Gợi ý 7 cách giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng tiểu đường cực hiệu quả

 Đăng bởi: My Hoàng 15/07/2022
Tiểu đường là bệnh mạn tính nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Các biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện thường do đường huyết quá cao gây tổn thương mạch máu, tổn thương các cơ quan. Vậy có cách nào giúp người bệnh phòng ngừa được triệt để các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không? Dưới đây là 7 gợi ý giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
 

I. Gợi ý 7 cách giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng tiểu đường cực hiệu quả

1. Kiểm soát tốt đường huyết

 
Đây là một trong những cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường tốt nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy, giảm được 1% HbA1c, bạn sẽ giảm được 14% nguy cơ nhồi máu cơ tim, 12% nguy cơ đột quỵ, 43% nguy cơ cắt cụt chi và 37% nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh.
Tốt nhất, bạn nên giữ đường huyết trong khoảng:

– HbA1c < 7%

– Đường huyết khi đói 3.9 – 7.2 mmol/l (70 – 130 mg/dl)

– Đường huyết trước ăn < 7.2 mmol/l

– Đường huyết sau ăn 2h < 10 mmol/l (180 mg/dl)

Dưới đây là 1 số cách giúp bạn đạt được mục tiêu này
 
  • Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị

– Sử dụng thuốc điều trị dài ngày có thể khiến bạn lo lắng về tác dụng phụ trên gan thận hay nguy cơ nhờn thuốc. Tuy nhiên, với những lợi ích mà thuốc mang lại, bạn vẫn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

– Việc dùng thuốc đúng liều và định kỳ 3 tháng kiểm tra lại đường huyết để đánh giá hiệu quả của thuốc sẽ giúp bạn vừa giảm rủi ro biến chứng, vừa được dùng thuốc với liều thấp nhất.
 
  • Kiểm soát chế độ ăn

– Người bệnh tiểu đường nên ăn giảm chất bột, đường có trong gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía, đường sữa… Muối, chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo trans trong thực phẩm chế biến sẵn) và chất đạm từ các loại thịt đỏ, trứng, sữa cũng là những thực phẩm bạn không nên ăn nhiều.

– Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan (các loại rau củ có độ nhớt khi chế biến), dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán nhiều lần. Nếu được, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, xen lẫn các bữa chính là bữa phụ với các loại hoa quả không làm tăng đường huyết như bưởi, cam, thanh long, ổi, dâu tây…
 
  • Tăng cường luyện tập thể dục

– Tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày, 150 phút/tuần đã được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. Bên cạnh đó, việc tập luyện hợp lý cũng có thể khiến người bệnh tiểu đường kiểm soát được cân nặng, từ đó ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thần kinh…

– Nếu chưa quen với việc tập thể dục, bạn nên bắt đầu với thời gian ngắn, sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi. Những bài tập bạn có thể lựa chọn là đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, aerobic, thái cực quyền…
  • Hạn chế hoặc ngưng uống rượu

– Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến việc kiểm soát đường huyết.Một lượng rượu nho, rượu vang nhỏ có thể giúp tinh thần phấn chấn, đồng thời làm giảm đường huyết. Nhưng nếu sử dụng nhiều và thường xuyên, khiến đường huyết của bạn có thể tăng vọt. Ngoài ra rượu cũng làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch, hạ mỡ máu…

– Tốt nhất, nếu bị tiểu đường, bạn nên giảm (uống không quá 2 ly/ngày với nam giới, 1 ly/ngày với nữ giới), hoặc ngưng sử dụng rượu. Khi uống rượu, hãy chọn loại nồng độ cồn nhẹ và chỉ uống khi đã ăn lót dạ trước đó.
 
2. Theo dõi huyết áp và mỡ máu

– Huyết áp, mỡ máu cao ở người bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và thận 2 - 3 lần so với những người chỉ mắc 1 bệnh.

– Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên giữ lượng LDL – c (cholesterol xấu) < 70 mg/ dl (1.8 mmol/l), HDL – c (cholesterol tốt) > 40 mg/dl (1.1 mmol/l) đối với nam, > 50 mg/dl (1.3 mmol/l) đối với nữ và triglycerides < 160 mg/ dl (2.2 mmol/l). Với huyết áp, bạn nên nên giữ ở mức dưới 140/90 mmHg, tốt hơn là dưới 130/80 mmHg.

– Nếu thấy hai chỉ số này thường xuyên ở mức cao hơn giới hạn, bạn cần báo cho bác sĩ để được kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.

