-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mất trí nhớ là gì? Cách phòng tránh bệnh mất trí nhớ
Đăng bởi: Thành Nam
07/09/2021
Mất trí nhớ là một triệu chứng phổ biến trong các cơ sở chăm sóc ban đầu. Nó đặc biệt phổ biến trong số những người cao tuổi nhưng cũng có thể gặp ở những người trẻ tuổi. Đôi khi các thành viên trong gia đình chứ không phải bệnh nhân thông báo hiện tượng mất trí nhớ (thường là ở người cao tuổi, bị sa sút trí tuệ).
I. Tìm hiểu bệnh mất trí nhớ
1. Bệnh mất trí nhớ là gì?
Mất trí nhớ, hay còn được gọi là hội chứng mất trí nhớ, là tình trạng khiến người bệnh không còn nhớ thông tin, sự kiện và những trải nghiệm cá nhân. Có rất nhiều bệnh lý gây mất trí nhớ như suy giảm trí tuệ, đột quỵ hay chấn thương sọ não.
Mất trí nhớ là một dạng nặng hơn của mất ký ức. Mất trí nhớ có thể chỉ là tạm thời hoặc cũng có thể là vĩnh viễn. Điều quan trọng là bạn nên đến bác sĩ để điều trị những nguyên nhân cơ bản gây bệnh.
2. Những triệu chứng của bệnh mất trí nhớ là gì?
Triệu chứng chính của bệnh mất trí nhớ là mất đi ký ức hoặc không có khả năng ghi nhớ những ký ức mới.
Khả năng nhận thức hay vận động thường sẽ không bị ảnh hưởng bởi bệnh, điều đó nghĩa là bạn hoàn toàn vẫn có thể nhớ cách hành động và nói thành thạo ngôn ngữ vốn có của mình.
Có rất nhiều dạng mất trí nhớ khác nhau, bao gồm:
Chứng quên những ký ức trước đó: tình trạng này xảy ra khi bạn mất khả năng nhớ lại những ký ức trước đây. Bệnh thường ảnh hưởng từ từ và do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như sa sút trí tuệ.
Chứng quên những ký về sau: tình trạng này xảy ra khi người bệnh không thể ghi nhớ những ký ức mới. Dạng mất trí nhớ này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nguyên nhân gây ra bệnh là do uống quá nhiều bia rượu hoặc tổn thương hồi hải mã, vùng não giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ký ức.
Chứng mất trí nhớ thoáng qua: xảy ra khi một người phải trải nghiệm cảm giác đau thương, như mất người thân, khiến người bệnh trở nên không minh mẫn. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn chưa rõ. Bệnh thường gặp ở trung niên và người cao tuổi.
Mất trí nhớ khác với sa sút trí tuệ. Mất trí nhớ chỉ ảnh hưởng đến ký ức chứ không gây suy giảm nhận thức, điều này nghĩa là bạn vẫn có thể nhớ được mình là ai cũng như nhớ được thời gian và ngày tháng. Một số triệu chứng khác của bệnh mất trí nhớ như: nhớ sai ký ức, nhầm lẫn hay lạc phương hướng.
3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh mất trí nhớ?
Mất trí nhớ có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm tình trạng sức khỏe và tổn thương não. Ngoài ra còn có các tác nhân khác như lạm dụng rượu bia và tổn thương do stress. Sau đây là một số nguyên nhân:
- Đột quỵ
- Viêm não do nhiễm trùng, chẳng hạn bởi virus herpes gây ra
- Viêm não do một phản ứng tự miễn với bệnh ung thư
- Thiếu hụt oxy trong não do nhồi máu cơ tim, suy hô hấp hoặc nhiễm độc khí CO
- Uống nhiều bia rượu trong thời gian dài dẫn đến thiếu hụt vitamin B1 (hội chứng Wernicke-Korsakoff)
- Khối u ở những vùng não bộ có chức năng điều khiển ký ức như hồi hải mã
- Thoái hóa não, như bệnh Alzheimer và một số dạng sa sút trí tuệ khác
- Động kinh
4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh mất trí nhớ, đặc biệt khi bạn đã từng:
-Phẫu thuật não
- Chấn thương sọ não
- Đột quỵ
- Lạm dụng bia rượu
- Sự kiện gây tổn thương tinh thần và căng thẳng
- Động kinh.
Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ bị mất trí nhớ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tìm cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh
II. Cách phòng tránh bệnh mất trí nhớ
1. Tập thể dục thường xuyên
Thường xuyên tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh béo phì, cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn cải thiện và làm giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ ở người già. Vì vậy, hãy dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể chất như đi bộ nhanh hoặc thể dục nhịp điệu bên cạnh đó cân nhắc các bài tập thể dục mạnh hơn như chạy bộ, đá bóng kết hợp với một số hoạt động tăng cường cơ bắp như cử tạ, làm vườn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình và tuyệt đối không được gắng sức.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý ngay từ khi còn trẻ có nguy cơ mất trí nhớ thấp hơn so với những người ăn uống kém lành mạnh. Một nghiên cứu của Trường ĐH Harvard – Hoa Kỳ còn cho thấy chế độ ăn nhiều rau xanh có thể giúp phụ nữ trung niên ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ khi bước vào tuổi 70. Nói cách khác, béo phì, tăng cân, thừa cân đều làm tạo điều kiện gia tăng nguy cơ bệnh mất trí nhớ ở người già. Vậy nên, cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý bổ sung các dưỡng chất:
Folate và vitamin B12: giúp giảm hemocysteine – chất gia tăng nguy cơ Alzheimer và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Vitamin E và C: chất chống quá trình oxy hóa, chống sự giải phóng gốc tự do làm tế bào não bị tổn thương.
Axit Folic: giảm chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não, từ đó cải thiện trí nhớ.
PS (Phosphatidyl serine): thành phần cấu tạo nên màng trong của các tế bào neuron thần kinh, giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
3. Ngủ đủ giấc
Những giấc ngủ ngon và chất lượng sẽ cải thiện sức khỏe não bộ đáng kể. Đối với người trưởng thành, mỗi ngày cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng và ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Đồng thời cũng nên chú ý không ngủ trưa quá nhiều vì như thế gây cản trở cho giấc ngủ đêm, về lâu dài sẽ thành thói quen thức đêm rất hại cho trí nhớ.
4. Quản lý căng thẳng
Công cuộc phòng bệnh mất trí nhớ sẽ không thể nào đạt kết quả tốt nếu thường xuyên căng thẳng, lo âu. Vậy nên, hãy tập cách loại bỏ căng thẳng bằng việc tạo nhiều niềm vui trong công việc cũng như cuộc sống, chủ động dành cho mình khoảng thời gian rảnh rỗi để chăm chút cho bản thân hơn. Luôn vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh mất trí nhớ ở người già.
5. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Vậy nên, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là khi trong gia đình đã có người bị bệnh mất trí nhớ hoặc tim mạch. Kiểm tra sức khỏe sẽ giúp phát hiện nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh mất trí nhớ, từ đó lập ra phương pháp điều trị cũng như chăm sóc phù hợp.
Trên đây là những cách phòng bệnh mất trí nhớ – một căn bệnh người già rất phổ biến hiện nay. Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cũng cần chú ý hạn chế rượu bia, thuốc lá… đồng thời thường xuyên thực hành các bài tập rèn luyện não bộ, tham gia các hoạt động cộng đồng… để giúp não bộ luôn khỏe mạnh và sáng suốt.
6. Bổ thực phẩm chức năng nhằm tăng cườn chức năng não, giúp bảo vệ não
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện.
Vậy đối với việc phòng tránh bệnh mất trí nhớ , thì chúng ta nên sử dụng loại TPCN nào?
Mách Bạn : Bi-Cognimax Viên Uống Bổ Não
Bi-Cognimax là một sản phẩm chuyên biệt cho não được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị chuyên biệt về các bệnh lý não, trong đó hoạt chất chính là Citicoline với biệt dược thương mại nổi tiếng đã được đăng ký độc quyền trên thế giới là Cognizin, hiệu quả điều trị đã được chứng minh lâm sàng cải thiện chức năng não và các bệnh lý về não.
Bi-Cognimax có tác dụng gì ?
Hỗ trợ điều trị:
– Bi-Cognimax giúp chống suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, lo âu,
– Khắc phục di chứng liệt nửa người, méo miệng, khó nói, bệnh não cấp tính: tai biến mạch máu, đột quỵ, xuất huyết não, nhũn não…
– Giúp hồi phục chấn thương sọ não, giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng.
– Phòng ngừa biến chứng sau phẩu thuật thần kinh, não…
– Điều trị chứng sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ, lão suy, bệnh Alzheimer, Parkinson, xơ vữa mạch máu não, chống lão hoá.
– Cải thiện khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, tăng cường trí nhớ, nhận thức, phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…
– Rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, ù tai chóng mặt, đau đầu, hội chứng đau nửa đầu…
– Rối loạn nhận thức, hành vi, nhân cách, bệnh tâm thần phân liệt, hoang tưởng, tự kỷ, hội
chứng rối loạn tăng động
– Các biến chứng của bệnh tiểu đường về não, thần kinh, mắt, đau thần kinh ngoại biên, rối
loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch
– Hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tê bì, rối loạn thần kinh thực vật, thần kinh ngoại biên.
– Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson, động kinh.
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Cognimax Viên Uống Bổ Não
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn biết thêm về bệnh mất trí nhớ và cách phòng tránh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm :
- Thiếu máu lên não nguyên nhân là gì? Cùng tìm hiểu về tình trạng thiếu máu lên não
- Nguyên nhân gây ra ung thư não và cách phòng tránh
- Những dấu hiệu ung thư não giai đoạn đầu ai cũng nên biết