-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
LÀM GÌ KHI TRẺ MẮC CHỨNG TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Đăng bởi: Admin
27/02/2017
LÀM GÌ KHI TRẺ MẮC CHỨNG TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Một nghiên cứu năm 2000 cho thấy, có 6,6% học sinh tiểu học mắc chứng tăng động giảm chú ý, học sinh trung học cơ sở là 4,29%, phổ thông trung học là 2,63%. Bệnh xuất hiện trong mọi tầng lớp xã hội và thường được phát hiện trước 7 tuổi. 70% trẻ vẫn tiếp tục biểu hiện hội chứng này cho đến tuổi trưởng thành.
Hội chứng tăng động giảm chú ý (Attention deficit and hyperactive disorder) là một tình trạng bệnh lý thần kinh biểu hiện ở trẻ có mức độ chú ý và hoạt động, xung động không phù hợp với lứa tuổi cũng như mức độ phát triển của trẻ. Trẻ có biểu hiện vận động tăng bất thường đi kèm với phản ứng hung hăng và khả năng chú ý giảm gây trở ngại cho việc học tập. Trẻ không có khả năng tự chủ do đó không thể tự lập kế hoạch, tổ chức cũng như hoàn thành những hoạt động phức tạp. Bệnh thường gặp ở trẻ nam. Điều đáng ngại là hiện nay cộng đồng vẫn còn mù mờ về căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh
Yếu tố đột biến gen và di truyền được ghi nhận trên 89% trường hợp bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, gia đình có cha/mẹ mang hội chứng này thì 57% con của họ có biểu hiện bệnh. Đối với các cặp sinh đôi thì nguy cơ là 91%. Trẻ có anh chị em mắc bệnh thì nguy cơ bệnh tăng 5-7 lần so với bình thường.
Các nguyên nhân như rối loạn về thính giác, thị giác, phản ứng với thuốc, ngộ độc chì, những bất thường trong thai kỳ (10-15% do hút thuốc lá, uống rượu, may túy…, môi trường độc hại, dioxin cũng góp phần làm tăng nguy cơ ADHD ở trẻ. Các tổn thương sau sinh chiếm 3-5% bao gồm: viêm não, chấn thương sọ não gây tổn thương chất xám thùy trán vỏ não, ngạt, tiếp xúc lâu ngày với các kim loại.
Các yếu tố tâm lý xã hội học được xem như là yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh bao gồm: lo âu, rối loạn tâm thần, bị xâm hại, lạm dụng tình dục, khó khăn trong việc học tập, gia đình tan vỡ…Người ta còn ghi nhận rằng, trẻ em thường hay bắt chước những hành vi của cha mẹ và bạn bè cũng như những người xung quanh, đặc biệt là những hành vi hung hăng. Điều này thể hiện qua việc những trẻ sống trong hoàn cảnh mà mối quan hệ cha mẹ - con cái không tốt thì nguy cơ mắc hội chứng này tăng gấp 9 lần so với trẻ sống trong môi trường tốt đẹp.
Cha mẹ cần làm gì khi con mắc chứng tăng động giảm chú ý
Đây không phải là bệnh mà chỉ là hội chứng chính vì thế các bậc cha mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần và kiên trì từng bước từng bước giúp đỡ trẻ để hòa nhập với bạn bè và xã hội. Tiến triển của hội chứng có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn thế nữa, cha mẹ nên phát hiện sớm những biểu hiện bệnh để trẻ được điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, đề điều trị bệnh gia đình đóng vai trò thiết yếu. Cha mẹ nên hạn chế hành vi phát hoại của trẻ đến mức có thể, giúp trẻ hiểu được giá trị của bản thân để chúng có thể vượt qua những điều tiêu cực trong cuộc sống. Không nên lạm dụng việc thưởng cho trẻ bằng quà. Sự tự ý thức về bản thân mình xuất phát từ kỷ luật tự giác: xem xét các hậu quả do mỗi hành động gây ra và kiểm soát chúng trước khi làm điều đó.