3. Đừng hút thuốc

– Thuốc lá sẽ làm tổn thương mạch máu và làm tăng huyết áp của bạn. Đây đều là những yếu tố khiến biến chứng xuất hiện sớm và nặng nề hơn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải bỏ thuốc lá, đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ gợi ý một số phương pháp điều trị giúp quá trình bỏ thuốc lá của bạn trở nên dễ dàng hơn.

4. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

– Hãy rửa sạch chân và tìm kiếm bất kỳ vết thương, vết loét, trầy xước, mụn nước, móng chân mọc ngược, đỏ hoặc sưng trên bàn chân của bạn hàng ngày. Nếu phát hiện có vết xước, bạn cần vệ sinh thật sạch bằng nước muối sinh lý, dùng kem kháng khuẩn (nếu có) sau đó băng lại bằng băng gạc vô trùng. Trường hợp, vết thương quá sâu, loét, chảy mủ, sưng đau, bạn nên đến bệnh viện. Tại đây bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý vết thương, kê đơn kháng sinh nếu cần và hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương tại nhà.

– Việc sử dụng kem dưỡng da khi da chân bị khô, thường xuyên mang giày vớ và cắt tỉa móng chân theo đường ngang cũng giúp bảo vệ đôi chân của bạn tránh xa biến chứng tiểu đường.
 
5. Chăm sóc da

– Tương tự bàn chân, da cũng là bộ phận dễ bị tổn thương bởi biến chứng tiểu đường. Vì vậy, việc chăm sóc làn da mỗi ngày cũng được coi như một cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả.

– Bạn nên giữ da sạch sẽ và khô ráo bằng cách tắm rửa hàng ngày với xà phòng. Nếu thời tiết quá khô hanh hoặc lạnh giá, hãy chú ý đến việc dưỡng ẩm và giữ ấm cho da. Việc sử dụng bột talc (phấn rôm) tại các nơi hay bị cọ xát như nách, kẽ tay, kẽ chân, cũng giúp da được khô ráo và giảm nguy cơ xước da. Nhưng lưu ý, không lạm dụng loại bột này.

6. Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo biến chứng tiểu đường

Biến chứng tiểu đường có thể xuất hiện trong bất cứ giai đoạn nào của bệnh. Chủ động nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo biến chứng sẽ giúp bạn giảm rủi ro cho mình tốt hơn. Dưới đây là 1 số dấu hiệu biến chứng thường gặp mà bạn cần ghi nhớ:

– Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: thường xuyên mệt mỏi, đau, khó chịu ở ngực, khó thở, nếu bị tổn thương mạch máu ở chân, bạn có thể bị chuột rút, đau cách hồi, thay đổi màu sắc da, mu chân lạnh, không bắt được mạch….

– Biến chứng mắt: giảm thị lực, đau nhức hốc mắt, nhìn thấy đốm, chấm đen trước mắt, chảy nước mắt liên tục….

– Biến chứng thận: tiểu đêm nhiều lần, nước tiểu sủi bọt, ngứa da, phù….

– Biến chứng thần kinh của tiểu đường: tê bì, châm chích, đau bỏng rát, chậm tiêu hóa, rối loạn cương dương, tim đập nhanh khi nghỉ….

7. Sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên

Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

 
 
Punsemin có tác dụng gì ?
Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

II. Các biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất

Tiểu đường là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên toàn cơ thể. Những biến chứng nặng khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát mà người bệnh có thể gặp bao gồm:

1. Biến chứng ở da

– Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, không ngoại trừ ảnh hưởng đến da, thậm chí đây còn là biến chứng xuất hiện đầu tiên. Biến chứng trên da do tiểu đường hầu hết có thể điều trị và kiểm soát được.

–Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm khuẩn ngoài da khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập làm tổn thương da. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ gặp phải các bệnh như: u hạt vòng, bệnh bạch biến, bệnh gai đen, u mỡ vàng, mụn nhọt, u hạt vòng, phỏng nước, ban vàng,… Thực tế những bệnh ngoài da này có thể xuất hiện ở bất cứ ai song người bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp phải cao hơn, hon nữa bệnh cũng thường kéo dài dai dẳng dễ tái phát.

2. Biến chứng ở mắt

– Nồng độ đường huyết cao gây tổn thương mạch máu và gây biến chứng ở mắt như bệnh võng mạc, xuất huyết mạch máu nhỏ vùng đáy mắt, giảm hoặc mất thị lực. Các biến chứng này nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể bị mù lòa vĩnh viễn.

