-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có hiệu quả không? Tìm hiểu ngay để biết.
Đăng bởi: My Hoàng
07/05/2022
Trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh tiêu hóa phổ biến với số lượng người mắc ngày một gia tăng. Không chỉ xuất hiện ở những người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Bệnh còn khởi phát ở nhóm phụ nữ mang thai, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tổn thương các bộ phận lân cận. Mọi người vẫn thường xì xào truyền tai nhau về các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày. Và bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cũng được nhiều người quan tâm nhưng liệu chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có mang lại hiệu quả như mong đợi không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
I. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có tốt không?
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô có thể đem lại hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó phương pháp này vẫn tồn tại những ưu, nhược điểm nhất định.
-
Ưu điểm
– Khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô, người bệnh có thể tiết kiệm tối đa chi phí điều trị nhờ chủ yếu sử dụng nguyên liệu thiên nhiên và dễ dàng thực hiện tại nhà.
– Kiểm soát được nguồn gốc nguyên liệu, đảm bảo tính an toàn, lành tính cho nhiều cơ địa khác nhau.
– Dễ dàng thực hiện tại nhà và áp dụng bất cứ lúc nào.
-
Nhược điểm
– Việc áp dụng lá tía tô chỉ phù hợp với người bệnh trào ngược dạ dày mới khởi phát, ở mức độ nhẹ.
– Hàm lượng dược tính thấp nên hoàn toàn không thể thay thế thuốc đặc trị, tác dụng chậm.
– Một số cơ địa nhạy cảm vẫn có thể xuất hiện tình trạng kích ứng. Bên cạnh đó nếu áp dụng sai cách có thể dẫn tới một số tác dụng phụ.
– Liều lượng sử dụng và công thức thực hiện còn thiếu cơ sở khoa học, mang tính truyền miệng và không dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể.
II. Những cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
1. Uống nước lá tía tô
-
Chuẩn bị:
– 1 nắm lá tía tô tươi.
– Nước sạch: 500ml
-
Cách thực hiện:
– Đem lá tía tô đi rửa sạch sau đó ngâm cùng nước muối loãng để loại sạch tạp chất.
– Cho lá tía tô vào một chiếc nồi nhỏ, thêm vào đó 500ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa.
– Sau khoảng 10 phút đun sôi thì tắt bếp, lọc bỏ bã chắt lấy phần nước.
– Chia nước lá tía tô vừa đun thành 2 phần uống trong ngày.
– Nên làm ấm nước này trước khi sử dụng.
– Kiên trì thực hiện đều đặn khoảng 5-7 ngày giúp cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày.
2. Ăn trực tiếp lá tía tô tươi
-
Chuẩn bị:
– Một nắm lá tía tô tươi.
– Một chút muối.
-
Cách thực hiện:
– Rửa sạch lá tía tô sau đó ngâm cùng nước muối loãng khoảng 15 phút.
– Khi xuất hiện triệu chứng trào ngược hoặc đau dạ dày người bệnh nhai vài lá tía tô kèm theo một chút muối rồi nuốt.
– Có thể thực hiện lặp lại 1-2 lần để làm dịu triệu chứng bệnh.
– Nếu bạn không chịu được mùi hăng khi sử dụng cách này thì có thể ăn kèm tía tô trong bữa ăn như một loại rau sống thông thường.
3. Chữa trào ngược dạ dày bằng cháo tía tô
-
Chuẩn bị:
– Lá tía tô: 100 gram.
– Thịt lợn: 50 gram
– Gạo: 50 gram
– Hành mùi.
– Gia vị vừa miệng.
-
Cách thực hiện:
– Lá tía tô đem rửa sạch rồi thái nhỏ.
– Rửa sạch thịt lợn rồi băm nhỏ.
– Vo kĩ gạo rồi cho vào nồi nấu cùng với thịt. Lượng nước cho gấp 2-3 lần so với nấu cơm.
– Khi cháo chín nêm gia vị vừa miệng.
– Hành, mùi rửa sạch rồi thái nhỏ.
– Khi cháo chín cho ra bát sau đó thêm lá tía tô và hành mùi vào thưởng thức.
– Bạn có thể ăn cháo tía tô từ 4-5 lần một tuần để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày.
