-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Dấu hiệu Bệnh Trĩ và những điều cần lưu ý.
Đăng bởi: Quản trị Web
03/06/2023
Bệnh trĩ rất phổ biến và thường gặp sau tuổi 30, đặc biệt là ở những người làm việc văn phòng. Vì đây là bệnh của vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi khám cho đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng. Vậy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu Dấu hiệu bệnh trĩ và những điều cần lưu ý.
I. Dấu hiệu bệnh trĩ
*Người bị bệnh trĩ có thể biểu hiện các triệu chứng như sau:
- Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu, khi trĩ nặng có thể xuất hiện ngoài hậu môn thường xuyên.
- Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị sa nghẹt gây sưng đau
- Đại tiện bị chảy máu nhưng không đau. Tùy mức độ chảy máu, bệnh nhân có thể chỉ thấy máu thấm giấy vệ sinh, hoặc nhỏ giọt hay máu bắn thành tia, càng rặn thì càng chảy nhiều máu.
- Thường xuyên bị kích thích hoặc ngứa hậu môn. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng bị nhiễm giun kim.
- Khó chịu, đau rát hậu môn tăng dần theo sự tiến triển của búi trĩ.
II. Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ
- Theo nghiên cứu cho biết, bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những người từ 30-60 tuổi, trong số đó, tỷ lệ phụ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam giới (chiếm 61%).
*Nguyên nhân bị bệnh trĩ có thể xuất phát từ các yếu tố, nguy cơ như:
- Ngồi nhiều, ít vận động, đặc biệt là dân văn phòng
- Uống ít nước
- Uống rượu bia
- Hay ăn đồ cay nóng
- Chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ
- Mắc bệnh béo phì
- Phụ nữ mang thai
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
- Hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Thói quen ngồi bồn cầu lâu hoặc rặn nhiều khi đi đại tiện
- U vùng tiểu khung như u đại trực tràng, u xơ tử cung…
III. Biến chứng của bệnh trĩ
- Bệnh trĩ có thể diễn ra vào một giai đoạn hoặc kéo dài suốt cuộc đời. Có những người từng bị trĩ mà không hề biết mình mắc bệnh. Hầu hết người bệnh chỉ tới thăm khám khi búi trĩ đã phát triển lớn, gây cọ xát, chảy máu, đau đớn. Song việc điều trị trĩ ở giai đoạn 4 sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều do trĩ lâu ngày đã phát sinh nhiều biến chứng.
*Các biến chứng phổ biến nhất của trĩ có thể kể đến:
- Thiếu máu: thường xuyên chảy máu hậu môn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn, suy giảm các chỉ số hồng cầu trong máu. Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng thiếu máu mãn làm người bệnh luôn trong trạng thái kiệt sức, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể cần truyền máu hoặc nhập viện điều trị. Đặc biệt, xuất huyết do trĩ ở nam giới thường nghiêm trọng hơn nữ. Nguyên nhân là do đường hậu môn ở nữ không sâu, trĩ nội sớm lòi ra ngoài, giúp phát hiện và điều trị sớm. Trong khi đó, đường hậu môn ở nam giới sâu hơn nên khó phát hiện, một khi tiêu ra máu thì búi trĩ đã rất to, mất máu nhiều và khó điều trị.
- Trĩ sa nghẹt: búi trĩ thò ra ngoài hậu môn và không thể thụt vào trong có thể gây tắc các mạch máu. Bệnh nhân thấy búi trĩ sưng to, căng đỏ, không thể dùng tay đẩy vào do rất đau. Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.
- Tắc mạch: cục máu đông rất dễ hình thành trong mạch máu của búi trĩ khi tình trạng máu lưu thông bị ứ trệ. Biến chứng này gây đau, và tình trạng nặng sẽ hơn khi có hoại tử.
- Viêm loét, nhiễm trùng: có thể viêm da quanh hậu môn, viêm nhú hoặc viêm khe gây ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn. Nhiễm trùng xảy ra khi có loét hoặc hoại tử búi trĩ, làm vết thương tiếp xúc với phân chứa lượng lớn vi trùng.
- Ung thư đại trực tràng: một cuộc nghiên cứu kéo dài suốt 10 năm (2000 – 2010) trên quy mô lớn của Đại học Y Khoa Đài Trung (Đài Loan) đã chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa trĩ và ung thư đại trực tràng: Người mắc bệnh trĩ có nguy cơ ung thư đại trực tràng gấp 2,9 lần người bình thường hoặc người mắc các bệnh lý khác; điều trị trĩ giúp giảm 50% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
IV. Các phương pháp trị bệnh trĩ
- Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định hoặc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ theo đề xuất của bác sĩ như sau:
1. Các phương pháp trị thường dùng tại bệnh viện
-
Thắt dây cao su: bác sĩ dùng dây cao su để thắt gốc búi trĩ, sau 1 tuần búi trĩ sẽ khô và rụng khỏi hậu môn. Thủ thuật này chỉ áp dụng cho bệnh trĩ nhẹ.
- Chích xơ: bác sĩ sẽ tiêm hóa chất vào mô trĩ để làm teo búi trĩ.
- Phương pháp phẫu thuật Longo: Bác sĩ phẫu thuật cắt và treo búi trĩ bằng một loại máy chuyên dụng. Phẫu thuật này ít đau và thời gian phục hồi nhanh.
- Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Thường dùng cho các trường hợp trĩ hỗn hợp (cả trĩ nội và trĩ ngoại) hay bệnh nhân có da thừa nhiều, trĩ biến chứng tắc mạch, sa nghẹt. Phương pháp này tạo ra vết thương vùng hậu môn, cần thời gian vài tuần để lành hẳn và gây đau. Tuy nhiên, hiện nay có thể sử dụng dao siêu âm cắt trĩ để hạn chế phỏng mô và đau sau mổ.
2. Cách trị bệnh trĩ tại nhà
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.
- Dùng thuốc bôi hoặc thuốc cải thiện tuần hoàn máu.
- Thường xuyên ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi lần, 2-3 lần một ngày.
- Tránh vận động nặng, ngồi hoặc đứng lâu.
- Có thể uống thuốc giảm đau acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Giải pháp cho người bệnh trĩ: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Công dụng của Bi-Hem Max:
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Nguồn: Bncmedipharm.vn, Vinmec.com....