– Do vậy, người bệnh tiểu đường cần thường xuyên đi khám mắt định kỳ, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở mắt để điều trị phòng ngừa.

3. Biến chứng thần kinh

– Có đến một nửa bệnh nhân tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh khi không kiểm soát được đường máu ổn định. Nguyên nhân do đường máu tăng cao gây tổn thương mạch máu nuôi dây thần kinh, khiến dây thần kinh tổn thương, mất cảm giác ở chân và tay. 

– Nghiêm trọng hơn, biến chứng thần kinh có thể khiến người bệnh không cảm giác được dấu hiệu nguy hiểm ở chân, nguy cơ loét bàn chân cho chấn thương. Không ít bệnh nhân phải cắt cụt chân để khắc phục biến chứng thần kinh do tiểu đường.

4. Tiểu đường gây biến chứng thận

– Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ suy thận cao gấp 10 lần so với người bình thường, kèm theo đó là những biến chứng tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. 

– Thận là cơ quan làm nhiệm vụ như máy lọc độc chất của cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu, nuôi dưỡng thận là hệ mạch máu nhỏ dày đặc. Đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đường máu nuôi này, chức năng thận suy kiệt dần và cuối cùng dẫn đến suy thận.

– Hệ quả là các chất độc hại trong cơ thể không được thải bỏ tốt mà tích lũy trong máu, gây hại ngược lại cho các cơ quan. Triệu chứng của người bệnh tiểu đường gặp biến chứng ở thận gồm: huyết áp tăng, phù, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… Để phòng ngừa biến chứng này, cần duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát đường huyết và tầm soát biến chứng thận định kỳ.

5. Biến chứng tim mạch

– Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải các bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn chuyển hóa, rối loạn đông máu,… hơn gấp 2 - 3 lần người bình thường. Trung bình cứ khoảng 5 phút trên thế giới lại có 1 người bị nhồi máu cơ tim có liên quan đến tiểu đường.

– Trong đó, xơ vữa mạch vành còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, nhồi máu não,… Nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh tiểu đường cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu can thiệp chậm trễ.

– Do vậy, người tiểu đường ngoài kiểm soát đường huyết cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch để phát hiện sớm biến chứng nếu có.

– Có thể thấy, các biến chứng của bệnh tiểu đường rất đa dạng, xảy ra ở nhiều cơ quan và đều gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Kiểm soát tốt đường huyết là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa những biến chứng này. Nếu gặp phải biến chứng, người bệnh cần đi khám để kịp thời xử lý, tránh gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

III. Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường
 
– Glucose là một chất cần thiết cho cơ thể có trong các thực phẩm ăn hàng ngày, đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào và được dự trữ trong gan tạo thành glycogen. Khi biếng ăn, lượng glucose trong máu sẽ hạ thấp, khiến gan sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose để cân bằng lại lượng đường trong máu. Nhờ đó máu sẽ vận chuyển glucose đến các mô giúp hấp thụ glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, trong trường hợp các tế bào không hấp thụ glucose một cách trực tiếp mà cần đến sự hỗ trợ của insulin (hormone sản xuất bởi tuyến tụy) sẽ khiến glucose được hấp thụ vào tế bào, giảm nồng độ glucose trong máu. Lâu dần sẽ khiến đường huyết giảm, đồng thời khi đó tuyến tụy cũng giảm sản xuất insulin.

– Có thể thấy, quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến glucose không thể đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể, kết quả là lượng đường vẫn còn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này tích lũy kéo dài qua thời gian sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

1. Nguyên nhân gây nên tiểu đường tuýp 1

– Tiểu đường tuýp 1 do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên người bệnh không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (tuýp 1A), do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy, khiến bệnh nhân không có hoặc có ít insulin, dẫn đến lượng đường tích lũy trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào, 5% không rõ nguyên nhân (tuýp 1B).
 
 

– Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 1 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ghi nhận đa số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thấy rằng, khi thành viên trong gia đình mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ nhẹ mắc bệnh. Hoặc các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với một số loại virus cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.

2. Nguyên nhân gây nên tiểu đường type 2

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ, một số trường hợp ghi nhận bệnh có di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân béo phì cũng có liên hệ chặt chẽ với bệnh, tuy nhiên cần phân biệt không phải ai thừa cân cũng đều mắc bệnh tiểu đường type 2. Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường type 2 gồm:

• Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh tiểu đường.

• Tiền sử bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ.

• Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch

• Tăng huyết áp.

• Ít hoạt động thể lực

• Thừa cân, béo phì.

• Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói

• Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang
  
3. Nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ

– Khi mang thai, nhau thai sẽ tạo ra những kích thích để duy trì thai kỳ. Những kích thích này sẽ làm cho tế bào tăng khả năng kháng insulin. Bình thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, tuy nhiên một số trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết khiến lượng đường vận chuyển vào tế bào giảm, lượng đường tích tụ lại trong máu tăng cao, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

– Phụ nữ mang thai bị thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc đã được chẩn đoán bị rối loạn dung nạp glucose đều có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ.

IV. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường thay đổi ít nhiều theo tuýp bệnh tiểu đường, đôi khi rất nhẹ, thậm chí không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện bản thân mắc bệnh, mãi đến khi bệnh có những biến chứng mới bắt đầu thăm khám và được điều trị.

1. Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1

Các triệu chứng của thể tiểu đường tuýp 1 thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển hình gồm:

• Cảm thấy đói và mệt: Thông thường, cơ thể sẽ chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành glucose để các tế bào lấy năng lượng. Các tế bào sẽ cần đến insulin để có thể hấp thụ glucose, tuy nhiên, khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết, hoặc các tế bào của cơ thể kháng lại insulin được tạo ra sẽ khiến glucose không thể hấp thu và lấy năng lượng. Chính điều này khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường.

• Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều: Người bình thường sẽ mất khoảng 4 – 7 lần đi tiểu trong vòng 24 giờ, nhưng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ đi tiểu nhiều lần hơn. Lý do xuất phát từ việc ở cơ chế bình thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận, còn ở bệnh nhân tiểu đường, lượng glucose trong máu bị đẩy lên cao khiến thận không thể hấp thu tất cả trở lại. Kết quả là glucose sẽ được thải qua đường tiểu kéo theo thải nước, khiến cơ thể tạo nhiều nước tiểu, bệnh nhân đi tiểu thường xuyên hơn. Khi đi tiểu nhiều gây ra tình tình trạng mất nước, bệnh nhân sẽ rất khát do đó sẽ cần uống nước, nhưng chính vì vậy lại càng đi tiểu nhiều hơn.

• Khô miệng, ngứa da: Bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn khiến cơ thể bị mất nước, làm cho vùng miệng cảm thấy bị khô. Đồng thời, da khô có thể khiến bệnh nhân bị ngứa.

• Sụt cân: Một số trường hợp bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân sau vài tuần lễ do mất nước, do ly giải mô mỡ, mô cơ.

2. Triệu chứng của tiểu đường tuýp 2

Ở thể tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng tiến triển âm thầm và phát triển trong nhiều năm, hầu hết bệnh nhân không gặp những triệu chứng rõ ràng như thể tiểu đường tuýp 1 nên khó phát hiện. Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành. Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường gồm:

• Nhiễm trùng nấm men: Cả hai giới đều có thể gặp phải tình trạng này nếu mắc bệnh tiểu đường. Nấm men sẽ ăn glucose, do đó sự tập trung nhiều glucose sẽ khiến nấm phát triển mạnh. Bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.

• Vết thương chậm lành: Lượng đường trong máu quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh, khiến khó chữa lành các vết thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thấy đau hoặc tê ở chân. Đó cũng chính là biểu hiện của tổn thương thần kinh.

3. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

– Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng. Sản phụ có thể sẽ khát nước hơn bình thường, thường xuyên đi tiểu hơn. Bệnh thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ nhờ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 3 mẫu lúc thai 24 – 28 tuần tuổi, trước đó chưa ghi nhận bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.

V. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

– Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cùng với thiết lập chế độ thể dục thể thao hợp lý kết hợp theo dõi tình trạng bệnh lý thường xuyên là những việc làm quan trọng nhất mặc dù ở thể bệnh nào.

– Ở thể tiểu đường tuýp 1, bệnh nhân được chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại vì cơ thể đã không còn khả năng tự sản xuất insulin.

– Ở thể tiểu đường tuýp 2, nếu bệnh nhân không cải thiện được tình trạng tăng lượng đường trong máu bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục hàng ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để ổn định lượng đường trong máu.

– Để bệnh không tiến triển nặng, bệnh nhân tiểu đường cần có kế hoạch theo dõi lượng carbohydrate, cũng như hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ; nên ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

– Cần lưu ý rằng, bệnh tiểu đường có thể thay đổi và tiến triển khác nhau ở từng thời gian, do đó bệnh cần được thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng hiện tại để có kế hoạch điều trị thích hợp và hiệu quả. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ.

___________________

 
 
Viết bình luận của bạn:
0978307072