-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Type 1
Đăng bởi: Thành Nam
04/10/2021
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 1 đòi hỏi cần phải kiểm soát tốt nồng độ insulin trong máu, vì vậy cần phải có chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1 hợp lý và khoa học
I. Lý do cần điều chỉnh chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có tỉ lệ mắc bệnh ít tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này khiến không ít bệnh nhân hoang mang, lo lắng. Hiện tại, để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh cần phải tiến hành tiêm inssulin suốt đời. Bên cạnh đó, để bệnh tiểu đường tuýp 1 được kiểm soát, bệnh nhân cần phải thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tránh lượng đường huyết trong máu tăng cao.
Nếu không có một chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và điều trị bằng insuliin. Người bệnh rất dễ gặp phải biến chứng của bệnh tiểu đường type 1 trên tim, mắt, thận, thần kinh…
Thực tế hiện nay cùng với cuộc sống hiện đại, bận rộn, khiến cho nhiều người bệnh đã lựa chọn các đồ ăn nhanh, chế biến sẵn. Thực phẩm đó sẽ không tốt bởi chúng chứa quá nhiều chất béo, đường và muối. Nó có thể khiến đường huyết tăng cao và gây khó khăn trong việc kiểm soát các bệnh tim mạch.
Chính vì vậy, có một chế độ ăn thích hợp sẽ giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng về bệnh tật. Tránh biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Theo chuyên gia, giới hạn của lượng đường trong máu vào ban ngày trong khoảng 70-130mg/dL (4-7.2 mmol/l). Hai giờ sau khi ăn, lượng đường không được cao hơn 180mg/dL (10 mmol/l).
II. Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 1
Chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường tuýp phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể. Trong đó, lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%. Cắt giảm thực phẩm nhiều chất béo, đường, carbohydrate. Sau đây là một số vấn đề bệnh nhân cần lưu ý
1. Thức ăn chứa tinh bột
Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với các loại thực phẩm như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ,… Lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường chỉ nên bằng khoảng 50 – 60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Tránh việc chiên xào các loại thức ăn có chứa tinh bột vì cơ thể khó hấp thu và làm tăng lượng đường huyết. Tốt nhất các bạn nên luộc hoặc nướng, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
2. Thực phẩm có chứa chất đạm
Đây là thực phẩm rất quan trọng cho cơ bắp và xương chắc khỏe, chữa lành vết thương. Protein có trong trứng, cá, thịt gà không da, sản phẩm sữa ít chất béo, các loại đậu (đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng) và đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, trừ sốt đậu nành vì nó chỉ chứa ít đậu nành và rất nhiều natri).
1gram protein cung cấp 4 calo, người bệnh tiểu đường nên ăn một bữa ăn nhẹ với protein (khoảng 14 gram) trước khi đi ngủ để duy trì mức đường huyết bình thường trong đêm.
Các chuyên gia khuyên rằng, nên bổ sung protein với tỷ lệ 20-30% tương đương 12-20% tổng số calo trong các bữa ăn hàng ngày. Riêng với người có bệnh thận thì nên hạn chế protein, không quá 10% tổng số calo. Giảm thực phẩm chứa phopho và khoáng chất trong sữa, đậu và các loạt hạt.
Tuyệt đối tránh sử dụng các loại thực phẩm như da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Với những loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là tiến hành chiên hoặc xào.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích,… Thay vào đó, bạn hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu,…
3. Thực phẩm có chứa nhiều chất béo
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 phải hết sức hạn chế các loại thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ. Trong đó, lượng cholesteron cung cấp cho cơ thể phải dưới 300mg mỗi ngày. Đồng thời, lượng mỡ bão hòa phải được thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè,…
Với những loại thức ăn có chứa nhiều mỡ, không nên chiên hoặc xào càng khiến lượng dầu mỡ ra nhiều hơn. Điều này sẽ không tốt cho việc hấp thụ của cơ thể. Chính vì vậy, tốt nhất, người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên hạn chế sử dụng hoặc chỉ sử dụng dầu trong những trường hợp cần thiết.
4. Các loại rau xanh và trái cây tươi
Một ngày, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi. Loại thực phẩm này vừa có tác dụng chống lão hóa. Rau xanh và trái cây ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Đặc biệt, bệnh nhân nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống. Chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường. Giúp làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.
Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt cho cơ thể bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Cần phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn,… Đặc biệt hạn chế các loại trái cây được sấy khô vì chứa lượng đường khá cao.
5. Tránh thực phẩm có chứa chất ngọt
Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 nên tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu,… Thay vì sử dụng các chất ngọt nhân tạo, bệnh nhân có thể sử dụng loại đường được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) phê duyệt như aspartame, saccharin, sucralose,…
Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1. Đồng thời làm bệnh càng trầm trọng thêm, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc phải căn bệnh này khi sử dụng các loại thực phẩm chứa đường nên hết sức thận trọng.
Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra thực đơn điều trị bệnh phù hợp nhất.
III. Người bệnh tiểu đường type 1 nên ăn khi nào?
Thời điểm ăn cũng quan trọng không kém so với việc lựa chọn thực phẩm. Nên ăn từng bữa ăn nhỏ, gần như là ăn vặt suốt ngày để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Tránh tăng vọt sau khi ăn no. Một bữa ăn sáng sẽ rất tốt để đảm bảo lượng đường máu cần thiết sau một đêm nghỉ ngơi.
Sống chung với bệnh tiểu đường có nghĩa là phải lưu tâm hơn về chế độ dinh dưỡng. Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy tập cho mình một thói quen tốt để không còn lo biến chứng xuất hiện sau một thời gian dài mắc bệnh.
Mách Bạn : Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, chống xơ vữa mạch máu và điều hòa huyết áp.
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Vậy đối với việc phòng chống xơ vữa mạch máu, hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, chúng ta nên sử dụng loại TPCN nào?
Giới Thiệu Bạn : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Punsemin có tác dụng gì ?
Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.
Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn biết thêm về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Type 1. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm :
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà bạn cần biết
- Cách phòng bệnh tiểu đường sớm an toàn và hiệu quả
- Những triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu bạn cần biết càng sớm càng tốt