Kinh ngạc: Tư thế thiền chữa mất ngủ cực hiệu quả bạn đã thử chưa?

 Đăng bởi: My Hoàng 19/03/2022

Ngồi thiền chữa mất ngủ là phương pháp được rất nhiều người quan tâm và áp dụng. Bởi phương pháp này có kỹ thuật tương đối đơn giản và không cần dùng quá nhiều sức để thực hiện. Hơn nữa thiền định còn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ cải thiện căng thẳng thần kinh giúp người tâm suy nghĩ tích cực và dễ đi vào giấc ngủ tự nhiên. Nhưng không phải ai cũng biết áp dụng đúng cách các tư thế thiền. Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn các tư thế  thiền chữa mất ngủ.


I. Cách thiền để ngủ ngon
 

- Thiền thực chất rất đơn giản. Bạn có thể thiền mọi lúc, mọi nơi mà không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ đặc biệt nào. Song để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dành ra một khoảng thời gian cố định trong ngày để thiền.


1. Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ 


- Để chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, bạn cần ngồi thiền đúng cách bởi thiền không đơn thuần chỉ là một tư thế thông thường. Hãy tìm hiểu cách ngồi thiền sao cho mang lại tác dụng cao nhất. 

 

  • Giai đoạn chuẩn bị 


Sự kết hợp giữ cơ thể và tâm trí là yếu tố quan trọng mà thiền đòi hỏi. Ở giai đoạn chuẩn bị, hãy trang bị cho mình những điều sau: 


- Không gian ngồi thiền yên tĩnh, không tiếng ồn: Không gian yên tĩnh giúp bạn tăng cường sự tập trung và bài thiền cũng phát huy hiệu quả cao nhất có thể. Nếu thực hiện trong nhà, hãy tắt tất cả các thiết bị điện tử, các nguồn phát ra âm thanh có thể ảnh hưởng tới sự tập trung của bạn. Thêm một chút tinh dầu hay nến thơm cũng như giảm ánh sáng trong phòng để thư giãn cơ thể. 


- Chuẩn bị nệm ngồi: Nệm ngồi là một vật cần thiết cho bài tập thiền bởi quá trình ngồi thiền cần kéo dài ít nhất 15-30 phút. Nệm giúp thư giãn vùng mông, tạo cảm giác thoải mái nhất có thể. 


- Mặc quần áo rộng và thoáng mát: Mặc quần áo quá chật có thể khiến bạn không thoải mái cũng như thư giãn trong lúc ngồi thiền. Hãy chọn một bộ quần áo thoáng mát để tránh khó chịu, phân tâm khi thiền định. 


- Thời gian luyện tập: Bạn có thể chọn cho mình khoảng thời gian vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ để luyện tập sao cho thoải mái và thư giãn nhất. 


- Hẹn giờ đồng hồ: Để phát huy tác dụng, bài tập thiền nên thực hiện ít nhất 15-30 phút. Hãy đặt giờ để đảm bảo khoảng thời gian đó. 

 

  • Đây là các bước đơn giản cho người bắt đầu tập thiền:


- Tìm một nơi yên tĩnh. Bạn nên lựa chọn tư thế thoải mái nhất (có thể nằm hoặc ngồi).


- Nhắm mắt và hít thở thật chậm. Bạn nên chú ý đến nhịp thở của mình.


- Nếu bất chợt có suy nghĩ trong lúc thiền, bạn hãy tạm bỏ qua và tiếp tục tập trung vào bài tập thiền của mình.


- Nếu bạn đang đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Cách thiền để ngủ ngon?”, bí quyết chính là kiên nhẫn hơn với bản thân. Bạn nên dành khoảng 3 – 5 phút để thiền trước khi ngủ. Sau khi đã quen dần, bạn có thể tăng thời gian thiền lên 15 – 20 phút.


2. Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation)


Thiền chánh niệm là sự thức tỉnh, chú tâm vào những điều đang xảy ra trong cuộc sống hiện đại. Dưới đây là các bước để thực hành thiền chánh niệm:


• Tránh xa những đồ vật gây xao nhãng, bao gồm điện thoại. Lựa chọn 1 tư thế nằm thoải mái nhất.


• Tập trung vào hơi thở. Hít thở sâu trong 10 tiếng đếm, sau đó giữ hơi thở trong 10 tiếng đếm và thở ra. Lặp lại thao tác này 5 lần.


• Khi hít thở, hãy giữ căng cơ thể.


• Chú ý vào nhịp thở và cơ thể bạn. Nếu bạn cảm thấy nhức mỏi, hãy thư giãn.


• Nếu có suy nghĩ cắt ngang, bạn hãy tạm gạc bỏ và tiếp tục tập trung vào hơi thở của mình.
 


