Điểm mặt 7 nguyên nhân gây nóng gan người bệnh nên lưu ý.

 Đăng bởi: My Hoàng 29/04/2022
Về mặt ngôn ngữ y học sẽ không có định nghĩa nóng gan cụ thể. Nóng gan là thuật ngữ dân gian cho thấy tình trạng gan bị tổn thương làm xuất hiện các triệu chứng gây khó chịu. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn bị nóng gan? Dưới đây chúng ta cùng điểm mặt 7 nguyên nhân gây nóng gan người bệnh nên lưu ý nhé. 
 

I. Điểm mặt 7 nguyên nhân gây nóng gan
 
Có nhiều nguyên nhân có thể gây nóng gan bao gồm:

1. Viêm gan

Viêm gan là một bệnh nhiễm trùng gan, gây viêm và tổn thương gan, nóng gan, khiến gan khó hoạt động như bình thường. Có 5 loại viêm gan bao gồm:

• Viêm gan A: Viêm gan A thường lây qua việc tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng có thể hết mà không cần điều trị, nhưng quá trình phục hồi có thể mất vài tuần.

• Viêm gan B: Có thể là cấp tính (ngắn hạn) hoặc mãn tính (dài hạn), lây truyền qua các chất dịch cơ thể, như máu và tinh dịch. Việc điều trị sớm viêm gan B là chìa khóa để tránh các biến chứng. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đi khám thường xuyên nếu đang có nguy cơ mắc bệnh.

• Viêm gan C: Bệnh có thể là cấp tính hoặc mãn tính, thường lây lan qua tiếp xúc với máu từ người bị viêm gan C. Mặc dù giai đoạn đầu thường không gây ra các triệu chứng nguy hiểm, nhưng ở giai đoạn sau có thể dẫn đến tổn thương gan vĩnh viễn.

• Viêm gan D: là một dạng viêm gan nghiêm trọng chỉ phát triển ở những người bị viêm gan B.

• Viêm gan E: Thường do dùng nước bị ô nhiễm, bệnh thường tự biến mất trong vòng một vài tuần mà không có biến chứng lâu dài.

2. Bệnh gan nhiễm mỡ

- Chất béo tích tụ trong gan có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Có hai loại bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Nếu không được kiểm soát, cả hai loại bệnh gan nhiễm mỡ đều có thể gây tổn thương gan, nóng gan, dẫn đến xơ gan và suy gan.

3. Tình trạng tự miễn
 
Tình trạng tự miễn nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, khiến gan bị tổn thương. Các tình trạng này bao gồm:

• Viêm gan tự miễn: Tình trạng này khiến hệ thống miễn dịch tấn công gan, dẫn đến viêm, xơ gan và suy gan.

• Xơ gan mật nguyên phát (PBC): Điều này dẫn đến tổn thương các ống dẫn mật trong gan, gây ra sự tích tụ mật. PBC có thể dẫn đến xơ gan và suy gan.

• Viêm đường mật nguyên phát: Tình trạng viêm này gây ra tổn thương dần dần cho các ống dẫn mật, khiến mật tích tụ trong gan.

4. Vấn đề di truyền

Một số vấn đề di truyền mà bạn thừa hưởng từ cha mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến gan bao gồm:

• Hemochromatosis: Hemochromatosis khiến cơ thể bạn dự trữ nhiều chất sắt hơn mức cần thiết trong các cơ quan, bao gồm cả gan. Điều này có thể dẫn đến tổn thương trong thời gian dài nếu không được kiểm soát.

• Bệnh Wilson: Đây là căn bệnh khiến gan hấp thụ đồng thay vì giải phóng vào ống dẫn mật. Gan dễ bị tổn thương, cho phép đồng vào máu, làm tổn thương các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả não.

• Sự thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AT): Tình trạng xảy ra khi gan không thể tạo ra đủ alpha-1 antitrypsin – một loại protein giúp ngăn chặn sự phân hủy enzyme trên khắp cơ thể. Tình trạng này có thể gây ra bệnh phổi cũng như bệnh gan.

5. Ung thư gan

- Ung thư gan là sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát của các tế bào ung thư tại gan. Nếu ung thư bắt đầu ở những nơi khác trong cơ thể nhưng di căn đến gan, thì được gọi là ung thư gan thứ phát. Loại ung thư gan phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào gan. Biến chứng của các bệnh về gan khác, đặc biệt nếu không được điều trị, có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư gan.

6. Xơ gan

- Xơ gan là tình trạng sẹo do các bệnh về gan và các nguyên nhân gây tổn thương gan khác, chẳng hạn như sử dụng rượu quá mức. Xơ nang và giang mai cũng có thể dẫn đến tổn thương gan, gây xơ gan.
Gan có thể tái tạo để hồi phục thương tổn, nhưng quá trình này thường dẫn đến sự phát triển của mô sẹo. Càng nhiều mô sẹo phát triển, gan càng khó hoạt động bình thường.

7. Suy gan

- Suy gan mạn tính thường xảy ra khi một phần đáng kể của gan bị tổn thương và không thể hoạt động bình thường. Suy gan cấp tính là tình trạng xảy ra đột ngột, thường là xảy ra do dùng thuốc quá liều hoặc ngộ độc.

