Đau Thần Kinh Tọa Nguyên Nhân Do Đâu? Mức Độ Nguy Hiểm Và Triệu Chứng Của Bệnh

 Đăng bởi: Thành Nam 05/10/2021

Đau thần kinh tọa gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Người bệnh cần nhận biết và điều trị bệnh từ sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm và nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

I. Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân, là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người. Tên gọi khác của dây thần kinh này là dây thần kinh hông to và người bình thường đều có 2 dây thần kinh này. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh tọa là chi phối cảm giác vận động và nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể mà nó đi qua. 
Tình trạng đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa được gọi là đau thần kinh tọa theo Y học. Triệu chứng điển hình nhất mà người bệnh gặp phải là các cơn đau thắt lưng lan rộng xuống cẳng chân, ngón chân. Hướng lan của các cơn đau tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tổn thương. Người bệnh thông thường chỉ đau 1 bên dây thần kinh tọa, không đau cả hai bên. 
Đau thần kinh tọa được xếp vào bệnh lý xương khớp phổ biến thứ 2 hiện nay sau viêm khớp dạng thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa nhưng thường xảy ra nhiều và phổ biến nhất là do ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống. Người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng, phát hiện và điều trị từ sớm giúp quá trình đẩy lùi bệnh thuận lợi và dễ dàng hơn. 


II. Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? 
Đau dây thần kinh tọa dù không gây ra nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe là điều không thể tránh khỏi. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải nếu không điều trị dứt điểm và kịp thời là: 

  • Cứng cột sống: Biến chứng đau thần kinh tọa này thường đi kèm với các cơn co thắt cơ bắp hoặc mất lực hoàn toàn ở chi dưới. 
  • Teo cơ vận động:  Tình trạng này ban đầu chỉ gây cản trở trong quá trình vận động. Càng để lâu, bên chân có dây thần kinh tọa bị tổn thương có thể gặp phải tình trạng teo rút, mất dần chức năng. 
  • Bại liệt: Người bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp phải tình trạng liệt một phần hoặc hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Cơ vòng đường ruột hoặc bàng quang bị suy giảm chức năng: Bí tiểu đại tiện không tự chủ là các biểu hiện của biến chứng này. 

Các biến chứng đau dây thần kinh tọa càng kéo dài sức khỏe của người bệnh càng bị suy giảm nghiêm trọng. Nguy cơ tử vong vì bệnh cũng tăng lên. 


III. Triệu chứng đau thần kinh tọa
Như đã nói, triệu chứng nổi bật nhất của đau dây thần kinh tọa là các cơn đau nhức tại khu vực thần kinh tọa bị tổn thương và xung quanh. Khi gặp phải một hoặc một số triệu chứng dưới đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đau thần kinh tọa ngay. Cụ thể: 
1. Đau nhức theo đường đi của dây thần kinh tọa: 
Vị trí tổn thương của dây thần kinh tọa sẽ quyết định biểu hiện đau nhức khác nhau. Trong đó, nếu người bệnh bị tổn thương ở rễ dây thần kinh L4 thì cơn đau sẽ lan xuống khoeo chân. Nếu đau ở rễ dây thần kinh L5, cơn đau sẽ lan xuống lòng bàn chân và các ngón chân. Trong một số trường hợp, người bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp phải tình trạng đau nhức ở cột sống lưng hoặc dọc chân. 
2. Đau vùng cột sống thắt lưng: 
Đây là dấu hiệu điển hình của đau dây thần kinh tọa. Các cơn đau sẽ kéo dài từ mông ra phía sau chân. Cường độ đau nhức sẽ tăng lên khi người bệnh di chuyển hoặc thực hiện một số cử động như cúi, gập người. Cơn đau có thể dữ dội hoặc chỉ diễn ra âm ỉ. Trường hợp nặng nhất, đau nhức có thể khiến một bên cơ thể bị ảnh hưởng. 
3. Tê ngứa, yếu cơ: 
Cảm giác tê ngứa và yếu cơ chân tay khiến người bệnh đau thần kinh tọa khó khăn trong quá trình di chuyển và sinh hoạt thường ngày. 


