Mất ngủ tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?

 Đăng bởi: My Hoàng 19/03/2022

Ở tuổi dậy thì, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Mặc dù đang tuổi ăn tuổi ngủ nhưng không phải tất c ả các em đều có giấc ngủ trọn vẹn. Học sinh bị mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt trong cuộc sống. Vậy mất ngủ tuổi dậy thì kéo dài trong bao lâu? Ảnh hưởng đến sức khỏe như nào? Dưới dây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về tình trạng mất ngủ tuổi dậy thì.

Mất ngủ tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?


I. Mất ngủ ở tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?
 

Căn cứ trên độ dài của thời gian, chúng ta có thể đánh giá được mức độ mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì. Dưới đây là một số dạng mất ngủ phân loại theo thời gia như:


• Mất ngủ cấp tính: Con bạn có thể bị mất ngủ cấp tính nếu tình trạng này khởi phát một cách đột ngột do hoàn cảnh cuộc sống tác động (chẳng hạn như chuẩn bị thi cử, trong nhà có tin buồn). Trường hợp này, mất ngủ thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và có khuynh hướng tự khỏi mà không cần phải can thiệp bằng các biện pháp điều trị y khoa. Trẻ có thể ngủ dễ dàng hơn ổn định về tâm lý và thiết lập được một lối sống lành mạnh hơn.


• Bệnh mất ngủ mãn tính: Ở tuổi dậy thì được xác lập khi trẻ có các dấu hiệu bệnh từ 3 đêm mỗi tuần trở lên và hiện tượng này kéo dài liên tục ít nhất 3 tháng. Trong trường hợp này các bậc phụ huynh nên đưa con em mình tới gặp các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để điều trị. Tránh để bệnh mất ngủ kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của tuổi dậy thì.

 

II. Tác hại của việc mất ngủ ở tuổi dậy thì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?


1. Gia tăng mụn trứng cá


- Thức khuya là một trong những nguyên nhân khiến các bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì dễ bị mụn trứng cá. Do khi thức khuya, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết hormone cortisol gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn. Tình trạng này sẽ khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc và làm gia tăng mụn trứng cá. Để tránh làm da xuống cấp, những bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì nên duy trì việc ngủ đúng giờ và đủ giấc.


2. Mất cân bằng hormone


- Ngủ muộn là thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng hormone trong cơ thể. Thường xuyên mắc phải chúng sẽ khiến cơ thể tăng tiết hormone cortisol. Lượng hormone này khi được sản sinh quá mức cần thiết sẽ làm phá vỡ sự cân bằng và gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ. Lúc này, những người trong độ tuổi dậy thì thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó kiểm soát cân nặng...


3. Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao


- Tuổi dậy thì là thời điểm có những thay đổi nhất định về cơ thể, trong đó có chiều cao. Việc thường
xuyên thức khuya sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chúng. Do hormone tăng trưởng chiều cao chủ yếu được sản sinh vào ban đêm, khi cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn. Với lứa tuổi đang phát triển mỗi đêm sẽ tăng lên khoảng 0,2mm. Nếu bạn có thói quen thức khuya để nghịch điện thoại, chơi game… Thì hãy thay đổi chúng ngay kẻo chiều cao cứ mãi "ì ạch" không chịu tăng đó.


- Do đó, nếu muốn chiều cao cơ thể phát triển hết mức thì bạn cần bảo đảm ngủ đủ giấc mỗi đêm. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý là hạn chế nằm cong người để máu lưu thông tốt và các khớp xương cũng có cơ hội phát triển thuận lợi hơn.


4. Dễ mất tập trung và hay quên


- Việc ngủ đủ giấc và đúng giờ giúp não bộ được phục hồi và nghỉ ngơi sau một ngày dài. Nếu bạn thức khuya sẽ khiến não bộ phải hoạt động quá sức và dễ gây hại. Hay mắc phải thói quen này cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi, khó tập trung và làm xảy ra tình trạng hay quên vào ngày hôm sau. Đặc biệt, trong độ tuổi dậy thì, não bộ cũng như các quan khác cần được nghỉ ngơi để tái tạo và phát triển.


5. Vòng 1 chậm phát triển


- Thói quen xấu mà nhiều bạn trẻ hay mắc phải này cũng chính là nguyên nhân khiến "núi đôi" chậm phát triển. Do độ tuổi dậy thì là thời gian "núi đôi" phát triển tối đa nếu duy trì chế độ ăn và nghỉ ngơi đúng cách. Thường xuyên thức khuya sẽ làm cản trở quá trình tăng trưởng của cơ thể và vòng 1. Bởi vậy, nếu không muốn vòng 1 lép kẹp sau này, bạn hãy chú ý duy trì thời gian ngủ đúng giờ và đủ giấc.


