-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÓ THỂ MẮC TÂM THẦN VÌ ÁP LỰC THI CỬ QUÁ LỚN
Đăng bởi: Admin
27/02/2017
CÓ THỂ MẮC TÂM THẦN VÌ ÁP LỰC THI CỬ QUÁ LỚN
Theo nhận định của nhiều bác sĩ, chuyên gia tâm lý, hiện nay tình trạng rối loạn tâm thần xuất hiện ngày càng nhiều ở giới trẻ, nhất là trong độ vị thành niên.
Tỷ lệ những em học sinh gặp phải những sang chấn, khủng hoảng tâm lý do áp lực thi cử, học hành vào thời điểm trước và sau khi kỳ thi đại học, cao đẳng diễn ra ngày càng nhiều hơn. Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) đã có nhận định như sau.
Ông đánh giá như thế nào về việc tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần luôn tăng cao trong thời điểm trước và sau khi kỳ thi đại học diễn ra?
Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia một năm khám và điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân nội trú và 36.000 bệnh nhân ngoại trú. Trong đó, nhóm đối tượng học sinh - sinh viên đến khám và điều trị chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Thời điểm học sinh đến khám và điều trị thường vào dịp tập trung ôn thi tốt nghiệp, thi đại học.
Trước đây, học sinh nhập viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia không nhiều vì phụ huynh chủ yếu đưa con em mình đến khám ở các khoa khác. Nhưng những năm gần đây, người dân đã bắt đầu có những hiểu biết về những chứng bệnh liên quan đến tâm thần nên đã đưa con đến khám và tư vấn nhiều hơn. Vài năm trở lại đây, việc học sinh, sinh viên nhập viện khá nhiều.
Tuy nhiên, chỉ khi bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như trầm cảm, sống co mình, không giao tiếp, giận mình, giận đời, hoảng loạn, kích động, muốn hủy hoại cuộc sống bằng cách tự tử… thì gia đình mới phát hoảng và bắt đầu nghĩ đến khả năng con mình có vấn đề về thần kinh.
Có những học sinh do “sợ” đối mặt với thi tốt nghiệp, kỳ thi tuyển đại học dẫn tới hiện tượng nôn, co giật, cùng các triệu chứng giả khác rồi vào nhập viện để trốn thi. Lại có nhiều học sinh sau khi thi tốt nghiệp xong, bản thân rất muốn thi vào các trường đại học, do lo lắng mình không đủ khả năng nên cũng phát bệnh. Số khác, do thời gian ôn thi quá dài, cơ thể bị suy nhược, biểu hiện ra ngoài là các chứng đau đầu mất ngủ, lo âu, chán chường, những trường hợp nặng hơn thì sợ hãi, hoang tưởng, khóc lóc…
Theo ông, nguyên nhân do đâu mà tỷ lệ mắc bệnh tâm thần của các “sỹ tử” lại ngày càng cao?
Bình thường học sinh, sinh viên phải ngủ từ 8-12 giờ/ngày, nạp từ 1.800-2.200kcal/ngày, khi không đáp ứng đủ thì cơ thể rất dễ bị thay đổi bởi tác nhân môi trường bên ngoài. Trong khi đó, bộ não của con người dưới 22 tuổi chưa được biệt hóa hoàn toàn, tức chưa được hoàn thiện mà đã phải làm việc nhiều giờ (như học tập chẳng hạn) sẽ dẫn đến mệt não.
Biểu hiện ra bên ngoài là sự mệt mỏi của cơ thể, rối loạn sự chú ý, rối loạn cảm xúc, nặng hơn là rối loạn tâm thần. Vì vậy, có thể gói gọn trong 3 nguyên nhân sau:
- Thứ nhất là do nguyên nhân nội sinh, chứng bệnh vốn đã tiềm ẩn trong cơ thể, khi chịu sự tác động, thay đổi của các yếu tố bên ngoài, căn bệnh mới phát ra ngoài.
- Thứ hai là do gia đình, do bạn bè quá tin tưởng, vô hình trung tạo ra áp lực, khi cảm thấy bản thân không đáp ứng được sự kỳ vọng của mọi người thì cũng sinh bệnh (y học gọi là rối loạn cấp).
- Thứ ba, học sinh đó đang mắc một chứng bệnh gì đó như cảm cúm, suy nhược cơ thể… khi cộng thêm cả việc ôn thi quá mức thì cũng sẽ phát bệnh.