- Các nguyên nhân nóng gan hầu hết đều xuất phát từ lối sống cùng chế độ ăn uống kém lành mạnh khiến tế bào gan bị tổn thương, tích tụ độc tố và phát sinh các triệu chứng nóng gan.
  

II. Triệu chứng nóng gan

Người bị nóng gan sẽ phải thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như:

1. Da nổi mẩn ngứa

- Một khi chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc và đào thải chất độc cũng giảm theo làm chất độc tích tụ lại, sau đó xâm nhập vào da và có những triệu chứng bộc phát như nổi những mảng mẩn đỏ hoặc hồng ban lan rộng, cảm giác ngứa râm ran. Sau vài tiếng,  triệu chứng nóng gan sẽ giảm dần và biến mất khi nhiệt độ cơ thể ổn định trở lại. Một số trường hợp nóng gan nổi mẩn ngứa , nóng gan nổi mụn mặt, mụn nhọt,...

- Nhiều người khi lầm tưởng triệu chứng này là do bị dị ứng nên tự ý mua thuốc về điều trị, kết cục là gan càng bị độc tố từ các loại thuốc này tấn công hơn.
 
2. Nổi mề đay

- Biểu hiện nóng gan thường thấy là nổi các vùng mề đay trên bề mặt da, sần cục, dày, các mảng mề đay có thể gây ngứa hoặc không tùy từng cơ địa.

3. Vàng da

- Một dấu hiệu nóng gan thường thấy là thay đổi màu da, các sắc tố trên da có sự “biến hình” bởi sắc tố mật bilirubin tích tụ trong máu cao, da bắt đầu chuyển sang màu vàng khi chức năng gan rơi vào trạng thái suy yếu.

- Nếu màu da càng ngả màu vàng chứng tỏ lượng sắc tố bilirubin càng nhiều. Những bộ phận có thể thấy rõ nhất là kết mạc của mắt, lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc lưỡi. Ngoài ra, việc nhiệt độ cơ thể tự nhiên thay đổi cũng là dấu hiệu gan nóng. Lúc này, bạn thường xuyên cảm thấy bụng dạ nóng nực và khó chịu một cách bất thường.

4. Hơi thở có mùi

- Thật chẳng dễ chịu gì khi miệng bạn phát ra mùi hôi khiến người xung quanh xa lánh, bản thân cũng chẳng vui vẻ gì! Gan bị tổn thương nên sản sinh ra nhiều ammonia làm cho hơi thở có mùi khó chịu, kèm theo đó là cảm giác chán ăn, mệt mỏi, tiêu hóa kém, sụt cân,… ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
 
5. Nước tiểu có màu vàng đậm

- Khi chức năng gan bị suy giảm, độc tố tồn đọng, để giải phóng bớt gánh nặng, gan buộc phải đẩy độc tố xuống thận và kết quả là nước tiểu có màu vàng sẫm và đậm hơn bình thường.
 
- Ngoài ra, nước tiểu có màu vàng đậm có thể do gan bị tổn thương, khiến chất Bilirubin (là một chất màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ các tế bào hồng cầu của cơ thể) bị rò rỉ vào máu và nước tiểu. Có thể nói Bilirubin gây ra nước tiểu có màu vàng đậm là dấu hiệu của bệnh gan, trong đó có bệnh nóng gan.

6. Mắt có quầng thâm, nhức mắt, mỏi mắt

- Phần da dưới mắt phản ánh khá rõ tình trạng sức khỏe của cơ thể. Gan bị tổn thương có liên quan mật thiết tới vết quầng thâm ở mắt và triệu chứng nhức, mỏi mắt.

7. Các triệu chứng khác

- Một số triệu chứng nóng gan khác phải kể đến như đau bụng, sưng ở chân, mắt cá chân, mệt mỏi mãn tính, nôn hoặc buồn nôn, da dễ bầm tím, chảy máu chân răng, chảy máu cam, mất ngủ…
 
- Các biểu hiện nóng gan chỉ diễn ra thỉnh thoảng, không kéo dài, mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh những triệu chứng này lặp đi lặp lại thường xuyên thì nguy cơ suy giảm chức năng gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
 
III. Cách trị nóng gan tại nhà
 
Có 3 cách trị nóng gan tại nhà bao gồm:

1. Chế độ ăn uống

- Nóng gan nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị nóng gan. Người bệnh cần xây dựng thực đơn các thực phẩm tốt cho gan cũng như hạn chế tối đa thực phẩm làm tình trạng này trầm trọng hơn.
 
  • Thực phẩm nên ăn

- Protein: Thực phẩm này bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ… Bạn cần đảm bảo bổ sung 1g protein/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

- Chất xơ: Bạn cần bổ sung các loại rau xanh khoảng 200g mỗi ngày, chiếm 50% bữa ăn mỗi ngày.

- Vitamin và khoáng chất: Những thực phẩm này bao gồm các loại hoa quả như cam, táo, bưởi…
 
  • Thực phẩm nên kiêng

- Chất béo: Đồ ăn chiên, dầu mỡ có thể gây tích tụ chất độc trong gan.

