-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hạ đường huyết ban đêm có nguy hiểm không?
Đăng bởi: Quản Trị Web
27/12/2023
Hạ đường huyết là 1 tình trạng cấp cứu nội khoa gặp ở người bệnh đái tháo đường có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, thậm chí là tử vong. Hạ đường huyết xảy ra ban đêm, đặc biệt là khi người bệnh đang ngủ lại càng nguy hiểm hơn. Vậy làm thế nào để dự phòng và nhận biết hạ đường huyết ban đêm, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng mất cân bằng khi lượng glucose được hấp thu vào máu thấp hơn lượng glucose tiêu hao cho tế bào hoạt động. Theo định nghĩa, một người được chẩn đoán là hạ đường huyết khi nồng độ glucose máu giảm ≤ 70 mg/dl hoặc ≤ 3.9 mmol/l. Hạ đường máu ban đêm là tình trạng hay gặp ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Thực tế, hạ đường máu trong khi ngủ xảy ra thường xuyên hơn nhiều so với tỷ lệ mà bệnh nhân và bác sĩ có thể nhận thấy.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết ban đêm thường là do bỏ bữa ăn tối, tập thể dục nhiều trước khi đi ngủ hoặc uống rượu bia vào ban đêm.
II. Hạ đường huyết ban đêm có nguy hiểm không?
Mặc dù đều là những tình trạng cấp cứu nội khoa hay gặp khi mắc đái tháo đường, nhưng so với tăng đường huyết thì hạ đường huyết bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Vấn đề hiện sớm và xử trí kịp thời tình trạng này sẽ là nhân tố quyết định đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Nếu lượng đường trong máu thấp xảy ra vào ban ngày lúc người bệnh tỉnh táo, họ có thể nhận biết được các triệu chứng. Một số dấu hiệu của hạ đường huyết nhẹ đến vừa như mệt mỏi đột ngột không giải thích được, đau đầu, chóng mặt, thở hụt hơi, vã mồ hôi, run tay, hồi hộp trống ngực, da xanh, cảm giác lạnh, tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng và cảm giác đói.
Khi tình trạng hạ đường huyết nặng xảy ra nhiều lần, người bệnh có thể gặp những triệu chứng thần kinh như co giật kiểu động kinh khu trú hoặc toàn thể hoặc các dấu hiệu thần kinh khu trú: tổn thương thần kinh sọ, liệt nửa người, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, hội chứng tiểu não, nhìn đôi. Bên cạnh đó, còn có thể gặp các triệu chứng tâm thần như kích động, hung dữ và rối loạn nhân cách.
Tuy nhiên, hạ đường huyết nếu xảy ra vào ban đêm lại khó phát hiện vì triệu chứng xảy ra khi người bệnh đang ngủ. Điều này càng làm cho tình trạng hạ đường huyết ban đêm trở nên nguy hiểm hơn. Triệu chứng hạ đường huyết ban đêm chỉ có thể được nhận thấy bởi người ngủ cùng người bệnh. Một số triệu chứng khi người bệnh hạ đường huyết ban đêm có thể gặp là khóc, gặp ác mộng, đổ mồ hôi làm ướt đồ ngủ hoặc ga trải giường, run rẩy, thay đổi nhịp thở hoặc rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, bực bội hoặc bối rối sau khi thức dậy.
Cuối cùng, nếu tình trạng hạ đường huyết ban đêm nặng không được phát hiện và xử trí, người bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối cùng là hôn mê. Đây là biến chứng nặng nề nhất của hạ đường huyết, thường xảy ra tiếp sau các triệu chứng nhẹ khác nhưng cũng có thể xuất hiện ngay lập tức mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trước đó.
III. Dự phòng hạ đường huyết ban đêm
Bệnh nhân đái tháo đường là những người có nguy cơ cao nhất bị hạ đường huyết ban đêm. Người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau đây để hạn chế xảy ra tình trạng này.
*Hãy kiểm tra chỉ số đường máu trước khi đi ngủ:
Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ sẽ giúp người bệnh tiểu đường hạn chế tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm. Nếu chỉ số này thấp, bạn có thể ăn một bữa ăn lành mạnh trước khi ngủ. Một bữa ăn nhẹ là đủ để bù cho lượng đường trong máu giảm ít. Nếu bạn chuẩn bị đến giờ tiêm insulin thì hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn về khả năng giảm liều.
Một cách khác để theo dõi chặt chỉ số đường huyết và phát hiện sớm các trường hợp hạ đường huyết về đêm là sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục. Đây là một thiết bị được sử dụng để kiểm tra nồng độ đường máu thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó, thiết bị còn có chức năng cảnh báo nếu lượng đường máu giảm nhanh và phát báo động cho người bệnh nếu chỉ số này quá thấp kể cả khi người bệnh đang ngủ. Đây là thực sự hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường, nhất là những người thường xuyên có tình trạng hạ đường huyết ban đêm.
*Tuyệt đối không bỏ bữa ăn tối:
Người bị đái tháo đường cần phải duy trì chế độ ăn uống khoa học và việc bỏ bữa tối là điều tuyệt đối không nên làm. Khi bạn không ăn hoặc chỉ ăn nhẹ vào bữa tối sẽ khiến lượng đường trong máu giảm và là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ đường huyết ban đêm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng cũng như giờ ăn cho hợp lý.
*Hạn chế tập thể dục quá nhiều trước khi đi ngủ:
Người bệnh tiểu đường luôn được bác sĩ khuyến nghị nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, việc tập luyện quá nhiều, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ là điều không nên vì có thể làm giảm lượng đường trong máu qua đêm. Trường hợp bạn có tập thể dục và chỉ số đường huyết của bạn xét nghiệm trước khi đi ngủ thấp hơn 100 mg/ dL, hãy ăn bữa nhẹ với lượng gấp đôi để ngăn chặn tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra trong khi ngủ.
*Hạn chế uống rượu vào buổi tối:
Rượu sẽ làm tăng đường huyết ban đầu nhưng sau đó lại gây ra tình trạng hạ thấp lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu bạn quá chén vào buổi tối có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết vào ban đêm. Theo các chuyên gia, người bệnh vẫn có thể thỉnh thoảng uống rượu vào những dịp đặc biệt tuy nhiên chỉ ở mức có chừng mực không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly/ ngày đối với phụ nữ.
*Chuẩn bị thức ăn sẵn sàng:
Nếu lượng đường trong máu của bạn thường xuyên thấp và khiến bạn thức dậy với nhiều triệu chứng khác nhau, hãy chuẩn bị sẵn cạnh giường một số thực phẩm để có thể cung cấp lượng đường cần thiết giúp bạn vượt qua tình trạng này. Đó có thể là soda, 1 vài lát bánh nhỏ hoặc 1 ít nước trái cây. Bên cạnh đó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về tình trạng này để cân nhắc điều chỉnh kế hoạch điều trị giúp người bệnh kiểm soát mức đường huyết ban đêm tốt hơn.
Tóm lại, hạ đường huyết là 1 cấp cứu nội khoa và hạ đường huyết ban đêm lại càng nguy hiểm hơn vì người bệnh khó phát hiện và được xử trí kịp thời. Chính vì vậy, tuân thủ tốt liệu trình điều trị tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như áp dụng những biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết ban đêm sẽ giúp người bệnh hạn chế nguy cơ rơi vào tình trạng nguy hiểm này.
Giải pháp cho người tiểu đường: Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Punsemin có tác dụng gì ?
Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.
- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Nguồn: Bncmedipharm.vn,medlatec.com,suckhoe24h.net...