Lí do nào khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm? Cấm tuyệt đối làm 6 điều này trước khi ngủ.

 Đăng bởi: My Hoàng 21/03/2022

Giấc ngủ là một phần quan trọng quyết định sức khỏe, song rất nhiều người gặp tình trạng trằn trọc mãi không ngủ được, hoặc đang ngủ thì bị thức giấc giữa đêm,… Vậy nguyên do nào khiến bạn gặp phải tình trạng thức giấc giữa đêm? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho thắc mắc của bạn về tình trạng ngủ bị thức giấc giữa đêm và 6 điều tuyệt đối không nên làm trước khi ngủ.

Lí do nào khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm? Cấm tuyệt đối làm 6 điều này trước khi ngủ.


I. Lí do nào khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm? 

1. Vị trí ngủ không phù hợp

 

- Hay bị thức giấc giữa đêm kèm theo mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ợ nóng, đau cổ hoặc đau lưng có thể do tư thế ngủ của bạn không thích hợp. Bạn nên lưu ý kiểm tra xem giường ngủ, nệm có quá cứng hay quá mềm không. Đừng quên kiểm tra xem độ cao và độ mềm của gối đã phù hợp để hỗ trợ nâng đỡ đầu và cổ chưa.


- Ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp cải thiện tiêu hóa và lưu thông máu, thúc đẩy sức khỏe cảm xúc, giúp hệ thống bạch huyết hoạt động bình thường và ngăn ngừa bệnh tim. Nếu bạn không thể thay đổi hoàn toàn thói quen ngủ, bạn cũng nên tham khảo và thực hiện một số thông tin dưới đây:


• Nếu bạn ngủ ở tư thế nằm ngửa, bạn nên đặt một chiếc gối dưới đầu gối để giảm áp lực cho lưng.


• Nếu bạn nằm nghiêng, bạn nên đặt một chiếc gối ở dưới nách để hỗ trợ tay và một chiếc gối ở dưới chân để giữ cho cột sống được căn chỉnh.


• Nếu bạn nằm sấp, bạn nên sử dụng một chiếc gối mỏng hoặc không nên dùng gối.


Để hạn chế những ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn hãy chọn gối và đệm phù hợp nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ.


2. Tiếng ồn từ môi trường xung quanh


- Nếu bạn sống ở một thành phố lớn thì có thể sẽ rất ồn ào cả ban ngày và ban đêm. Bên cạnh đó, những âm thanh như tiếng chuông báo thức của người ngủ cùng giường, một người hàng xóm bật radio mỗi sáng, xe buýt hoặc tàu chạy qua, tiếng trẻ em nô đùa hoặc tiếng các vật nuôi… đều có thể ảnh hưởng đáng kể tới giấc ngủ và làm bạn tỉnh giấc giữa đêm.


- Để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn tới giấc ngủ, bạn có thể sử dụng nút bịt lỗ tai khi ngủ. Tuy nhiên, các loại nút bịt lỗ tai bằng bọt xốp có tuổi thọ rất ngắn. Bạn cũng nên vệ sinh nút bịt lỗ tai thường xuyên. Nếu tiếng ồn từ hàng xóm hoặc từ bên ngoài, bạn có thể làm tường cách âm cho phòng ngủ để hạn chế tiếng ồn và ngủ thoải mái hơn.


3. Rối loạn ngưng thở khi ngủ


- Rối loạn ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ xảy ra khi đường hô hấp trên bị chặn một phần hoặc hoàn toàn, điều này có thể khiến bạn bị ngưng thở nhiều lần vào ban đêm. Trong trường hợp này, bạn bị thức giấc do hàm lượng oxy giảm đột ngột. Các triệu chứng kèm theo khác có thể bao gồm đau đầu, khô miệng, đau ngực, buồn ngủ tột độ và thay đổi tâm trạng.
 

Lí do nào khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm? Cấm tuyệt đối làm 6 điều này trước khi ngủ.


- Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ, các bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng thiết bị tạo áp suất đường thở liên tục để giữ cho đường hô hấp trên ở trạng thái mở khi ngủ. Trong một số trường hợp, một cuộc phẫu thuật chỉnh hình có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn bằng cách điều chỉnh vị trí lưỡi và hàm.


4. Hội chứng chân không yên


- Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh làm cho người bệnh có những cơn xung động chân hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này làm đôi chân cảm thấy rất khó chịu vào buổi tối hoặc đêm khi đang ngồi hay nằm xuống. Di chuyển chân chỉ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu một cách tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.


- Hội chứng chân không yên có thể phá vỡ giấc ngủ và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu bạn thức dậy và muốn cử động chân nhưng không kiểm soát được, bạn có thể mắc hội chứng chân không yên. Vấn đề về thần kinh này cũng có thể gây ngứa, tê hoặc mất cảm giác ở hai chân. Đôi lúc bạn cũng có thể cảm thấy đau hoặc nhói ở chân.