6. Tăng cân không kiểm soát


- Tăng cân tỷ lệ thuận với thời gian ngủ. Nếu bạn không ngủ ít nhất 6 tiếng vào ban đêm,
quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, càng thức khuya, bạn càng có xu hướng thèm ăn và ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo.

 

7. Hệ thống miễn dịch bị suy yếu
 

- Thức khuya nhiều đêm sẽ phá hủy các tế bào máu trắng, thành phần cung cấp khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đó là lý do tại sao ngủ muộn vào ban đêm làm suy yếu hệ miễn dịch.
 

Mất ngủ tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?


- Theo Guardian, Kathryn Orzech - Chuyên gia nghiên cứu về giấc cho hay, họ đã theo dõi 56 thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 19 trong ba tháng. Họ được gắn thiết bị đặc biệt trên cổ tay để đo chuyển động (ghi nhận cả giấc ngủ). Kết quả cho thấy những người ngủ ít hơn 7 giờ một đêm có bệnh tật nhiều hơn.

Những rối loạn giấc ngủ do thức quá khuya có thể làm cho chúng ta quá mệt mỏi, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn và chán nản.


8. Hội chứng ngủ trì hoãn


- Nếu bạn tiếp tục thức đêm nhiều ngày, đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ không thể đi ngủ sớm. Đây gọi là hội chứng ngủ trì hoãn khi chu kỳ giấc ngủ bắt đầu muộn.


9. Không phát triển trí não toàn diện


- Cũng giống như chiều cao, bộ não con người được phục hồi nhiều nhất là trong lúc ngủ. Do đó, nếu bạn thức khuya và ngủ ít sẽ khiến não không đủ thời gian phục hồi, ngược lại còn làm phát sinh nhiều tế bào não chết hơn. Nếu tình trạng này diễn ra hàng đêm thì đầu óc bạn sẽ kém minh mẫn, không nhạy bén, suy giảm trí nhớ nên học hành cũng không đạt hiệu quả cao nhé.


- Vì thế, dù bài vở nhiều thì bạn cũng nên cố gắng tập trung giải quyết nhanh chóng rồi đi ngủ sớm. Chứ bạn không nên vừa làm bài tập vừa nhắn tin, lướt facebook rồi sau đó lại thức khuya học bù lâu ngày sẽ gây hại trí não bạn nhé.


10. Dễ lão hóa


- Mặc dù tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ trung nhất trong cuộc đời. Thế nhưng nếu bạn không khéo giữ gìn thì nhan sắc sẽ xuống cấp nhanh chóng nhé.


- Thời gian ngủ cũng là lúc làn da được tái tạo hiệu quả. Cho nên nếu bạn thức khuya và thiếu ngủ sẽ khiến da không được phục hồi nên những tế bào lão hóa ngày càng nhiều hơn. Không cần thời gian quá lâu, chỉ cần bạn thức khuya thường xuyên trong vòng 1 năm là đã đủ khiến nhan sắc già đi trước vài tuổi.


- Do đó, để bảo vệ làn da tươi trẻ lâu dài thì bạn nên tập thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Nếu bạn tập được thói quen này thì tốc độ lão hóa da bị ngăn chặn đáng kể và thời gian bạn lưu giữ nét tươi trẻ sẽ lâu hơn rất nhiều nhé.


III. Triệu chứng mất ngủ tuổi dậy thì


Tương tự như ở những đối tượng khác, chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì cũng có những dấu hiệu nhận
diện như sau:


• Đầu óc luôn trong trạng thái tỉnh táo không ngủ được


• Trằn trọc, khó ngủ về đêm


• Giấc ngủ không kéo dài được tới sáng, hay bị thức giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại


• Tỉnh giấc quá sớm trong khi mọi người còn đang trong giấc ngủ say


• Ngủ gật vào ban ngày


• Sáng ngủ dậy cơ thể mệt mỏi, uể oải vì không ngủ đủ giấc.


• Mất ngủ tuổi dậy thì thường đi kèm các triệu chứng giảm tập trung, giảm khả năng ghi nhớ.


IV. Nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì


Học tập, thức khuya, chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý… là những lý do khiến mất ngủ ở tuổi dậy thì


• Ở độ tuổi dậy thì, việc đi ngủ đủ giấc và thời gian là rất quan trọng. Cần khoảng 8-10 giờ ngủ mỗi đêm để các cơ quan trong cơ thể được bảo trì, nghỉ ngơi và hoạt động vào ban ngày dễ dàng hơn. Tuy vậy, theo một nghiên cứu thì có tới 20% tuổi thanh thiếu niên không có đủ giấc ngủ.