Ở đây cũng cần nhấn mạnh đến vai trò và tác động của gia đình đối với tâm lý của các em. Ai cũng hiểu rằng, bố mẹ nào cũng yêu thương con cái và kỳ vọng vào con em mình. Thế nhưng, các vị phụ huynh cũng nên hiểu rằng, con em họ đang trong tuổi trưởng thành (dưới 22 tuổi), cơ chế tâm sinh lý chưa hoàn thiện, các cháu lúc nào cũng muốn khẳng định mình.
Tuy nhiên chính những áp lực vô hình đến từ phía gia đình sẽ dễ khiến các cháu trở nên ăn ít, ngủ ít, thậm chí không ăn, không ngủ, nên khi môi trường sống thay đổi, những vấp váp trong cuộc sống, những cú sốc do không đạt được mục đích đặt ra dễ tạo thành sang chấn tâm lý, không điều chỉnh mình được nữa thì sẽ rất dễ bị bệnh tâm thần.
Vậy theo ông cần làm gì để giảm được tình trạng này?
Để giảm bớt được những trường hợp nhập viện vì bệnh này thì việc đầu tiên cần làm là tuyên truyền nhiều về sức khỏe tâm thần để mọi người hiểu rõ về nó. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có một chương trình y tế, các kiến thức y tế được dạy trong các trường để học sinh, sinh viên có hiểu biết về các phương pháp học tập đúng đắn, biết cách giải tỏa căng thẳng, tránh lo âu, chán chường vì áp lực học hành. Điều này sẽ giúp các bạn trẻ tự tìm cho mình phương pháp học tập tốt nhất, nắm bắt được các kiến thức cơ bản để biết được những vấn đề liên quan tới sức khỏe của mình, từ đó, xây dựng thói quen học tập với thời gian ăn, ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lý (phải đảm bảo giấc ngủ tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày).
Đặc biệt, phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết các biểu hiện của con cái để đưa con đi tư vấn tâm lý, điều trị kịp thời. Các vị phụ huynh không nên đặt quá nhiều kỳ vọng hay áp lực lên con cái, quan tâm nhiều hơn đến phương pháp học tập cũng như sức khỏe của con, khi thấy con có dấu hiệu lạ (giấc ngủ lâu hoặc ít ngủ, cáu giận, bực bội, không chịu vệ sinh tắm rửa, ăn uống thì thất thường…) thì cần theo dõi sát sao rồi đưa đi kiểm tra sức khỏe sớm. Về phía thầy cô giáo, là những người rất gần gũi, tiếp xúc 8 tiếng trong một ngày với các học sinh, chính các thầy cô nếu thấy các em học sinh có biểu hiện bất thường hàng ngày thì cũng phải thông báo ngay cho phụ huynh.
Ngoài ra các bậc phụ huynh có thể sử dụng thêm dược phẩm hỗ trợ như sản phẩm bổ não Super Power PS-100 3 lần/ngày sẽ có tác dụng giúp kiến tạo nguồn năng lượng cho tế bào hoạt động, giúp duy trì tính linh động của màng tế bào thần kinh, tăng dẫn truyền xung động cải thiện nhận thức, hành vi và phản xạ thần kinh. Với thành phần phosphatidylserine được chiết xuất từ đậu nành có chứa trong Super Power PS-100 có tác dụng kích thích trí nhớ, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi và tạo sự hưng phấn, tập trung chú ý.
Những tác dụng khác của Super Power PS-100
- Bệnh "rối loạn sự chú ý", hiếu động và quá khích ở trẻ em. Tăng sự tập trung trong học tập và làm việc hiệu quả ở những người chịu áp lực cao như học sinh, sinh viên ôn thi…..
- Bệnh trầm cảm và cải thiện tâm trạng, hồi phục nhân cách trong các bệnh tâm thần.
- Phục hồi chức năng và bổ dưỡng não sau chấn thương não, tai biến mạch não, đột quỵ…..
- Mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng, stress…
Hiểu rõ nguy cơ mắc bệnh tâm thần và thực hiện các biện pháp phòng bệnh tâm thần là cách tốt nhất đối với các bậc phụ huynh và các sĩ tử trong mùa thi.
Chi tiết có thể tham khảo thêm tại: http://binhnghiamst.com/vi/chi-tiet/san-pham/1-ho-tro-dieu-tri-nao/205-thuc-pham-chuc-nang-super-power-ps-100-tang-cuong-nhan-thuc-tang-cuong-tri-nho.mst