Để giúp trẻ đạt được sự kỷ luật tự giác, những người chăm sóc trẻ đòi hỏi phải kiên nhẫn và yêu thương. Trước hết phải hiểu rằng để thay đổi những hành vi ngoan cố, bướng bỉnh ở trẻ ADHD là rất khó khăn, bởi vì ta không thể thuyết phục trẻ tự thay đổi hành vi của chúng. Để hướng trẻ, cha mẹ nên lập ra một danh sách những hành vi ưu tiên mà trẻ cần nên tránh không làm, như đánh nhau hay không chịu thức dậy vào buổi sáng. Nếu một vài hành vi mà bạn cảm thấy chấp nhận được, thì hãy cứ để cho trẻ thực hiện, chẳng hạn như trẻ không chịu ăn táo chẳng hạn thì cứ để chúng được toại nguyện.
Bạn cũng nên khen trẻ khi chúng có những hành vi tốt, và thường xuyên can ngăn những hành vi không đúng. Nên có những luật lệ rõ ràng đối với trẻ, tuy nhiên có thể linh động, chẳng hạn như trẻ phải làm bài tập vào buối tối nhưng có thể cho chúng lựa chọn sau khi chơi game hay xem ti vi rồi mới làm. Và cũng nên nhớ rằng, những lời khen có một tác động rất tích cực đối với trẻ, góp phần tạo hiệu quả cho quá trình điều tra.
Nhà trường cũng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị chứng ADHD ở trẻ. Khi trẻ đến lớp, cha mẹ nên giải thích với giáo viên vì sao sự tập trung và ghi nhớ của trẻ kém hơn những trẻ khác. Và những khoảng thời gian tập trung trên lớp, những biểu hiện cư xử đúng đắn và thích hợp, chẳng hạn như chờ đến lượt mình, chia sẻ đồ chơi, yêu cầu sự giúp đỡ khi bị trêu trọc. Sau đó, trẻ sẽ được thực tập những điều học được. Ngoài ra trẻ sẽ được học cách "đọc" cảm xúc của người khác thông qua biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói, để từ đó trẻ có sự phản kháng đúng đắn
Một số phương pháp để điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
- Điều trị bằng ăn uống: Sử dụng những món ăn ít gây dị ứng và cải thiện sự tập trung chú ý. Nên tránh những loại thức ăn sau: Sữa và các sản phẩm từ sữa, lúa mì, bắp, đậu nành, trứng, chocolate, đậu phộng; các loại thực phẩm có thêm phụ gia nhằm ổn định thực phẩm, hóa chất và phẩm màu.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong việc điều trị cho trẻ ADHD là: Super Power PS-100, methylphenidate, amphetamine…
- Tâm lý trị liệu: Các biện pháp điều trị này bao gồm: tâm lý trị liệu, hỗ trợ từ phía gia đình, nhóm hỗ trợ, cha mẹ trẻ nên có kiến thức để giúp đỡ những trẻ hiếu động. Cách tốt nhất là phối hợp giữa cha mẹ, thầy cô giáo, bác sĩ và nhà tâm lý trong việc điều trị cho trẻ.
- Các biện pháp khác: massage, tâm vận động, âm nhạc trị liệu…
Trên đây là một số thông tin chung về biện pháp xử trí khi trẻ có triệu chứng của hội chứng ADHD. Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể tham khảo trên các trang web hỗ trợ tâm lý cũng như cung cấp kiến thức về hội chứng ADHD của các tổ chức, đơn vị chuyên môn, uy tín.
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: http://binhnghiamst.com/vi/chi-tiet/san-pham/1-ho-tro-dieu-tri-nao/205-thuc-pham-chuc-nang-super-power-ps-100-tang-cuong-nhan-thuc-tang-cuong-tri-nho.mst