-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Gợi ý 3 bài tập chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả
Đăng bởi: My Hoàng
19/04/2023
I. Mách bạn 3 bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà
1. Bài tập cho mắt giúp chữa rối loạn tiền đình
Bài tập chữa rối loạn tiền đình cho mắt này sẽ giúp bạn cải thiện tầm nhìn và khả năng tập trung vào một vật thể đứng yên trong khi đầu đang di chuyển.
Bạn thực hiện bài tập theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Ngồi hoặc đứng yên, nhìn thẳng về phía trước và tập trung vào một vật ở ngang tầm mắt với bạn.
Bước 2: Di chuyển đầu từ bên này sang bên kia, nhưng vẫn phải giữ điểm nhìn vào vật thể được nhắm đến. Nếu cảm thấy chóng mặt và nhức đầu, bạn nên làm chậm lại.
Bước 3: Cố gắng duy trì tối đa có thể, tập dần để có thể thực hiện liên tục trong 1 phút vì não bộ cần có thời gian để thích ứng. Lặp lại bài tập 3 – 5 lần trong 1 ngày.
- Bạn cũng có thể thực hiện bài tập rối loạn tiền đình cho mắt kể trên nhưng với động tác gật đầu lên xuống. Sau khi đã quen, hãy nâng độ khó bằng cách tập luyện với chữ cái được đính lên vị trí chứa nhiều hoa văn và di chuyển bước chân thay vì đứng hoặc ngồi một chỗ.
2. Bài tập thể dục chữa rối loạn tiền đình toàn thân
- Bài tập chữa rối loạn tiền đình toàn thân sẽ giúp người bệnh thư giãn cổ và vai, rèn luyện mắt để giữ thăng bằng cơ thể. Từ đó, bạn có thể di chuyển vững vàng mà không còn hoa mắt, đau đầu hay chóng mặt nữa. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp những động tác chuyển động đầu với bài tập giữ trạng thái cơ thể cân bằng để tránh bị chóng mặt.
- Mỗi người nên luyện tập dần dần từ động tác này sang động tác khác, từ dễ đến nâng cao. Trong vài ngày đầu luyện tập, có khả năng tình trạng đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn rồi mới bắt đầu thuyên giảm nên đừng quá lo lắng.
- Bên cạnh đó, hãy ghi chép lại những biểu hiện mà bạn gặp phải khi tập mỗi ngày, đánh giá theo thang điểm để thấy được hiệu quả của bài tập trong việc giảm triệu chứng bệnh cũng như mức độ thích nghi của cơ thể với từng bài. Ví dụ, thang đánh giá bắt đầu từ 0 đến 5 tương đương với mức độ nghiêm trọng tăng dần. 0 điểm nghĩa là bạn không cảm thấy khó khăn hay gặp vấn đề gì nghiêm trọng khi tập luyện. 5 điểm tương đương với mệt mỏi nhiều và bài tập khó.
- Trong quá trình thực hiện liệu trình, chỉ chuyển sang bài tập tiếp theo khi bài tập hiện tại của bạn ở mức 0 trên thang đo trong 3 ngày liên tiếp. Điều này có nghĩa là bạn không gặp những biểu hiện khó khăn nào hoặc chỉ có những biểu hiện nhẹ. Nếu bạn đánh giá số điểm từ 3-5 trên thang đo, bạn không nên thực hiện những bài tập này mà chuyển sang những bài tập bạn đánh giá dễ hơn.
- Trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, bạn nên tập ở trong một môi trường an toàn để giảm nguy cơ chấn thương. Bạn có thể gặp tình trạng chóng mặt trong khi thực hiện các bài tập này và điều này là hoàn toàn bình thường.
Bạn thực hiện bài tập toàn thân giúp chữa rối loạn tiền đình theo hướng dẫn sau đây:
- Tư thế ngồi
Bước 1: Chuyển động mắt và đầu.
Bước 2: Nhún và xoay khớp vai.
Bước 3: Cúi về phía trước và nhặt một đồ vật bất kỳ lên khỏi mặt đất.
Bước 4: Uốn người từ bên này sang bên kia và nhặt đồ vật bất kỳ khỏi mặt đất.
Bước 4: Uốn người từ bên này sang bên kia và nhặt đồ vật bất kỳ khỏi mặt đất.