- Đường: Những thực phẩm như bánh ngọt, kẹo, trà sữa… không những làm hại gan mà còn làm tăng nguy cơ tiểu đường.

- Nội tạng động vật: Những thực phẩm này chứa nhiều cholesterol, dễ khiến bị gan nhiễm mỡ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế đồ ăn có gia vị cay mặn và đặc biệt là các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
 
 

2. Kiểm soát căng thẳng

- Bạn nên đảm bảo ngủ 7 – 8 giờ/ngày, đi ngủ trước 23 giờ để giúp gan thải chất độc và tái tạo các tế bào hư tổn. Bạn không nên làm việc quá sức mà hãy dành từ 1 – 2 giờ nghỉ ngơi, kiểm soát căng thẳng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện cùng người thân…

- Bên cạnh đó, bạn cần tập luyện thể dục ít nhất 30 phút/ngày nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất, duy trì hoạt động của gan và các cơ quan khác.

3. Chữa nóng gan từ bài thuốc thảo dược “cây nhà lá vườn”

Để khắc phục tình trạng nóng gan, bệnh cạnh việc sử dụng thuốc tây nhiều người đang tìm các vị thuốc mát gan, có tác dụng giải độc gan hiệu quả như:
 
  •  Uống trà xanh

- Nghiên cứu y học cho thấy, trà xanh chứa chất chống oxy hóa Epigallocatechin Gallate dồi dào, có tác dụng khắc phục tình trạng mệt mỏi, thanh nhiệt, giải độc và mát gan.

- Cách thực hiện: Dùng 100g lá trà xanh rửa sạch, vò nát. Sau đó, đun sôi nước, thả lá trà xanh vào ấm tích, ủ trong 5 phút rồi tắt bếp.
 
  • Nước nha đam

- Nước nha đam rất hữu ích với người nóng gan, chúng có tác dụng loại bỏ độc tố, tiêu trừ các gốc tự do để bảo vệ tế bào gan. Nhờ đó, tăng cường và hỗ trợ chức năng gan.

- Cách thực hiện: Lá nha đam rửa sạch, gọt vỏ ngoài, lấy phần thịt cắt thành hạt. Sau đó, ngâm thịt nha đam trong nước muối rồi rửa sạch lại để bỏ nhớt. Tiếp theo, cho đường phèn vừa đủ vào nồi nấu tan cùng nước, sau đó cho nha đam vào nấu sôi. Từ đó, bạn đã có ly nước nha đam thơm ngon, mát lạnh.
 
  •  Rau mã đề mát gan

- Theo Y học cổ truyền, mã đề có vị ngọt, tính bình. Ngoài tác dụng làm sạch phong nhiệt thì còn giúp thanh nhiệt, giải độc và làm thông thoáng mồ hôi. Chưa kể, thảo dược này còn có ích làm mát gan cho người bị nóng gan.

- Với rau mã đề, cách thực hiện rất đơn giản, người bệnh có thể sử dụng rau mã đều nấu với thịt lợn thành món ăn ngon lại tốt cho sức khỏe lá gan. Hoặc đun nước mã đề và râu ngô làm nước uống cũng rất tốt.

- Ngoài ra, dược liệu như Diệp hạ châu, Cà gai leo, Actiso… cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tăng cường chức năng gan. Người bệnh có thể tham khảo để áp dụng.

IV. Cách phòng tránh bệnh nóng gan

Để phòng ngừa tình trạng nóng gan và bệnh lý về gan, mỗi người hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý, cụ thể:
 
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý

- Bổ sung thực phẩm giàu đạm lành mạnh từ thịt trắng, cá, sữa, nấm, các loại hạt. Protein trong thực phẩm có khả năng tái tạo và phục hồi tế bào gan.

- Tăng cường chất xơ từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây… Bởi chất xơ hỗ trợ giải độc gan, giảm cholesterol và cân bằng triglyceride.

- Uống nhiều nước, đặc biệt nước ép từ rau xanh, trái cây… Đây là thói quen giúp bạn tăng cường chức năng thải độc gan, giảm mỡ thừa và ngăn ngừa béo phì.

- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán làm tăng triglyceride tích trữ nhiều trong gan khiến gan nóng hơn.

- Tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc lá.
 
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, để phòng ngừa tình trạng nóng gan, người bệnh cũng cần xây
dựng thói quen sinh hoạt khoa học, cụ thể:

- Đảm bảo ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngủ đúng giờ, đúng giấc giúp gan thải độc tố và tái tạo các tế bào hư tổn.

- Kiểm soát căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian đọc sách, trò chuyện người thân.

- Tập luyện thể dục, thể thao 30 phút mỗi ngày nhằm duy trì hoạt động của gan và các cơ quan tiêu hóa khác.

Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng bảo vệ gan bằng thảo dược
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi

Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi 
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)
 
 

 
 
Công dụng của Funadin

- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa

- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới

- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.

- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...

- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...

- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...

- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...

 
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
 
Viết bình luận của bạn:
0978307072