Dấu hiệu bệnh trĩ: Liệu bạn có đang mắc căn bệnh này?

 Đăng bởi: My Hoàng 29/04/2022

Trĩ là một bệnh khá phổ biến ở cả nam lẫn nữ, không ngoại trừ lứa tuổi, ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây nhiều rắc rối, bất tiện trong sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy bạn đã nắm rõ được các dấu hiệu bệnh trĩ chưa? Liệu bạn có đang mắc căn bệnh này? Tìm hiểu ngay câu trả lời ở bài viết dưới đây để xem liệu bạn có đang mắc bệnh trĩ không nhé. 
 


I. Dấu hiệu bệnh trĩ: Liệu bạn có mắc những dấu hiệu dưới đây?

1. Dấu hiệu thường gặp
 
  • Đau rát, ngứa hậu môn

- Đau rát, ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu bệnh trĩ. Hậu môn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển nếu không sạch sẽ. Từ đó gây đau rát và ngứa.

- Khi bị ngứa hậu môn, bệnh nhân không nên sử dụng tay để gãi. Vì có thể khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

- Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng nước muối ấm để rửa hậu môn. Điều này góp phần ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm hậu môn và giảm nhẹ triệu chứng.
 
  • Chảy máu

- Chảy máu hay cụ thể là đại tiện ra máu là dấu hiệu bệnh trĩ điển hình và dễ nhận biết nhất.

- Nguyên nhân chảy máu là do các búi trĩ có niêm mạc mỏng và bị tổn thương khi va chạm với khối phân cứng khi đi qua hậu môn.

- Ban đầu, máu sẽ chảy với số lượng ít. Bệnh nhân sẽ phát hiện khi thấy máu dính vào giấy vệ sinh. Trường hợp bệnh nhân sử dụng phương pháp rửa có thể không phát hiện trong giai đoạn này. Sau một thời gian, lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn, có thể chảy thành từng dòng, từng giọt.

- Ở giai đoạn này nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu. Điều này gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể cho bệnh nhân.
 
  • Sa búi trĩ tại hậu môn

- Dấu hiệu này thường gặp trong bệnh trĩ ngoại. Ở giai đoạn đầu bạn đã có thể thấy sự xuất hiện của các búi trĩ bên ngoài hậu môn. Ngược lại với bệnh trĩ nội thì phải tới những giai đoạn sau mới có hiện tượng sa búi trĩ.

- Thông thường, các búi trĩ có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng hạt ngô hoặc hạt đậu. Nhưng sau một thời gian, chúng có thể sẽ tăng kích thước và trở nên ngoằn nghèo. Từ đó bệnh nhân có thể gặp tình trạng sa, nghẹt búi trĩ.

2. Triệu chứng toàn thân
 
• Thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến đau đầu, choáng ngất.

• Sợ hãi mỗi khi đi đại tiện, hoặc không muốn đi đại tiện.

• Căng thẳng, lo âu quá mức.
 

3. Dấu hiệu bệnh trĩ có thể phụ thuộc vào vị trí
 
  • Trĩ nội

- Trị nội được định nghĩa khi búi trĩ ở trên đường lược. Đường lược là đường hình răng lược chia 2/3 trên và 1/3 dưới của ống hậu môn. Nó là chỗ nối giữa phần cuối ống tiêu hóa và hậu môn. Đồng thời cũng là mốc ranh giới phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại.

Dấu hiệu bệnh trĩ nội không dễ nhận biết ở giai đoạn đầu do búi trĩ còn nhỏ nên không bị sa ra ngoài hậu môn. Tuy nhiên, khi bị mắc trĩ nội bệnh nhân có thể thấy một số thay đổi bất thường sau:

+ Đại tiện ra máu: thường là máu dính ở giấy vệ sinh hoặc dính ở phân. Lượng máu ban đầu ít, càng về sau lượng máu càng nhiều.

+ Đại tiện khó, ngứa hậu môn: Đây là triệu chứng của bệnh trĩ nói chung. Càng để lâu các triệu chứng này càng rõ ràng. Chúng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

+ Sa trĩ: từ độ 2 người bệnh có nguy cơ bị sa búi trĩ tuy nhiên búi trĩ vẫn sẽ tự co lên được. Ở độ 3, cần phải dùng tay đẩy búi trĩ lên.  Và độ 4 có thể sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn.
 
  • Trĩ ngoại

- Trĩ ngoại được định nghĩa là búi trĩ ở dưới đường lược. Trĩ ngoại sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Bởi vùng da trên búi trĩ có thể bị kích thích và bị loét. Hơn nữa, nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng.

4. Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại hay gặp là:

- Chảy máu khi đại tiện, sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát hậu môn là những triệu chứng của bệnh trĩ nói chung.
 
- Sa trĩ: triệu chứng này dễ nhận biết và khá điển hình cho trĩ ngoại. Vì các búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn ngay ở giai đoạn đầu.
 
II. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:

• Rặn khi đi cầu

• Ngồi lâu trên bồn cầu

• Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính

• Béo phì

• Mang thai

• Giao hợp qua đường hậu môn

• Chế độ ăn ít chất xơ

• Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

III. Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:

• Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.
 

• Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.

• Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.

• Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.

IV. Phòng ngừa bệnh trĩ 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

• Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.

• Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.

• Xem xét chất bổ sung chất xơ. Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ được khuyến cáo 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram mỗi ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel, giúp cải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ. Những sản phẩm này giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày. Cần lưu ý khi sử dụng chất chất xơ bổ sung, hãy chắc chắn uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu không, các chất bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm táo bón nặng hơn.

• Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

• Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.

• Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.

• Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
 
Trên đây là một số cách chữa dứt điểm bệnh trĩ mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Bệnh trĩ không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh rất nhiều. Đa số bệnh nhân thường đến khám muộn vì còn e ngại. Nếu không được điều trị bệnh có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng.
 
Giải pháp cho người bệnh trĩ: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp điều trị bệnh trĩ hoàn toàn từ thảo dược.
 
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: 
Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 
 
 

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 
 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận của bạn:
0978307072