-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Zinc (kẽm) là một chất rất cần thiết cho chức nẵng của hơn 300 loại enzyme khác nhau trong cơ thể và nó giữ vai trò sống còn của hàng loạt quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Có khoảng 3000 trong số 100000 proteins của người có chứa kẽm. Kẽm là cofactor của men xúc tác SOD cho các phản ứng chống chất oxyhoá và rất nhiều các men xúc tác các phản ứng chuyển hoá đường, và đạm.
Zinc (kẽm) thực phẩm chức năng của Mỹ này có tác dụng tăng cường các hoạt động miễn dịch của kẽm như điều hoà tế bào lymphocyte T, CD4, tế bào diệt tự nhiên và interleukin II. Hơn nữa, kẽm còn có hoạt tính chống virus. Kẽm giữ vai trò trong quá trình hàn gắn các vết thương đặc biệt là trong bỏng và phẫu thuật. Kẽm rất cần cho quá trình trưởng thành của tinh trùng và sự phát triển bình thường của bào thai. Kẽm liên quan đến các chức năng của giác quan (như vị giác, khứu giác và thị giác) và kiểm soát sự giải phóng vitamin A dự trữ ở gan. Trong hệ thống nội tiết, kẽm điều hoà hoạt động insulin và thúc đẩy sự chuyển đổi hóc môn tuyến giáp thyroxin thành triiodothyronin. Ở nam giới, tuyến tiền liệt chứa hàm kẽm rất cao, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tuyến tiền liệt và có thể bảo vệ tuyến tiền liệt từ những tổn thương ở giai đoạn sớm mà có thể dẫn tới ung thư.
Kẽm là rất cần thiết cho cơ thể phát triển và trưởng thành về cả khía cạnh chức năng sinh sản ở cả nam và nữ. Kẽm cũng đảm bảo cho quá trình phát triển bình thường của thai nhi trong quá trình mang thai, thời kỳ thơ ấu và thời niên thiếu. Dựa trên các bằng chứng khoa học, kẽm rất có hiệu quả trong việc điều trị cho trẻ suy dinh dưỡng, các bệnh mụn đỏ trứng cá, nang chân lông ở mặt, loét đường tiêu hoá, u nhọt ở chân, bệnh vô sinh, bệnh rối loạn chuyển hoá đồng, herpes và rối loạn về vị giác và khứu giác. Kẽm còn dùng phổ biến trong phòng chống cảm cúm.
Thiếu hụt kẽm gây ra các triệu chứng như chậm phát triển trí tuệ, rụng tóc, ỉa chảy, chậm phát triển sinh dục, liệt dương, ảnh hưởng đến da và mắt, chán ăn. Hơn nữa, các triệu chứng có thể xuất hiện như giảm cân, chậm lành vết thương, thay đổi vị giác, tinh thần lơ mơ, nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng như HIV hoặc AIDS, đái đường típ 2 và góp phần vào nguyên nhân vô sinh ở nam giới và bệnh trẻ em bị thiếu tập trung do rối loạn hiếu động thái quá.
Dựa trên cơ sở khoa học, kẽm được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh: hiệu quả cao trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em suy dinh dưỡng, liền vết thương trong loét đường tiêu hoá, bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, ngăn ngừa chậm phát triển trí tuệ, rụng tóc, chậm trưởng thành sinh dục, liệt dương, cải thiện da, mắt và tăng cảm giác ngon miệng.
Bổ sung kẽm còn rất hiệu quả trong điều trị bệnh mụn đỏ trứng cá, nang chân lông ở mặt, điều chỉnh rối loạn hành vi hiếu động của trẻ, giảm viêm nhiễm ở trẻ bị hội chứng Down. Kẽm có thể là một ứng cử an toàn và hiệu quả cho điều trị bệnh loét miệng lưỡi (herpes) type I và II, cải thiện mức cholesterol ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tăng lượng tốt cholesterol và giảm lượng xấu cholesterol. Kẽm cũng rất có lợi cho các tế bào miễn dịch, giảm đáng kể sự tích luỹ các mảng xơ vữa và rất hiệu qủa trong bệnh rối loạn chuyển hoá đồng.
Còn rât nhiều bệnh mà điều trị bằng kẽm cũng cho kết quả tốt nhưng số lượng nghiên cứu chưa nhiều như bệnh rụng tóc, suy nhược cơ thể, hơi thở hôi,rối loạn chảy máu di truyền, rối loạn máu do chuyển hoá sắt, bỏng, viêm tuyến tiền liệt mãn tính, thiếu hụt nhận thức ở trẻ em, cảm cúm, bệnh Crohn, gàu bám da đầu, tiểu đường type 1 và 2, tiểu đường biến chứng thần kinh, eczema, trẻ còi cọc, bệnh gan não, viêm gan vius C, HIV/AIDS, suy nhược tuyến giáp, vết thương, vô sinh, chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em, bệnh phong, xơ gan, sốt rét, ký sinh trùng, chuột rút, nhiễm độc kim loại nặng (arsenic), bệnh vảy nến, viêm khớp, viêm miệng, ù tai, và mụn cóc do virus.
- Liều dùng hàng ngày cho phép: nhìn chung với liều 15mg hàng ngày là thích hợp để phòng chống sự thiếu hụt kẽm. Tuy nhiên, lượng kẽm cần hàng ngày là khác nhau giữa các cá nhân. Đây là liều trung bình tinh theo độ tuổi: người lớn và nam thiếu niên: 9-12mg, nữ: 9mg. Phụ nữ có thai và cho con bú: 15mg, trẻ em 7-10 tuổi: 7-9mg, 4-6 tuổi: 5mg, 1-3 tuổi: 3mg, trẻ sơ sinh 7-12 tháng: 3mg và trẻ dưới 6 tháng: 2mg. Tuy nhiên, một thực tế là chỉ có khoảng 20 đến 30% lượng kẽm bổ sung đựơc hấp thụ vào cơ thể vậy liều cần bổ sung trung bình là 50mg/ngày đối với người lớn
- Tác dụng phụ: nếu uống quá liều từ 150 đến 450mg trong 1 ngày có thể gây ra giảm lượng đồng, sắt và magiê giảm chức năng miễn dịch của cơ thể và giảm lượng tốt cholesterol máu
- Thận trọng: nếu bạn đang có thai và cho con bú hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Dừng thuốc ngay nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ phản ứng phụ nào của thuốc