- Khi bị hội chứng chân không yên, bạn nên massage chân, tập thể dục vừa phải và tắm nước ấm để giảm bớt những triệu chứng của bệnh. Nếu bạn rơi vào tình trạng thiếu ngủ triền miên, bạn có thể thay đổi thói quen ngủ hoặc nghỉ ngơi vào ban ngày.


5. Nhiệt độ phòng không phù hợp
 

- Nếu bạn bị tỉnh giấc giữa đêm vì bạn quá lạnh hoặc quá nóng thì có lẽ nhiệt độ phòng của bạn không phù hợp. Theo nguyên tắc, nhiệt độ cơ thể cần giảm một chút để bạn chìm sâu vào giấc ngủ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn để nhiệt độ phòng ngủ của mình lạnh.


- Theo Hiệp hội Hỗ trợ Giấc ngủ quốc gia, nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nên nằm trong khoảng từ 16–20°C. Đối với trẻ nhỏ, nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nên nằm trong khoảng 18,3–21°C.


- Bạn nên thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Tắm nước ấm sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và sau khi ra khỏi bồn tắm nhiệt độ cơ thể bạn sẽ giảm, điều này sẽ gửi tín hiệu ngủ tới não bộ và bạn có thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng.


6. Thói quen uống rượu trước khi ngủ


- Mặc dù rượu có tác dụng an thần và có thể khiến bạn ngủ khá dễ dàng, nhưng rượu cũng là lý do khiến
bạn tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ lại. Khi cơ thể bạn chuyển hóa rượu, chất lượng giấc ngủ giảm sút rất nhiều, điều này có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm.


- Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên tránh uống rượu và đồ uống có cồn ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, bạn hãy uống một tách trà camomile để ngủ ngon hơn.


7. Thói quen truy cập Internet


- Lướt Twitter hoặc trò chuyện trên Facebook có thể ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối ngăn cản cơ thể bạn sản sinh ra hormone ngủ melatonin.


- Bạn nên tắt tất cả các thiết bị điện tử 1–2 giờ trước khi đi ngủ. Nếu bạn bắt buộc phải kiểm tra email, bạn nên để ánh sáng màn hình điện thoại hoặc máy tính cách xa mặt mình khoảng 30 cm.
 

Lí do nào khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm? Cấm tuyệt đối làm 6 điều này trước khi ngủ.


II. Trước khi đi ngủ không nên làm 6 việc này


1. Không ăn quá nhiều vào bữa tối


- Những người chức năng tiêu hóa kém, nếu tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ vào bữa tối hay bữa đêm sẽ làm tăng gánh nặng của dạ dày, dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.

Nên ăn bữa tối trong khoảng 7 phút, ăn các món như rau quả, trái cây, hạn chế ăn thịt. Người cao tuổi không nên ăn trong 1 giờ trước khi đi ngủ.


2. Không uống trà


- Trà có chứa caffeine, có tác dụng kích thích thần kinh. Uống trà trước khi đi ngủ có thể khiến tinh thần quá "high", gây khó ngủ, trằn trọc.


3. Tránh hưng phấn cảm xúc


- Nếu suy nghĩ quá nhiều trước khi đi ngủ, não đang ở trạng thái phấn khích, sẽ làm bản thân rất khó ngủ. Để có một giấc ngủ trọn vẹn, có thể nghe nhạc nhẹ nhàng vào ban đêm để não và tâm trí thư giãn hơn.


4. Không bật đèn khi ngủ


- Dù nhắm mắt nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. Ánh sáng của đèn rất dễ làm ta tỉnh giấc giữa đêm. Nếu sợ bóng tối, bạn có thể để một chiếc đèn ngủ nhỏ ở góc phòng.


5. Cố gắng tránh tiếng ồn


- Ngủ trong môi trường không yên tĩnh, ồn ào rất khiến bạn dễ tỉnh giấc, đặc biệt với người lớn tuổi. Nên ngủ trong một căn phòng yên tĩnh và đừng nên chọn những đồng hồ phát ra tiếng quá to để trong phòng ngủ, dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ.


6. Không đắp chăn, gối lên mặt


- Không nên đắp kín chăn lên mặt, như thế sẽ làm cản trở đường thở, làm cơ thể phải hít lại khí carbon dioxide do chính mình thở ra, rất dễ dẫn đến thiếu khí oxy. Điều này làm ta rất dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.
 

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn lí do nào khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm? Cấm tuyệt đối làm 6 điều này trước khi ngủ. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !


Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

 

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

 

Lí do nào khiến bạn bị tỉnh giấc giữa đêm? Cấm tuyệt đối làm 6 điều này trước khi ngủ.

 

Công dụng PM Nature Pro giúp:
 

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…


- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ


- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung


- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý


- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…


- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống


- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)


- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn


- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…


- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não


- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể


Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 


>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC
 

HOTLINE TƯ VẤN: 096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072


______________________

Có thể bạn quan tâm

>>>
 Cách khắc phục tình trạng mất ngủ tuổi mãn kinh hiệu quả mà chị em nên tham khảo

>>> Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân khiến các mẹ bị mất ngủ là gì?


>>> 7 bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả

Viết bình luận của bạn:
0978307072