- Tư thế nằm ngửa
Bài tập chuyển động mắt:
• Bước 1: Di chuyển mắt chậm sau đó nhanh dần.
• Bước 2: Di chuyển mắt lên xuống, từ bên này sang bên kia.
• Bước 3: Tập trung nhìn vào các ngón tay cách mặt từ 30cm đến 1m. Bạn lưu ý thực hiện động tác xen kẽ cho cả 2 tay.
Bài tập chuyển động đầu:
Bước 1: Di chuyển đầu chậm sau đó nhanh dần kết hợp với mở mắt và nhắm mắt.
Bước 1: Di chuyển đầu chậm sau đó nhanh dần kết hợp với mở mắt và nhắm mắt.
Bước 2: Gập người về phía trước và phía sau.
Bước 3: Xoay người từ bên này sang bên kia.
- Tư thế đứng
Bước 1: Chuyển động mắt, đầu và vai.
Bước 2: Thay đổi từ tư thế ngồi sang tư thế đứng kết hợp với mắt mở sau đó nhắm lại. (Lưu ý: Những người cao tuổi hay cao huyết áp không nên thực hiện tư thế này).
Bước 3: Ném bóng từ tay này sang tay kia trên tầm mắt.
Bước 4: Ném bóng từ tay này sang tay kia dưới đầu gối.
Bước 4: Ném bóng từ tay này sang tay kia dưới đầu gối.
Bên cạnh các bài tập chữa rối loạn tiền đình theo 3 tư thế trên, bạn cũng có thể thực hiện động tác chuyển động trong phòng như:
- Đi ngang qua phòng với hai trạng thái mắt mở và nhắm.
- Đi lên và xuống mặt phẳng nghiêng hoặc con dốc với mắt mở và nhắm.
- Bước lên xuống cầu thang với mắt mở và nhắm.
- Ném và bắt bóng.
- Thực hiện các trò chơi liên quan đến khom lưng, kéo giãn và nhắm bắn (ví dụ như ném bi sắt, bowling…).
3. Bài tập nằm nghiêng 45 độ giúp chữa rối loạn tiền đình
Bài tập trị rối loạn tiền đình nằm nghiêng 45 độ có thể được thực hiện tại nhà mà không cần sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Đây là dạng bài tập phân tán vị trí các ký tự hoặc vật thể. Nhờ đó, não của bạn quen với các triệu chứng chóng mặt thông qua các chuyển động được lặp đi lặp lại. Hãy làm theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Bắt đầu ở vị trí ngồi thẳng người.
Bước 2: Quay đầu 45 độ sang một bên.
Bước 3: Từ từ nằm xuống phía đối diện của bạn (nghĩa là sang trái nếu bạn quay đầu sang phải và ngược lại) sao cho vành tai chạm giường.
Bước 4: Giữ vị trí này trong khoảng 30 giây hoặc cho đến khi các triệu chứng chóng mặt chấm dứt.
Bước 5: Quay trở lại tư thế ngồi, đổi bên và lặp lại bài tập đối với phía bên kia. Làm liên tục đủ 6 lần mỗi bên.
- Lưu ý: Khi thực hiện bài tập nằm nghiêng 45 độ, bạn cũng không nên vội vàng vì có thể gây chóng mặt và buồn nôn đi kèm với những người chưa quen. Do đó, bạn sẽ có nguy cơ va đập vào đầu hoặc cổ làm chấn thương.
- Bên cạnh các bài tập thể dục chữa rối loạn tiền đình, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng dinh dưỡng, ngâm chân nước ấm 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc và giữ tâm trạng thoải mái để có hiệu quả nhanh và tốt hơn. Nếu có thể, hãy tham gia những lớp học yoga, ngồi thiền định, aerobic chậm để rèn luyện khả năng thăng bằng cũng rất tốt trong điều trị bệnh này.
II. Điều trị kết hợp nghỉ ngơi ở người bị rối loạn tiền đình
1. Bị rối loạn tiền đình nên làm gì?
- Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và thay đổi lối sống. Trong đó, bệnh nhân hoàn toàn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị về chế độ thuốc men và thời gian. Người bệnh cần được tư vấn kỹ về những vấn đề như rối loạn tiền đình nên làm gì hay nên ăn gì, tuyệt đối không được tự ý áp dụng điều trị. Như vậy, hiệu quả chữa bệnh mới có thể tối ưu và hạn chế nguy cơ tái phát, nhất là với bệnh nhân bị rối loạn tiền đình ngoại biên.