3. Thiền có hướng dẫn


- Thiền có hướng dẫn là khi một người khác dẫn dắt bạn qua từng bước thiền. Họ có thể hướng dẫn bạn thở hoặc thư giãn cơ thể theo một cách nhất định. Hoặc, họ có thể yêu cầu bạn hình dung hình ảnh hoặc âm thanh. Kỹ thuật này còn được gọi là hình ảnh có hướng dẫn .


- Trước khi đi ngủ, hãy thử nghe đoạn ghi âm của một bài thiền có hướng dẫn. Bạn có thể tìm thấy các bản ghi âm hướng dẫn trên các ứng dụng và trang website thiền, các dịch vụ phát trực tuyến, trên các kênh YouTube,…


-Mặc dù các bước chính xác có thể khác nhau giữa các bản ghi âm, các hướng dẫn từng bước sau đây cung cấp tổng quan chung về cách thực hiện thiền có hướng dẫn.

 

  • Cách thiền có hướng dẫn


- Chọn một bản ghi âm. Giảm độ sáng của điện thoại hoặc thiết bị bạn đang sử dụng để nghe thiền có hướng dẫn.


- Nằm xuống giường và hít thở sâu và chậm.


- Tập trung vào giọng nói của người đó. Nếu tâm trí của bạn đi lang thang, hãy từ từ quay lại sự chú ý của bạn vào đoạn ghi âm.


4. Thiền quét cơ thể (Body Scan Mediation)


- Với thiền quét cơ thể, bạn tập trung nhiều hơn vào các bộ phận của cơ thể. Mục đích của phương pháp này là tìm kiếm cảm giác đau, căng thẳng hoặc bất cứ điều gì khác ở từng bộ phận để giải phóng. Đây cũng là cách thiền để ngủ ngon được áp dụng rộng rãi do chú trọng tìm kiếm sự thư giãn.

 

  • Gợi ý cách thiền quét cơ thể


- Loại bỏ các thiết bị gây xao nhãng và lựa chọn tư thế thoải mái.


- Nhắm mắt và hít thở thật chậm. Chú ý vào trọng lượng cơ thể của bạn.


- Thả lỏng cằm, mắt và cơ mặt.


- Dần dần thả lỏng tay, chân, bụng, hông và bàn chân. Bạn nên chú ý cảm nhận từng bộ phận cơ thể của mình.


- Tương tự như các phương pháp khác, đừng để những dòng suy nghĩ cắt ngang quá trình thiền của bạn.


II. Những tác dụng khác của thiền?


Từ lâu, thiền được biết đến là kỹ thuật tuyệt vời, đem lại cảm giác bình yên, thư thái cho người tập. Không chỉ riêng sức khỏe tinh thần, thể chất của bạn cũng được hỗ trợ đáng kể. Điều quan trọng nhất là những lợi ích này thường kéo dài kể cả khi bạn ngưng thiền. Do đó, ngày càng có nhiều người quan tâm đến phương pháp tập luyện này.

 

  • Một số ảnh hưởng tích cực mà thiền mang lại bao gồm:


- Gạt bỏ bớt những âu lo thường trực.


- Biết cách đối diện với stress.


- Loại bỏ những cảm xúc tiêu cực.


- Tăng cường khả năng sáng tạo, làm phong phú trí tưởng tượng.


- Cải thiện sự kiên nhẫn và tập trung.

 

  • Đồng thời, thiền có thể giúp giảm bớt triệu chứng của các bệnh lý như:


- Hen suyễn.


- Ung thư.


- Bệnh tim mạch.


- Rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.


- Tăng huyết áp.


- Đau đầu mạn tính.


- Khó ngủ.

III. Ưu điểm của phương pháp ngồi thiền so với các phương pháp khác 


Ngồi thiền có nhiều ưu điểm mà người mất ngủ nên lựa chọn cách thức điều trị này: 


• Tính an toàn: Đây là một bài tập hoàn toàn an toàn và miễn phí. Nó tác động sâu tới tâm trí của người tập mà không thông qua bất kỳ kích thích nào vào cơ thể so với việc dùng thuốc, dùng các thực phẩm chức năng. Do đó nó không hề có rủi ro hay tác dụng phụ không mong muốn. 
 


• Có thể áp dụng cùng các kỹ thuật khác: Thiền chánh niệm có thể được kết hợp liệu pháp hành vi nhận thức để cải thiện giấc ngủ. Nó được đánh giá cao so với việc chỉ sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức đơn lẻ. 


• Mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe: Thiền còn giúp giảm huyết áp, giảm đau, cải thiện các chứng trầm cảm, lo âu. 


• Tăng khả năng tập trung, trực giác, hiểu sâu về nội tâm, giữ tinh thần lạc quan, trong sáng. 


IV. Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ cần lưu ý những gì để hiệu quả nhất?


Bên cạnh việc nắm rõ những phương pháp và cách thực hiện ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ, người thiền định cần lưu ý đến một số vấn đề sau để gia tăng hiệu quả cũng như phòng ngừa một số rủi ro có thể xảy ra:


1. Ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ không đúng cách có khả năng gây ra tác dụng phụ không?


- Theo nhận định của các chuyên gia, ngồi thiền là phương pháp chữa mất ngủ an toàn và thích hợp hầu hết cho mọi đối tượng bởi liệu pháp này để lại rủi ro khá thấp. Tuy nhiên, ở một số trường hợp ngoại lệ, thiền định cũng có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là các đối tượng bị tâm thần, trầm cảm hay rối loạn cảm xúc.


- Ngoài ra, đối với các đối tượng không có vấn đề về bệnh thần kinh cũng có thể gặp phải một số rủi ro trong quá trình ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ tuy những triệu chứng sau không quá phổ biến:


• Đau đầu, choáng váng nhẹ, chóng mặt, hoa mắt;


• Gia tăng sự lo lắng, căng thẳng, dễ suy nhược cơ thể;


• Thay đổi tâm trạng, tâm lý đột ngột;


• Rối loạn giải thể nhân cách – đây là tình trạng mà người thiền định cảm thấy bị tách rời với những suy nghĩ của bản thân và khó có thể điều chỉnh tâm lý chính mình;


• Hội chứng giải thể nhân cách – tình trạng người thiền định có cảm giác như đang quan sát bản sao của chính bản thân mình từ bên ngoài cơ thể.


- Phần lớn, các tác dụng phụ trên đều là những triệu chứng hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá lo lắng đến sức khỏe của bản thân hoặc lo sợ những biến chứng khác làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị, người bệnh có thể tìm gặp bác sĩ để được trao đổi về tình trạng đang gặp phải trước khi tiếp tục tập luyện trở lại.


2. Những lưu ý khác khi ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ


Ngoài vấn đề trên, bạn cũng cần lưu ý đến một số lưu ý khác để gia tăng công dụng chữa bệnh mất ngủ của phương pháp ngồi thiền. Cụ thể hơn:


• Thời gian thích hợp để ngồi thiền là vào buổi tối, cách giờ đi ngủ chừng 30 – 60 phút để giúp người tập dễ dàng đi vào giấc ngủ;


• Kiên trì luyện tập đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất;


• Có thể ngồi thiền cùng với bạn bè, người thân hoặc tập luyện cùng với các kỹ thuật viên để nắm bắt rõ các bước cơ bản của ngồi thiền;


• Lựa chọn thời gian và không gian ngồi thiền thích hợp. Yếu tố này cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến hiệu quả của việc ngồi thiền;


• Nếu không thể tập trung ngồi thiền, bạn có thể bật một đoạn nhạc nhẹ nhàng, nhạc thiền định, các loại nhạc sóng não, tiếng ồn trắng để não bộ tập trung cho việc ngồi thiền và thư giãn thư giãn cơ thể;


• Khi đã lấy lại được sự tập trung khi ngồi thiền, người tập cần loại bỏ những suy nghĩ hay tạp niệm trong đầu để có được sự thư giãn và tập trung cao độ;


• Mỗi ngày, chỉ cần dành khoảng 15 phút để ngồi thiền nhưng cố gắng tối đa để bản thân không rơi vào giấc ngủ;


• Trước khi ngồi thiền, bạn nên ăn dặm một chút để dung nạp đủ năng lượng để bắt đầu thiền định. Tuy nhiên, không nên ăn quá no, bởi điều đó có thể khiến bạn bị nguồn ngủ. Hơn nữa, đừng để bụng đói khi hành thiền, vì điều đó sẽ khiến bạn tập trung vào cơn đói hơn thay vì ngồi thiền;


• Trong quá trình luyện tập, nếu bản thân có những dấu hiệu lạ trong lối suy nghĩ hoặc xuất hiện tình trạng hoang tưởng, có vấn đề về tâm lý, khi đó, bạn nên tạm ngưng luyện tập và tìm gặp bác sĩ để trao đổi tình trạng đang mắc phải.

 
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe của bạn. Không chỉ giúp tái tạo năng lượng, giấc ngủ là chìa khóa giúp bạn luôn cảm thấy tích cực, vui vẻ. Tuy nhiên, mất ngủ do stress lại là vấn đề nhiều người gặp phải. Hy vọng qua bài viết dưới đây, bạn đọc có thể áp dụng được cách thiền để ngủ ngon để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.


Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

 

Kinh ngạc: Tư thế thiền chữa mất ngủ cực hiệu quả bạn đã thử chưa?

Công dụng PM Nature Pro giúp:
 

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…


- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ


- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung


- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý


- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…


- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống


- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)


- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn


- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…


- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não


- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể


Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 


>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC
 

HOTLINE TƯ VẤN: 096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072


______________________

Có thể bạn quan tâm

>>>
 Cách khắc phục tình trạng mất ngủ tuổi mãn kinh hiệu quả mà chị em nên tham khảo


>>>  Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân khiến các mẹ bị mất ngủ là gì?

>>> 7 bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả

Viết bình luận của bạn:
0978307072