– Bên cạnh đó món cháo này còn giúp bạn giải cảm nếu thấy trong người đang ốm, mệt mỏi
4. Lá tía tô kết hợp với gừng giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
-
Chuẩn bị:
– Lá tía tô tươi: 100 gram.
– Gừng tươi: 100 gram.
– Nước sạch: 500ml
-
Cách thực hiện:
– Lá tía tô đem rửa sạch, để ráo nước.
– Gừng rửa thật sạch rồi gọt bỏ vỏ. Sau đó thái lát mỏng.
– Đun sôi 500ml nước sau đó thêm gừng và lá tía tô vào đun sôi nhỏ lửa thêm 3-5 phút.
– Tắt bếp rồi loại bỏ bã, lọc lấy phần nước.
– Chia hỗn hợp làm 2 lần và sử dụng trong ngày, nên sử dụng hỗn hợp sau khi đã được làm ấm.
– Thực hiện đều đặn liên tục trong vòng 7 ngày để giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.
5. Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô kết hợp nguyên liệu khác
-
Chuẩn bị:
– Lá tía tô khô: 16 gram.
– Bạch truật : 16 gram.
– Đương quy: 16 gram.
– Hoài sơn: 16 gram.
– Lá đắng:16 gram.
– Cây ngũ sắc: 16 gram.
– Lá lốt: 16 gram.
– Hoàng kỳ: 15 gram.
– Xương bồ: 12 gram.
– Trần bì: 10 gram.
– Chỉ xác: 10 gram.
– Sinh khương: 04 gram.
-
Cách thực hiện:
– Đem tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch rồi để ráo nước.
– Cho vào ấm sắc thuốc. Thêm vào đó 200ml nước.
– Đun sôi kĩ nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.
– Lọc lấy phần thuốc, loại bỏ bã.
– Chia thuốc làm 2 phần bằng nhau và uống trong ngày. Nên uống sau mỗi bữa ăn và uống thuốc ấm.
– Áp dụng phương pháp này liên tục trong 7 ngày.
III. Công dụng của lá tía tô trong điều trị trào ngược dạ dày
– Lá tía tô được trồng phổ biến ở nhiều nơi và được sử dụng như một loại rau sống ăn kèm với nhiều món ăn thuần Việt.
– Theo Đông y thì lá tía tô có tính ấm, vị cay nhẹ và có mùi thơm đặc trưng. Có công dụng chống viêm, giúp làm lành niêm mạc và giảm khá hiệu quả triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày
– Theo Tây y hiện đại lá tía tô có chứa những hoạt chất như: Quercetin, acid rosmarinic,… có khả năng sát trùng, kháng viêm. Bên cạnh đó hàm lượng lớn Vitamin C trong loại lá này còn giúp giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
IV. Lưu ý khi sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày
– Phương pháp này không áp dụng cho phụ nữ mang thai.
– Người có cơ địa thường xuyên ra mồ hôi không nên chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô.
– Phương pháp này chỉ phù hợp áp dụng ở người mới khởi phát bệnh và ở mức độ nhẹ.
– Chỉ sử dụng một liều lượng vừa đủ, không được lạm dụng vì loại lá này có thể gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, mang lại sự mệt mỏi cho người sử dụng.
– Vì là thảo dược thiên nhiên nên sẽ mang về hiệu quả khá chậm nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới có kết quả.
– Bên cạnh đó người bệnh cũng nên lưu ý thêm một vài vấn đề dưới đây để triệu chứng bệnh dạ dày thuyên giảm khi dùng lá tía tô, tránh hiện tượng bệnh nặng thêm:
– Tự xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
– Uống đủ nước cho cơ thể.
–Thường xuyên tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
– Hạn chế sử dụng chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá,..
– Nên ăn những loại đồ ăn loãng, mềm, dễ tiêu. Không nên ăn những loại thức ăn khô, cứng, cay nóng,…
Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng chữa đau dạ dày bằng thảo dược
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Giới thiệu đến bạn: Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày
Giới thiệu đến bạn: Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày
Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
Công dụng của viên uống Prilosec OTC
- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng
- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả
- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần.
- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả
- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần.
>>> chi tiết sản phẩm xem tại : Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có thể bạn quan tâm
>>> 12 loại nước uống giúp giảm đau dạ dày cực hiệu quả
>>> Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị
>>> 12 loại nước uống giúp giảm đau dạ dày cực hiệu quả
>>> Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị