Chế độ ăn hợp lý cho người bị rối loạn tiền đình.

 Đăng bởi: Quản trị Web 04/08/2023

Đối với chứng rối loạn tiền đình, một số người cảm thấy chóng mặt sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định, trong khi những người khác lại cải thiện tình trạng chóng mặt. Do đó, chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

I. Chế độ ăn hợp lý cho người bị rối loạn tiền đình

- Nhìn chung một chế độ ăn cho người rối loạn tiền đình hợp lý sẽ bao gồm các thực phẩm có thể giúp xây dựng, hỗ trợ màng tế bào và các tế bào thần kinh. Những thực phẩm này chứa các axit béo không bão hòa có chất chống viêm cần thiết, các vitamin như vitamin B2 và magiê có lợi cho tất cả các tế bào.

- Điều này khá quan trọng, bởi các tế bào trên cơ thể cần chuyển hóa năng lượng để phục vụ cho hoạt động sống hàng ngày. Khi các tế bào trong não, tai trong và cơ bắp của chúng ta bị xảy ra vấn đề và không hoạt động hết khả năng, chúng ta có thể dễ bị các triệu chứng hơn.

*Ngoài ra, còn có một số nguyên tắc chung trong chế độ ăn cần phải lưu ý như sau:

  • Phân phối thức ăn và lượng nước cung cấp vào đồng đều trong ngày. Điều này bao gồm việc bạn phải ăn lượng thức ăn như nhau trong mỗi bữa ăn, không bỏ bữa, ăn nhẹ nếu cần và đều đặn;
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 1500-2000ml, không nên uống tất cả lượng nước trong một lần. Bạn có thể uống nước, sữa và nước trái cây ít đường nhưng tuyệt đối không được uống cà phê, trà có chứa caffeine, rượu hoặc nước ngọt;
  • Thực phẩm và đồ uống nên đảm bảo có hàm lượng chất béo thấp, chế độ ăn ít muối, nhiều chất xơ;
  • Tránh thức ăn đồ uống có caffeine;
  • Hạn chế đồ uống có cồn tối đa;
  • Sử dụng nhật kí để theo dõi thức ăn đồ uống mà bạn dùng và cảm giác của bạn sau đó.

II. Bị rối loạn tiền đình không nên ăn gì?

*Vậy bị rối loạn tiền đình không nên ăn gì? Dưới đây là các loại thực phẩm không nên ăn để tránh làm khởi phát các triệu chứng bệnh như:

  • Đồ ăn thức uống chứa cafein như cà phê, trà, sô cô la, nước tăng lực và cola. Vì nó có thể làm tăng cảm giác ù tai của người bị rối loạn tiền đình;
  • Đồ uống có cồn như rượu, bia: Người bị rối loạn tiền đình không nên uống rượu bia. Bởi đây là yếu tố gây bệnh, ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất, làm cơ thể mất nước, các chất chuyển hóa có hại cho tai trong và não bộ. Rượu có thể gây ra cơn chóng mặt nghiêm trọng;
  • Phô mai;
  • Bột ngọt;
  • Dưa chua và một số thực phẩm lên men, ủ, ngâm chua khác;
  • Thực phẩm chế biến sẵn và một số loại thịt, cá béo, thịt nội tạng, thịt hun khói,...;
  • Thực phẩm chứa chất bảo quản natri nitrat.

III. Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

1. Rối loạn tiền đình nên ăn thực phẩm giàu axit béo không bão hòa

- Các axit béo không bão hòa có mặt ở các màng tế bào nhân và ti thể, chúng tham gia cấu trúc, thực hiện một số chức năng ở nhiều cơ quan, mang lại lợi ích trong việc giảm thiểu các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

- Vì mang lại nhiều lợi ích, do đó rối loạn tiền đình nên ăn gì thì không thể thiếu các thực phẩm giàu axit béo không bão hòa, nhất là axit béo không bão hòa đa thể omega-3.

- Omega-3 có nhiều trong các loại hải sản như cá hồi, cá bơn, cá tuyết, cá ngừ cá thu, cá mòi, cá trích... và trong một số loại hạt như hạt quả óc chó, đậu,...

2. Rối loạn tiền đình nên ăn thực phẩm giàu vitamin, kẽm, magie

- Thực phẩm giàu vitamin B và C, kẽm, magie giúp phục hồi tổn thương dây thần kinh, cải thiện lưu thông máu. Còn thực phẩm giàu vitamin D hỗ trợ cân bằng tâm trạng.

*Các thực phẩm đó bao gồm:

  • Nấm: Giàu vitamin B2, B3, B5 làm giảm những cơn stress, căng thẳng và bất an. Vitamin C, chất xơ và kali trong nấm làm giảm huyết áp và nồng độ cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
  • Bưởi, cam quýt: Trái cây họ cam luôn chứa khá nhiều vitamin C giúp tăng lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng như chóng mặt đau đầu trong rối loạn tiền đình.
  • Cà chua: Một siêu thực phẩm mà rối loạn tiền đình nên ăn gì không thể bỏ qua. Không chỉ giàu vitamin A, C, cà chua còn được coi là thần dược hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, giảm lượng đường trong máu.
  • Rau chân vịt (cải bó xôi): Là một loại rau ăn lá chứa rất nhiều khoáng chất như kali, kẽm, magie, sắt, canxi... và vitamin. Bạn có thể chế biến nó bằng nhiều cách như làm nộm, chiên, xào hoặc nấu canh,...

3. Rối loạn tiền đình nên ăn gừng

- Gừng có thể làm dịu các triệu chứng chóng mặt như buồn nôn, choáng váng và nôn mửa. Uống trà gừng hàng ngày khá hiệu quả trong việc điều trị chóng mặt. Tuy nhiên, nếu bạn mắc tiểu đường hoặc đang sử dụng thuốc chống đông thì không được khuyến khích sử dụng.

- Các thực phẩm được liệt kê ở đây có thể giúp một số người giảm đi các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Nhưng mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với mỗi loại thực phẩm, do đó đây cũng là nguyên nhân mà trong các nguyên tắc chung bạn nên theo dõi cảm giác của mình trên nhật ký ăn uống để có thể điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhất.

=>Kết luận: trên đây là bài viết về Chế độ ăn hợp lý cho người bị rối loạn tiền đình, cảm ơn các bạn đã đọc và tham khảo.

 
Super Power Neuro Max là một sản phẩm hoàn hảo để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với sự kết hợp các thành phần giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong não như: CDP-Choline, Corti-PS, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carnitine, L-Glutamine và Taurine để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não.

Bổ não Super Power Neuro Max thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh nhất để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

 
 

 

Công dụng của Super Power Neuro Max

-  Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, rối loạn lo âu, sa sut trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…

- Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…

 - Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não  giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

- Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não ….

- Hồi phục di chứng bệnh não mạn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não

- Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

- Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính,rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

- Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.

- Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy. 

- Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.

- Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.


 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
nguon:bnc.medipharm.vn,tamanhhospital.vn,suckhoeonline.vn...
0978307072