Đột quỵ và tai biến có khác nhau không?

 Đăng bởi: Quản trị Web 02/08/2023

Đột quỵ và tai biến mạch máu não là hai căn bệnh hiện nay được rất nhiều người nhắc đến. Đôi khi vẫn có nhiều thắc mắc rằng đột quỵ và tai biến có giống nhau không và đột quỵ khác gì tai biến? Và làm thế nào để phòng ngừa được hai bệnh nguy hiểm này?

I. Đột quỵ và tai biến có khác nhau không?

- Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn giữa tai biến mạch máu não và đột quỵ não là hai bệnh khác nhau. Thực chất, chúng đều chỉ chung một căn bệnh cấp tính và gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.

- Tai biến mạch máu não (Đột quỵ) là tình trạng não bị thiếu máu nuôi đột ngột ở toàn bộ hay một phần. Điều này làm cho các bộ phận trên cơ thể thuộc những vùng não chỉ huy sẽ có hiện tượng yếu liệt hoặc thậm chí là hôn mê. Hậu quả nghiêm trọng có thể gặp chính là tử vong.

- Hai thuật ngữ đều mang ý nghĩa mô tả một hiện tượng, trong đó đột quỵ chỉ sự cấp tính của bệnh còn tai biến mạch máu não là nơi xảy ra bệnh. Theo các dữ liệu được ghi lại thì nguyên nhân gây tử vong thứ hai (20%) là do đột quỵ và chính căn bệnh này cũng có nguy cơ gây sa sút trí tuệ.

- Tuy nhiên với tên gọi nào thì đây cũng là căn bệnh cấp tính nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Một người đang khỏe mạnh nhưng khi gặp đột quỵ có thể đổ gục, tê liệt, hôn mê và có thể mang di chứng tàn tật suốt đời.

- Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ cao nằm ở tuổi 74, 25% bệnh nhân dưới 65 tuổi và có 10% dưới 45 tuổi. Trong những năm gần đây, tình trạng đột quỵ đang dần trẻ hóa và số lượng người trẻ mắc phải đang có xu hướng tăng cao.

II. Phân loại đột quỵ

- Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não được chia ra làm hai dạng là xuất huyết não (màng não) và nhồi máu não.

1. Đột quỵ thể nhồi máu não

- Đây là thể biến thường gặp nhất và chiếm đến 80% các trường hợp đột quỵ. Nguyên nhân gây ra là do sự hình thành huyết khối (cục máu đông) làm tắc nghẽn động mạch não. Có nhiều trường hợp hiếm gặp hơn bắt nguồn từ nguồn gốc tĩnh mạch gây ra huyết khối tĩnh mạch (chiếm 1%) và tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt có những phụ nữ trẻ tuổi và liên quan đến yếu tố nội tiết như sử dụng thuốc tránh thai, mang thai hoặc sau khi sinh nở.

- Một số khác đột quỵ do tình trạng rối loạn nhịp tim như rung nhĩ (25%), các mảng xơ vữa (25%) và còn lại là do các nguyên nhân khác. Đặc biệt ở người trẻ tuổi bị đột quỵ thường do bóc tách động mạch cảnh và động mạch đốt sống.

2. Đột quỵ thể xuất huyết não

- Đây là thể bệnh chiếm tỷ lệ ít hơn với 20% trường hợp xảy ra do các động mạch bị vỡ dẫn đến xuất huyết trong não hoặc phình mạch máu não bất thường. Các cơn đột quỵ này có thể gây ra chấn thương mạch máu não, dị dạng hoặc khối u. Một số trường hợp xuất huyết bề mặt não tự phát do bệnh mạch máu não amyloid là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp xuất huyết bề mặt tự phát.

III. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hay tai biến mạch máu não

- Dù cho bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì thì căn bệnh này cũng xảy ra một cách đột ngột mà không hề có dấu hiệu gì báo trước và đây là một cấp cứu cần được đưa đến cơ sở y tế sớm nhất. Một số nguyên nhân gây ra đột quỵ như:

- Cục máu đông hình thành dẫn đến tắc mạch máu não làm cản trở dòng máu lưu thông. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai biến mạch máu não hay đột quỵ.
Huyết áp cao làm tăng áp lực mạch máu não
Một số trường hợp khác có thể do thuyên tắc mạch não, động mạch tự tắt nghẽn không rõ nguyên nhân, dị dạng mạch máu não hoặc do lạm dụng thuốc chống đông.

IV. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ

*Triệu chứng của đột quỵ rất đa dạng tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương. Điển hình nhất là các biểu hiện như liệt mặt, cánh tay hoặc chân đột ngột yếu liệt và thường xảy ra một bên cơ thể. Ngoài ra còn có một số biểu hiện như:

  • Đau đầu dữ dội kèm theo buồn nôn, nôn
  • Rối loạn khả năng hoặc mất khả năng ngôn ngữ làm khó biểu hiện suy nghĩ rõ ràng.
  • Rối loạn nhận thức
  • Rối loạn thị giác như nhìn ảnh đôi, nhìn mờ hoặc không thể nhìn được bằng một mắt hay hai mắt trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài.
  • Khó khăn trong đi lại và giữ thăng bằng
  • Choáng váng và chóng mặt
  • Người ủ rũ, mệt mỏi

- Khi phát hiện người có các biểu hiện nghi ngờ bị đột quỵ, bệnh nhân hoặc người xung quanh cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tận dụng thời điểm vàng sơ cứu người bị đột quỵ ra khỏi cơn nguy kịch.

V. Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

- Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra trong Hướng dẫn phòng ngừa Đột quỵ rằng những người thực hiện một lối sống lành mạnh có thể giảm đi 80% nguy cơ bị đột quỵ so với những người khác.

1. Thực hiện một lối sống lành mạnh

  • Không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc
  • Không lạm dụng rượu bia hoặc các chất kích thích
  • Tham gia các hoạt động vận động thể chất và những hoạt động ngoài trời
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý và phù hợp với chỉ số khối cơ thể BMI
  • Sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, rau xanh, kali và magie. Ăn ít muối ở mức dưới 1150mg mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy những mỗi ngày tiêu thụ 10 phần trái cây và rau hoặc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt có nguy cơ đột quỵ thấp hơn bình thường.

2. Khám sức khỏe định kỳ

  • Khi đi khám, bác sĩ có thể sử dụng ống nghe để nghe tiếng tim của bạn có gì bất thường không. Trong trường hợp nghi ngờ có động mạch có vấn đề thì bạn sẽ được chỉ định siêu âm Doppler động mạch cảnh để xác định được mức độ hẹp và nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
  • Huyết áp cao là bệnh lý hàng đầu có nguy cơ dẫn đến đột quỵ, do đó bạn cần theo dõi huyết áp của mình thường xuyên, vì đôi khi đã mắc phải nhưng không hề có triệu chứng nào. Bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc để điều chỉnh huyết áp về mức bình thường như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn beta.
  • Làm xét nghiệm lipid máu để phát hiện các tình trạng bất thường ở mạch máu, đặc biệt ở những người nam giới trên 40 tuổi và phụ nữ trên 50 tuổi cần thực hiện xét nghiệm này 5 năm một lần. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, huyết áp cao hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh tim mạch là những đối tượng có nguy cơ cao thì cần được kiểm tra thường xuyên hơn.
  • Đường huyết cũng là xét nghiệm cần được tầm soát thường xuyên để phòng ngừa đái tháo đường. Đây cũng là căn bệnh có nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Tóm lại, đột quỵ và tai biến mạch máu não đều là cùng một bệnh mà chỉ khác nhau cách gọi tên và chúng đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Do đó, phòng ngừa chính là phương pháp hiệu quả nhất đối với căn bệnh này.

Giải pháp cho bạn: Bi-Cozyme Max giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ.

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ
Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
 

 
 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
 
- Điều hòa và ổn định huyết áp

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 

 
 
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 Nguồn: Bncmedipharm.vn,bachhoaxanh.com,tamanhhospital.vn...

 

0978307072