IV. Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về xương khớp chỉ ra, đau thần kinh tọa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào việc xác định nguyên nhân hình thành bệnh, bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau dây thần kinh tọa là: 
1. Thoát vị đĩa đệm: 
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm. Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí L5S1 và L4L5 nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa sẽ cao hơn. Lý giải cho nguyên nhân này, các chuyên gia cho biết, nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi bao xơ sự trực tiếp chèn ép lên dây thần kinh tọa, từ đó dẫn đến các tổn thương. 
2. Một số loại bệnh về xương khớp khác: 
Ngoài thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm cột sống hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng đều có thể gây ra đau thần kinh tọa. Nguy cơ của người bệnh thấp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra. 
3. Chấn thương vùng thắt lưng trở xuống: 
Các chấn thương tại khu vực thắt lưng trở xuống nếu không được điều trị dứt điểm đều có thể dẫn đến đau dây thần tọa.  Ở các vị trí chấn thương khác người bệnh cũng có thể bị đau thần kinh tọa nhưng tỷ lệ thấp hơn. 
4. Sinh hoạt, vận động sai tư thế: 
Đứng quá nhiều, ngồi quá nhiều, thường xuyên đi giày cao gót,... cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. 
5. Nguyên nhân đau thần kinh tọa  do tuổi tác: 
Quá trình lão hóa là điều không ai có thể tránh khỏi. Tuổi tác càng cao, cột sống người bệnh càng dễ bị thoái hóa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh tọa. 
6. Lao động nặng: 
Thường xuyên phải làm các công việc liên quan đến khuân vác nặng làm dây thần kinh tọa bị tổn thương. Lâu dần dẫn đến đau dây thần kinh tọa. 


V. Chẩn đoán đau thần kinh tọa
Việc chẩn đoán đau dây thần kinh tọa là cần thiết để xác định đúng các nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số nghiệm pháp sẽ được bác sĩ thực hiện trước khi chỉ định thực hiện xét nghiệm, trong đó có thể kể đến như:  Nghiệm pháp phản xạ của gân và xương,  nghiệm pháp Lasègue, Hiện thống định vị điểm đau Valleix,...
Sau khi thực hiện nghiệm pháp, một số chẩn đoán đau thần kinh tọa cận lâm sàng sẽ được bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện. Trong đó có thể kể đến là:

  • Chụp X-quang: Người bệnh được thực hiện xét nghiệm X-quang vùng cột sống thắt lưng để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra đau thần kinh tọa. Đây cũng là bước quan trọng để bác sĩ loại trừ một số nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý xương khớp khác như viêm đĩa đệm cột sống hoặc hủy đốt sống do ung thư,...
  • MRI: Chụp cộng từ MRI vùng cột sống thắt lưng giúp bác sĩ xác định được vị trí, dạng và mức độ tổn thương do đau thần kinh tọa gây ra. Các nguyên nhân mà chụp X-quang khó phát hiện có thể được tìm thấy nhờ chụp MRI. 
  • Chụp CT cắt lớp: Đây là xét nghiệm được dùng trong trường hợp người bệnh bị đau thần kinh tọa không thể chụp MRI. Tuy phải trả chi phí thấp hơn nhưng hiệu quả đạt được cũng rất thấp. 
  • Điện cơ EMG: phát hiện và đánh giá tổn thương dây thần kinh. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

 

VI. Đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã thống kê ra, người từ độ tuổi 30 đến 50 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các nhóm tuổi. Giải thích cho tình trạng này, các chuyên gia cho biết, đa số người trong độ tuổi 30- 50 đều là người trong độ tuổi lao động. Các hoạt động ảnh hưởng đến trực tiếp đến cột sống nhiều hơn nhóm đối tượng khác. 
Đối tượng có nguy cơ mắc đau thần kinh tọa cao là: 

