại quá nhiều chất lỏng, gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như suy tim, tích tụ dịch, sưng phổi (phù phổi).

10. Hội chứng mất quân bình

- Biến chứng này thường xảy ra ở những đối tượng có chỉ số BUN (lượng nitơ có trong ure) cao, người lớn tuổi, đã từng tổn thương não, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Người bệnh xuất hiện sẽ xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, huyết áp cao, động kinh, hôn mê, thậm chí là tử vong. Ở những thể biến chứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định ngưng lọc máu, chống động kinh, giữ thông đường thở, thở máy.

11. Mệt mỏi

- Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức là biến chứng thường gặp do sự kết hợp của việc mất chức năng thận bình thường, những phản ứng xảy ra khi lọc máu, chế độ ăn kiêng liên quan tới chạy thận, căng thẳng tâm lý của người bệnh. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh chạy thận nhân tạo cần thăm khám dinh dưỡng để lên kế hoạch ăn uống phù hợp.
 
II. Nguyên nhân gây nên bệnh suy thận, khiến bạn phải chạy thận là gì?
 
• Tăng huyết áp (huyết áp cao)

• Viêm thận bể thận
 
• Chứng viêm mạch máu

• U xơ thận (bệnh thận đa nang).
 
• Bệnh tiểu đường
 

Tuy nhiên, thận có thể bị mất chức năng đột ngột (tổn thương thận cấp tính) sau một cơn bệnh nặng, phẫu thuật phức tạp, nhồi máu cơ tim hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Một số thuốc cũng có thể gây tổn thương thận.

Thận có vai trò lọc bỏ chất thải và dịch dư thừa khỏi cơ thể. Vì vậy mà khi chức năng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thận không còn khả năng lọc máu nữa sẽ gây rối loạn mọi cơ quan trong cơ thể, nhanh chóng gây tử vong. Chạy thận cần thiết giúp bệnh nhân duy trì sự sống.
 
III. Lợi ích của việc chạy thận nhân tạo

Quy trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào ở mỗi người có thể khác nhau đôi chút, nhưng kết quả của điều trị đều sẽ là:

• Chất lượng cuộc sống tốt hơn

• Đời sống sẽ hạnh phúc hơn

• Giảm các triệu chứng đau nhức, giảm chuột rút, nhức đầu và hụt hơi

• Tăng cảm giác thèm ăn, ngủ ngon, tăng năng lượng và khả năng tập trung.

Bác sĩ sẽ theo dõi việc điều trị nhằm đảm bảo bạn nhận đủ lượng thẩm tách máu để loại bỏ đủ chất thải ra khỏi máu. Cân nặng và huyết áp được theo dõi rất chặt chẽ trước, trong và sau khi điều trị. Cứ một lần mỗi tháng, bạn sẽ nhận được các xét nghiệm này:

• Các xét nghiệm máu để đo tỷ lệ giảm urê trong máu (URR) và độ thanh lọc urê tổng (Kt/V) để xem liệu việc chạy thận sẽ hoàn toàn loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bạn được hay không

• Đánh giá chất lượng máu

• Các phép đo dòng chảy của máu qua tĩnh mạch trong quá trình thẩm tách máu

• Bác sĩ có thể điều chỉnh cường độ và tần suất thẩm tách máu dựa trên kết quả xét nghiệm.

IV. Bạn nên làm gì để tăng hiệu quả điều trị?

Bên cạnh thông tin về chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào. Bạn nên lưu ý đến những điều sau đây để có thể đạt được kết quả tốt nhất:

• Ăn các thực phẩm phù hợp. Ăn đúng cách có thể cải thiện kết quả chạy thận và sức khỏe tổng thể của bạn. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, bạn cần theo dõi cẩn thận lượng chất lỏng nạp vào, protein, natri, kali và phốt pho. Bạn nên tìm chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lập một bữa ăn phù hợp dựa trên trọng lượng, sở thích cá nhân, chức năng thận và các bệnh trạng khác, ví dụ như tiểu đường hoặc tăng huyết áp

• Dùng thuốc theo toa. Bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào, và có thể yên tâm phần nào về cách điều trị chạy thận nhân tạo. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, bạn nên gặp bác sĩ để nhận được những giải đáp, lời khuyên và phương pháp điều trị đúng cách nhé.

V. Một vài lưu ý hoặc biện pháp để giảm sự xuất hiện của biến chứng khi chạy thận

Để làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng khi chạy thận, người bệnh cần lưu ý:

• Tuân thủ điều trị theo các chuyên khoa: Thận và bệnh lý nguyên nhân.

• Tránh các thuốc độc cho thận, cần thay đổi liều dùng phù hợp theo mức độ suy thận.

• Phối hợp chế độ điều trị và chế độ dinh dưỡng, vận động (tổng năng lượng 1600kcal – 2000kcal/ngày).

• Chế độ ăn nhạt: Người bệnh thận nên hạn chế nêm nếm gia vị, chỉ dùng ít hơn 2 – 3g muối ăn/ngày tùy theo mức độ phù và tăng huyết áp.

• Khi bị phù, người bệnh cần hạn chế lượng nước nạp vào.

• Điều trị tăng kali trong máu.

• Theo dõi cân nặng mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá nhiều giữa 2 lần chạy thận.

• Chủng ngừa cúm, viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm phổi do phế cầu…

• Rửa tay sau khi tiếp xúc với người khác hay người bệnh, giúp tránh nguy cơ nhiễm bệnh hay nhiễm trùng.

• Bỏ thói quen hút thuốc lá.

• Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

• Kiểm soát tốt tình trạng huyết áp và đường huyết.

• Nếu dùng thuốc huyết áp, người bệnh không nên uống trước buổi chạy thận nhân tạo.
 
Giải pháp cho người chạy thận:  Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng. Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu với bạn: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 
 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
Viết bình luận của bạn:
0978307072