-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Đăng bởi: My Hoàng
03/03/2023
I. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào với thai nhi?
- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sao không? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không? Đây là những băn khoăn rất thường gặp.
- Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bị cao huyết, làm tăng nguy cơ sinh non, thai lưu. Đối với bé, tác hại của tiểu đường thai kỳ có thể nghiêm trọng bởi bé nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ máu mẹ. Cơ thể bé có thể dự trữ lượng đường dư thừa dưới dạng mỡ khiến thai to hơn bình thường:
1. Thai tăng trưởng quá mức
- Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển quá mức. Do đó, mẹ tiểu đường thai kỳ con có thể nặng cân. Điều này khiến việc sinh nở có thể gặp các khó khăn như phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…
2. Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.
3. Suy hô hấp
- Trước đây, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay, nhờ có các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà các bác sĩ có thể can thiệp thành công.
4. Tăng hồng cầu
- Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
5. Vàng da sơ sinh
- Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
6. Các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài khác
- Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị béo phì, bị đái tháo đường type 2 khi trưởng thành, rối loạn tâm thần – vận động.
II. 5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ điển hình nhất
Tiểu đường thai kỳ thường diễn ra âm thầm, bạn chỉ biết mình có mắc bệnh hay không cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho bạn làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Một vài dấu hiệu tiểu đường thai kỳ chung ở các thai phụ mắc bệnh là:
1. Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
2. Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.
3. Nếu chẳng may bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành.
4. Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.
5. Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.
>>> Xem thêm: Biện pháp phòng tránh tiểu đường như thế nào
III. Nếu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?
Tiểu đường thai kỳ có hết không? Nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học kết hợp vận động hợp lý thì có thể nhanh kiểm soát bệnh mà không phải dùng đến thuốc và giảm nhẹ các nguy cơ cho thai nhi.
1. Thay đổi chế độ ăn
- "Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?” là câu hỏi của hầu hết các thai phụ gặp phải tình trạng này. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phương pháp duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách cân bằng lượng tinh bột, chất béo và protein trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Những hướng dẫn này chỉ mang tính tổng quát chung trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Thực tế, chế độ ăn sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn như nồng độ đường glucose trong máu, cân nặng, thói quen tập thể dục, sở thích ăn uống và khẩu vị. Chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm có thể lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp bạn lên kế hoạch ăn uống hiệu quả.
Các chuyên gia thường khuyến khích các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên duy trì những thói
quen ăn uống sau:
+ Ăn sáng đầy đủ để bảo đảm năng lượng cho ngày làm việc, tránh cảm giác thèm ăn dẫn tới việc ăn khó kiểm soát. Việc ăn sáng đủ dưỡng chất giúp ổn định lượng đường huyết. Bạn có thể ăn bữa sáng với ngũ cốc nguyên hạt cùng một quả trứng luộc, tráng miệng với một hũ sữa chua.
+ Tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột như đường, mật ong, đường nâu, si-rô, nhóm thực phẩm chứa tinh bột… để giữ lượng đường trong máu không tăng quá cao. Nguyên nhân là do những thực phẩm này sẽ phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể. Khi kiểm tra bao bì thực phẩm, hãy nhớ các thành phần mà đuôi có các ký tự OSE luôn là đường (sucrose, dextrose, glucose).
+ Kiêng uống nước ép trái cây do thành phần đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Các bác sĩ cho rằng thỉnh thoảng bạn có thể uống khoảng 30ml nước ép trong bữa ăn. Nước ép cà chua cũng là một lựa chọn tốt vì chứa hàm lượng đường thấp. Bạn có thể ăn trái cây tươi, vì các loại trái cây tươi có chứa chất xơ giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.
+ Ăn ít đồ tinh chế hơn như cơm trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng… bởi chúng sẽ nhanh chóng chuyển thành đường, làm gia tăng đường huyết trong máu. Thay vào đó, hãy tập trung ăn những món giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu Hà Lan và các loại rau… Các loại thực phẩm này giúp giảm lượng insulin mà cơ thể cần để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.
+ Ăn các loại thực phẩm có chứa crôm, khoáng chất đã được chứng minh có thể giúp cải thiện việc dung nạp glucose trong bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn có thể tìm thấy khoáng chất này trong các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cà rốt và thịt gà. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn uống thuốc bổ sung crôm.
+ Ăn thức ăn chứa ít chất béo, tập trung ăn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh từ các loại hạt hoặc bổ sung chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu ô liu…
2. Kiểm soát bữa ăn khi bị tiểu đường thai kỳ
- Do quá lo sợ đường huyết tăng cao nên có không ít mẹ bầu bỏ bữa. Thực tế, điều này không giúp ổn định đường huyết. Nguyên tắc là bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Bạn nên ăn ít nhất 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày (bao gồm một bữa ăn vặt trước khi đi ngủ) và chia chúng theo khoảng thời gian đồng đều nhất có thể.
- Một quy tắc khác áp dụng cho tất cả phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ là không bao giờ được bỏ bữa. Việc bỏ bữa chính (hoặc bữa ăn vặt) có thể dẫn đến hạ đường huyết, khiến bạn rơi vào tình trạng run rẩy, nhức đầu và có thể có hại cho thai nhi.
- Bữa ăn vặt quan trọng nhất cho bạn rơi vào buổi tối bởi nó sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm. Trước khi đi ngủ, hãy ăn một bữa ăn vặt có chứa protein (như pho mát ít béo) và tinh bột (chẳng hạn như bánh mì trắng). Tinh bột sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu vào đầu buổi tối, trong khi các protein lại hoạt động như chất ổn định lâu dài.
3. Kiểm soát cân nặng khi bị tiểu đường thai kỳ
- Cân nặng tăng cao quá mức có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, vậy nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ và tỷ lệ tăng cân. Tăng quá nhiều cân một cách nhanh chóng (1kg trở lên/tuần) sẽ tạo ra thêm chất béo cho cơ thể và có thể gây hiệu ứng kháng insulin. Do đó, bạn cần kiểm soát việc tăng cân một cách chặt chẽ.
- Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập vận động trong thai kỳ giúp giảm cân khi mang thai để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu các bài tập yoga cho bà bầu để có thể tự tập tại nhà.
Giải pháp cho người tiểu đường: Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
___________________Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Punsemin có tác dụng gì ?
Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.
- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Nguồn: Bncmedipharm.vn