  • Người thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì tác động trực tiếp đến cột sống của người bệnh. Cột sống người bệnh bị tổn thương gây ra ảnh hưởng gây ra hàng loạt các bệnh lý trong đó có cả đau thần kinh tọa.
  • Người hay phải mang vác vật nặng hoặc hay phải xoay lưng: Thường xuyên phải vác hoặc xoay lưng liên tục ảnh hưởng đến vùng cột sống và dây thần kinh tọa vùng dưới thắt lưng. 
  • Người ít vận động, ngồi liên tục trong thời gian dài: Nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa của người lười vận động cao hơn nhiều lần so với người thường xuyên vận động. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh.
  • Người bị đái tháo đường: Nhiều người bệnh đái tháo đường không biết đến thông tin này dẫn đến việc chủ quan trong quá trình điều trị. Các bác sĩ đặc biệt khuyến cáo, nguy cơ tổn hại dây thần kinh của người đái tháo đường cao hơn người bình thường.  ​

Mách Bạn : Bổ sung thực phẩm chức năng giúp xương khớp chắc khỏe, phòng tránh các bệnh về xương khớp:

​Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện
Vậy đối với việc bảo vệ bộ xương khớp, chúng ta nên sử dụng loại TPCN nào?

Giới thiệu với bạn : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền côn nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.

 


Bi-Jcare Max có tác dụng gì ?
Bi-Jcare Max là sản phẩm có chứa hơn 10 thành phần dưỡng chất thiết yếu quan trong trong hệ xương khớp nên Bi-Jcare Max có những tác dụng ưu việt như sau:
- Tái tạo Sụn Khớp phục hồi sụn hư tổn: Nhờ các hoạt chất sinh học Glucosamin, Chondroitin, Hydrolyzed Collagen Type-I  (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Hyaluronic Acid và MSM là những thành phần chính để cấu  tạo nên sụn khớp.
- Giúp Bổ Sung và Tái Tạo Chất Nhờn: Hyaluronic Acid  là thành phần chính, quan trọng trong chất nhờn bôi  trơn cho sức khỏe của sụn và khớp giúp bảo vệ sụn và tăng tính linh họa khi khớp vận động. Glucosamin,  Chondroitin, MSM, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan),Undenatured Collagen Type-II (UCII) cùng  Hyaluronic Acid tạo nên sự trẻ hoá, tái tạo chất nhờn,  sụn khớp và giúp khớp khoẻ mạnh.
- Giúp Chống lão hoá và Thoái Hoá Khớp: Hyaluronic Acid là thành phần không thể thiếu trong dịch khớp, nó có tác dụng chống oxy hoá và khử các gốc tự do giúp bảo vệ khớp, chống khô khớp, mòn sụn khớp, giúp xương khớp không bị thoái hóa, Chondroitin, MSM, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.
- Giúp giảm đau và chống viêm: Bi-Jacer Max giúp giảm đau chống viêm trong các bệnh lý xương khớp mà không cần dùng thuốc kháng sinh giảm đau, chống viêm nhóm không steroid là nhờ các hoạt chất tự nhiên: Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext, Glucosamin, Chondroitin, MSM
- Giúp Chống Loãng Xương: Calcium, Vitamin D3 và Sodium Chondroitin, MSM, Hyaluronic Acid, Hydrolyzed  Collagen Type-I (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.
=> Với những công dụng trên Bi-Jcare Max rất hiệu quả trong việc tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị đã đệm, khô khớp, gai xương khớp đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy... loãng xương ở người trẻ đến người cao tuổi.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn biết thêm về ​tổng quan bệnh gai cột sống. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm

Vì sao lại mọc thêm xương ở mắt cá chân?
Bất ngờ với công dụng chữa đau xương khớp bằng dừa và đỗ đen
Glucosamine có tác dụng gì với sức khỏe xương khớp? Những lưu ý khi dùng glucosamine

Viết bình luận của bạn:
0978307072