• Do thói quen sử dụng đồ uống, ăn chứa nhiều các chất gây nghiện như bia, rượu, bánh kẹo, thuốc lá trước giờ đi ngủ.


• Đến tuổi dậy thì có xu hướng ngủ nhiều vào ngày cuối tuần. Các bạn trẻ thường thức rất khuya và ngủ muộn vào tối hôm trước đó. Sau đó sẽ ngủ cả buổi vào ngày hôm sau. Những thói quen xấu này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và đồng hồ sinh học của các em.


• Sử dụng điện thoại di động, xem tivi, chơi game, là lý do phổ biến gây bệnh mất ngủ về đêm cho giới trẻ.


• Rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì là lý do của chứng bệnh mất ngủ.


• Do áp lực của việc học tập.


V. Cách khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì


1 Những việc nên làm


Đối với trẻ, nên tập các thói quen sau:


• Thức dậy đúng giờ mỗi ngày.


• Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những môn thể thao, bài tập nặng).


• Tập thói quen ngủ sớm và đúng giờ.


Mất ngủ tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?
 

• Tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn trước khi ngủ.


• Tắt tất cả các thiết bị điện tử bao gồm điện thoại khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.


• Tắt các thiết bị chiếu sáng


• Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng.


• Tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, sau đó làm giảm nhiệt độ phòng ngủ sẽ giúp dễ đi vào
giấc ngủ và ngủ sâu hơn

 

Cha mẹ cũng nên giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn bằng cách:


• Giúp trẻ học cách thư giãn, gạt bỏ các vấn đề cần suy nghĩ sang một bên để ngủ dễ dàng


• Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, mì ống giúp làm tăng nồng độ serotoin trong não, làm dịu cơ thể và khiến giấc ngủ ngon hơn


• Tạo bình minh cho trẻ bằng cách mở rèm cửa hoặc bật đèn trước khi trẻ tỉnh dậy

 

2 Những việc không nên làm


Để cải thiện chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì, cần đảm bảo cho trẻ thực hiện những điều sau:


• Không ngủ nhiều ban ngày.


• Vào chiều tối cần hạn chế, tránh không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu....


• Tránh ăn quá no, ăn những thức ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo, gây đầy hơi, khó tiêu vào buổi tối
hoặc lúc gần giờ đi ngủ.


• Trước khi đi ngủ cần tránh nghe nhạc quá to, xem phim, đọc sách gây xúc động mạnh hoặc phấn khích thái quá.


• Tránh lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ nhiều trước giờ đi ngủ.


VI. Phòng ngừa chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì


Để phòng ngừa bệnh mất ngủ ở trẻ dậy thì, bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản dưới đây.


• Đi ngủ và thức dậy sớm, vào một giờ cố định trong ngày


• Hạn chế thời gian ngủ trưa, chỉ nên từ 30 – 60 phút


• Tạo tâm lý thoải mái trước khi đi ngủ, tránh suy nghĩ quá nhiều đến các áp lực bài vở hay thi cử gây
suy nhược thần kinh


• Tập thể dục buổi sáng và buổi tối đều đặn (buổi tối nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng hơn)


• Giữ không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế ánh sáng, tiếng ồn


• Không sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước giờ đi ngủ, nên tắt các thiết bị này trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút


• Ngâm chân bằng nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ


• Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế ăn vặt và tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu, đồ chiên rán, đồ ngọt hay các loại thức uống lợi tiểu vào buổi tối. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt và omega-3 để cải thiện trí nhớ, thể chất và trị mất ngủ hiệu quả. Bao gồm: thịt cá, hải sản, thịt bò, cải bó xôi, rau dền, súp lơ xanh, đậu nành… Ngoài ra, có thể uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ 30 phút.

 

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho các bậc phụ huynh về mất ngủ tuổi đậy thì kéo dài trong bao lâu? Ảnh hưởng như nào đến sức khỏe? Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

 

Mất ngủ tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?

 

Công dụng PM Nature Pro giúp:
 

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…


- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ


- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung


- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý


- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…


- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống


- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)


- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn


- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…


- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não


- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể


Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 


Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về 10 bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !


>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: 
PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

 

HOTLINE TƯ VẤN: 096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072


______________________

Có thể bạn quan tâm

>>> 
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ tuổi mãn kinh hiệu quả mà chị em nên tham khảo

>>> Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân khiến các mẹ bị mất ngủ là gì?


>>> 7 bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả

Viết bình luận của bạn:
0978307072