Trong giai đoạn cấp, khi bệnh nhân đang có biểu hiện chóng mặt, nôn mửa, mất thăng bằng tư thế thì cần xử lý như sau:
- Đưa vào phòng có ánh sáng nhẹ, không gian yên tĩnh
- Nằm thấp đầu, giữ yên vùng đầu
- Dùng thuốc chống nôn bằng đường tiêm tĩnh mạch
- Bù nước và điện giải chơ thể
- Các loại thuốc chữa hội chứng rối loạn tiền đình cần dùng phối hợp theo 2 nhóm:
- Nhóm thuốc chống chóng mặt, bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc ức chế chọn lọc canxi, thuốc an thần benzodiazepine;
- Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não, cải thiện tiền đình, bao gồm betahistine, piracetam, almitrin-raubasin, ginkgo biloba.
2. Chế độ nghỉ ngơi và vận động ở người bị rối loạn tiền đình
Để chữa rối loạn tiền đình hiệu quả, ngoài chế độ dùng thuốc, bệnh nhân còn cần phải thay đổi lối sống hành vi, bao gồm:
- Ăn uống và dinh dưỡng khoa học
- Nằm đầu thấp, không kê gối quá cao
- Phòng ngủ và chỗ nằm nghỉ phải thoáng, tránh đèn chói sáng quá mức, không gian nhẹ nhàng, hạn chế ồn ào
- Vận động nhẹ, thể dục vừa phải (ví dụ, tập dưỡng sinh) để máu huyết lưu thông
- Xoa nắn vùng thái dương, mát xa mặt
- Cân bằng cuộc sống, tránh căng thẳng
- Tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc, lý tưởng nhất là ngủ từ 6 tiếng trở lên mỗi ngày
- Tránh tâm trạng buồn phiền, vì đôi khi cảm giác không thoải mái dẫn đến những rối loạn về nội sinh, khiến cho tình trạng rối loạn tiền đình ngày càng nặng hơn.
III. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước tiên bệnh nhân cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình là:
- Do huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,... gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém
- Do căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại thì hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
- Do hậu quả của các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,...
- Bệnh hay gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan.
- Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
- Bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,... cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
- Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng - lạnh đột ngột), ít vận động,...
IV. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
- Nhìn chung, hội chứng rối loạn tiền đình rất dễ tái phát. Rất nhiều bệnh nhân diễn tiến bệnh theo từng đợt, có thể điều trị khỏe đợt này xong nhưng sau lại tái phát đợt mới. Cá biệt một số trường hợp có diễn tiến rất nặng, cần phải nhập viện điều trị.
- Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Đối với người thường xuyên làm việc trong văn phòng, nên thay đổi tư thế thường xuyên, tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.
- Thực hiện thường xuyên các bài tập để vận động cho vùng đầu, cổ gáy. Bên cạnh đó, khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh, cần đi khám bác sĩ tại chuyên khoa tai mũi họng và thần kinh để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về mách bạn 3 bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe và hạnh phúc !
- Thực hiện thường xuyên các bài tập để vận động cho vùng đầu, cổ gáy. Bên cạnh đó, khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh, cần đi khám bác sĩ tại chuyên khoa tai mũi họng và thần kinh để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về mách bạn 3 bài tập chữa rối loạn tiền đình hiệu quả tại nhà. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe và hạnh phúc !
MetaPS100 là một sản phẩm chuyên biệt cho não được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng Vitacare Pharma LLC và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh về não là sự kết hợp giữa các thành phần như Phosphatidylserine (Sharp-PS®), GABA, 5-HTP, Melatonin, DMAE giúp tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não.
Công dụng của MetaPS100:
- MetaPS100 giúp tăng cường năng lượng cho não bộ
- MetaPS100 kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh
- MetaPS100 Tăng cường trí nhớ, tập trung (Alzheimer, Parkinson) điều chỉnh hành vi, hỗ trợ điều trị rối loạn nhận thức, trầm cảm, rối loạn tăng động…
- MetaPS100 Giúp điều hoà giấc ngủ, ngủ ngon giấc bằng cách tăng sản xuất Melatonin
- MetaPS100 Tăng cường tuần hoàn não
- MetaPS100 bảo vệ não và sửa chữa các tổn thương não
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072