Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi vi khuẩn?

 Đăng bởi: My Hoàng 22/02/2023
Viêm phổi vi khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng phổi. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn thâm nhập vào phổi thông qua đường hô hấp hoặc qua đường máu. Thông thường bệnh viêm phổi vi khuẩn thường nhẹ, nhưng trong một số trường hợp bệnh cũng có thể gây tử vong. Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm phổi vi khuẩn? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về bệnh viêm phổi vi khuẩn. 
 
 
 

I. Đối tượng và yếu tố nào làn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi vi khuẩn

1. Những ai thường mắc phải bệnh viêm phổi vi khuẩn?

- Nhiễm trùng phổi là một bệnh rất phổ biến, bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Người sống ở những khu vực bị ô nhiễm hoặc hệ miễn dịch yếu thường sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi vi khuẩn?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, hai nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là:

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển

- Người lớn hơn 65 tuổi.

Những nguy cơ khác bao gồm:

- Hút thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của phổi, gây hại đến hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể
- Một số bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc bị ức chế do các yếu tố như HIV/AIDS, ghép tạng, hóa trị cho bệnh ung thư hay sử dụng steroid trong thời gian dài.

II. Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm phổi vi khuẩn là gì?

• Ho khan hoặc ho kèm đờm nhầy, mủ và máu. Màu sắc của đờm có thể giúp bạn dự đoán được phần nào loại vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như, đờm màu gỉ sắt thường do nhiễm khuẩn S.pneumoniae, đờm xanh do Pseudomonas hoặc Hemophilus gây ra, đờm thạch nho đỏ thường là dấu hiệu nhiễm Klebsiella còn vi khuẩn kỵ khí thường gây ra đờm có mùi hôi và vị khó chịu.
 

• Sốt, nhịp tim nhanh và/hoặc kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi.

• Đau tức ngực

• Khó thở khi thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày.

• Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ và đau khớp.
 
Bệnh nhân bị viêm phổi nặng thường thở gấp, huyết áp thấp, thân nhiệt cao hơn 39ºC và hay nhầm lẫn. Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu viêm phổi vi khuẩn khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

III. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng viêm phổi vi khuẩn sau:

• Khó thở

• Đau ngực

• Sốt từ 39ºC hoặc cao hơn

• Ho dai dẳng, đặc biệt là ho ra máu.

Ngoài ra những đối tượng sau cần đi khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ mắc phải viêm phổi vi khuẩn:

• Trẻ em dưới 2 tuổi

• Người trên 65 tuổi

• Người đang có hệ thống miễn dịch suy yếu

• Bệnh nhân đang điều trị hóa trị hoặc uống thuốc gây kìm hãm hệ thống miễn dịch.

IV. Nguyên nhân gây ra viêm phổi là gì?

Viêm phổi vi khuẩn xuất hiện khi vi khuẩn vượt qua cơ chế bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào phổi, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Các loại vi khuẩn phổ biến gây ra viêm phổi vi khuẩn là Streptococcus pneumonia, Mycoplasma, Chlamydia, Staphylococcus, Haemophilus và Legionella.

V. Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm phổi vi khuẩn

- Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi vi khuẩn phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh. Bệnh nhân bị bệnh nhẹ có thể uống thuốc kháng sinh và thường cảm thấy khỏe hơn từ 2-3 ngày. Phần lớn người bệnh có thể hồi phục lại sau 7-10 ngày nhưng cần đảm bảo uống đủ liều điều trị ngay cả khi đã thấy khỏe hơn.
>>> Xem thêm: Cách phòng ngừa biến chứng viêm phổi 
- Nếu bệnh trở nặng, người bệnh cần được nhập viện và tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Họ cần được hỗ trợ thở oxy và dùng thuốc đặc trị để làm sạch đờm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần được lọc máu, chạy máu thở và điều trị ở khu vực chăm sóc đặc biệt.

1. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phổi vi khuẩn?
 
Những điều sau đây có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh viêm phổi vi khuẩn:

• Hỏi bác sĩ hay dược sĩ nơi bạn mua thuốc về các loại thuốc bạn sử dụng (thuốc kê toa hay thuốc không kê toa). Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc đang điều trị bệnh khác.

• Liên lạc với bác sĩ nếu tình trạng bệnh xấu đi hay bạn không khỏe hơn sau 2-3 ngày. Bạn cũng nên thông báo với bác sĩ nếu bị sốt cao, nước bọt có màu xanh hay vàng, khó thở, đau ngực hay da sạm đi, môi và móng tay tím tái.

• Rửa tay thường xuyên nhằm tránh làm bệnh lây lan.

• Uống kháng sinh theo đúng như đơn thuốc, cho đến khi hết bệnh.

• Uống paracetamol hay aspirin để giảm sốt và đau (không dùng cho trẻ em).

• Uống nhiều nước để tránh bị mất nước.

• Hít thở không khí trong lành. Bạn có thể tìm mua các loại máy phun sương ở các tiệm thuốc hoặc hỏi bác sĩ nếu nơi bạn ở và làm việc quá khô hanh.

• Tránh các khu vực có không khí ô nhiễm và khói thuốc, đặc biệt nếu bạn có vấn đề về phổi.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

2. Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ phổi toàn diện hoàn toàn từ thảo dược.

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  
BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện

BLCare Max là gì?

BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

 
 
 
 
BLCare Max có tác dụng gì ?

- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể

- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn

- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..

 
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 
Nguồn:Bncmedipharm.vn
 
Viết bình luận của bạn:
0978307072