Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu? Nguy hiểm như thế nào?

 Đăng bởi: Quản Trị Web 26/08/2024

Huyết áp thấp hay cao đều là sự dao động bất thường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại về sức khỏe. Vậy kết quả như thế nào thì được đánh giá là chỉ số huyết áp thấp? Tình trạng này nguy hiểm ra sao và cách điều trị như thế nào?

1. Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?

Khi dòng máu chảy qua thành động mạch, tác động của máu lên thành động mạch được gọi là huyết áp. Chỉ số huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu < 90 mmHg hay huyết áp tâm trương < 60 mmHg hoặc cả hai.

Huyết áp thấp là vấn đề khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Ở một số người, huyết áp thấp không gây ra những vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh nhân khác, huyết áp thấp có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch, hệ thần kinh, nội tiết,...

Một số biểu hiện của huyết áp thấp như chóng mặt, buồn nôn, nhìn mờ, mệt mỏi, thường xuyên buồn ngủ, thiếu tập trung, ngất, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, thở nông,....

2. Chỉ số huyết áp thấp có đáng lo ngại không?

Chỉ số huyết áp thấp tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe. Nếu huyết áp đột ngột giảm, có thể gây tử vong. Khi huyết áp giảm thấp, người bệnh có thể bị chóng mặt, ngất xỉu do não không được cung cấp đầy đủ máu. Đồng thời, mất nước nhanh, vết thương không kiểm soát được tình trạng chảy máu, nhiễm trùng nghiêm trọng,...sẽ có thể dẫn đến tử vong.

3. Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp và dưới đây là các nguyên nhân phổ biến:

- Do phản ứng ngược của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc gây tê,...

- Do người bệnh bị mất nước quá nhiều và quá nhanh, thường gặp trong các trường hợp bị tiêu chảy cấp, đổ mồ hôi nhiều hay mất máu nhiều,...

- Do choáng.

- Tụt huyết áp cũng có thể do chuyển tư thế đột ngột, chẳng hạn như đang nằm bỗng nhiên ngồi dậy quá nhanh.

- Chảy máu trong, suy tim, nhiễm trùng cấp tính,....

- Biến chứng của bệnh tiểu đường, các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa có triệu chứng tiểu nhiều gây mất nước,...

- Thai nhi ngày càng phát triển gây chèn ép trong khoang bụng mẹ bầu cũng có thể là nguyên nhân gây huyết áp thấp.

- Suy tĩnh mạch do giữ tư thế đứng trong nhiều giờ (vì đặc thù công việc).

4. Điều trị huyết áp thấp bằng phương pháp nào?

Cần nhận biết bệnh và điều trị huyết áp thấp sớm để kiểm soát bệnh tốt, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp:

- Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Tác dụng của thuốc là tác động lên quá trình chuyển hóa nước, muối, tăng thể tích máu,... Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc để tránh những nguy hại sức khỏe không đáng có do sử dụng thuốc không đúng cách. Nếu đang có chỉ định dùng thuốc lợi tiểu, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ về điện giải và những vấn đề người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị để kịp thời xử trí những bất thường.

- Thay đổi chế độ sinh hoạt:

+ Mang tất để giúp giảm đau và sưng tĩnh mạch, từ đó giảm lượng máu ở chân và phòng tránh hạ huyết áp.

+ Uống nhiều nước hơn: Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 lít nước. Việc bổ sung nhiều nước cho có thể có thể giúp tăng thể tích máu, phòng tránh nguy cơ mất nước. Đây chính là 2 yếu tố rất quan trọng để điều trị hiệu quả tình trạng hạ huyết áp. Bên cạnh đó, nên hạn chế uống bia, rượu.

+ Điều chỉnh lượng muối ăn: Chế độ ăn muối rất quan trọng đối với sức khỏe. Nếu bạn ăn quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác như bệnh thận, tim mạch,... Tuy nhiên, nếu ăn quá ít muối, có thể gây hạ huyết áp. Do đó, nên tham khảo bác sĩ dinh dưỡng để điều chỉnh lượng muối ăn phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.

+ Áp dụng chế độ ăn khoa học và lành mạnh. Nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là một số loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ quả, các loại thịt gà và thịt cá nạc, không nên ăn quá nhạt, hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như khoai tây, bánh mì,...

+ Không thay đổi tư thế đột ngột, không ngồi bắt chéo 2 chân. Khi muốn thay đổi tư thế, cần thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi.

+ Thức quá khuya có thể khiến cho tình trạng huyết áp thấp ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và mỗi ngày cần đảm bảo ngủ đủ 7 đến 8 tiếng. Khi ngủ nên gối thấp và chân giơ cao.

+ Không nên tắm nước lạnh. Hãy thường xuyên tắm nước ấm để máu được lưu thông dễ dàng hơn.

+ Tập thể dục mỗi ngày cũng là cách giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần tập khoảng 15 phút và kiên trì thực hiện bạn sẽ nhận thấy những thay đổi sức khỏe rất tích cực. Bạn có thể lựa chọn một số bộ môn thể thao như đi bộ, điền kinh, đi xe đạp, chơi cầu lông,...

Có thể nói rằng, chỉ số huyết áp thấp đối với một số đối tượng không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nó có thể rất nguy hiểm và gây tử vong rất nhanh. Do đó, bất cứ ai cũng không nên chủ quan với tình trạng huyết áp thấp.

Nếu có những biểu hiện nghi ngờ huyết áp thấp, bạn nên đi khám sớm để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh hiệu quả, giúp bạn bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Giải pháp cho bạn: Bi-Cozyme Max giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ.

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ
Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
 

 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
 
- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 

 
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 Nguồn: Bncmedipharm.vn,bachhoaxanh.com,tamanhhospital.vn...
0978307072