Ngoài đỏ mắt thì các triệu chứng thường gặp của viêm kết mạc là gì?

 Đăng bởi: My Hoàng 07/07/2022

Viêm kết mạc còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là đau mắt đỏ. Nguyên nhân là do triệu chứng viêm kết mạc phổ biến nhất là tình trạng đỏ và đau mắt vì phần kết mạc của mắt bị viêm. Rất nhiều người thắc mắc rằng ngoài triệu chứng phổ biến và đặc trưng là đỏ mắt ra thì còn có những triệu chứng khác nào của bệnh viêm kết mạc? Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm kết mạc có thể bạn chưa biết. 

 

 


I. Các triệu chứng viêm kết mạc phổ biến
 

Các triệu chứng viêm kết mạc có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt, thường bao gồm:


• Đỏ trong lòng trắng của mắt


• Ngứa mắt


• Kích ứng mắt


• Đau mắt


• Bỏng mắt


• Sưng mí mắt


• Chảy nước mắt


• Cảm giác như có dị vật trong mắt


• Tăng phản xạ dụi mắt


• Tiết dịch (mủ hoặc chất nhầy) ở mắt làm dính lông mi, khiến khó mở mắt, đặc biệt là vào buổi sáng


• Nhìn mờ


• Nhạy cảm với ánh sáng.


Trên đây là những triệu chứng chung mà người bị viêm kết mạc đều có thể gặp phải. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng viêm kết mạc khác cũng có thể xảy ra.


1. Triệu chứng viêm kết mạc do virus

 

Viêm kết mạc do virus là loại viêm kết mạc phổ biến nhất và rất dễ lây lan. Triệu chứng viêm kết mạc do virus thường bắt đầu ở một mắt và dễ dàng lây lan sang mắt còn lại trong thời gian ngắn.


Triệu chứng bệnh có thể tương tự như các triệu chứng của cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp thông thường chẳng hạn như chảy nước mũi, đau họng. Ngoài ra, một số triệu chứng đặc trưng sẽ vẫn là:


• Kích ứng mắt


• Đỏ mắt


• Chảy nước mắt


• Tiết dịch từ mắt nhưng thường là dạng dịch lỏng chứ không đặc.


2. Viêm kết mạc do vi khuẩn

 

- Viêm kết mạc do vi khuẩn cũng rất dễ lây lan. Triệu chứng viêm kết mạc do vi khuẩn vẫn là đau, đỏ mắt. Bên cạnh đó, vi khuẩn xâm nhập có thể làm mắt tiết dịch vàng dày, đóng vảy trên lông mi khiến mí mắt dính vào nhau và khó mở mắt, đặc biệt là sau khi thức dậy. Tuy nhiên, một số tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra ít hoặc không tiết dịch.


3. Triệu chứng viêm kết mạc dị ứng


- Viêm kết mạc dị ứng ảnh hưởng đến cả hai mắt và là phản ứng dị ứng của cơ thể với phấn hoa, lông động vật, khói thuốc lá, hóa chất clo trong hồ bơi, khói xe, hóa chất hoặc một tác nhân khác trong môi trường.


Để phản ứng với các chất gây dị ứng, cơ thể sản xuất ra một loại kháng thể được gọi là immunoglobulin E (IgE). Kháng thể này kích hoạt các tế bào đặc biệt gọi là tế bào mast trong niêm mạc mắt và đường hô hấp để giải phóng các chất gây viêm, bao gồm cả histamine. Cơ thể giải phóng histamine có thể tạo ra một số dấu hiệu và triệu chứng viêm kết mạc dị ứng, bao gồm:


• Ngứa mắt dữ dội


• Chảy nước mắt


• Đỏ mắt
 

 


• Bỏng mắt (đặc biệt là viêm kết mạc do hóa chất và chất kích ứng)


• Mí mắt sưng húp


• Tiết dịch nhầy


• Các triệu chứng dị ứng khác, chẳng hạn như ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng hoặc hen suyễn.

 

II. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?


- Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng của viêm kết mạc có thể cải thiện và tự khỏi sau 1-2 tuần. Về cơ bản, viêm kết mạc có thể điều trị được bằng cách chữa viêm kết mạc tại nhà đơn giản. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng và nhanh, viêm kết mạc có thể dẫn tới triệu chứng nguy hiểm ở mắt như gây viêm giác mạc biểu mô hay thậm chí thủng, hoại tử giác mạc. Vậy nên, khi cảm thấy bản thân có các triệu chứng của viêm kết mạc, người bệnh cần tới các cơ sở chuyên khoa của mắt để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

 

III. Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc


- Kết mạc mắt bao gồm kết mạc nhãn cầu (là lớp màng mỏng trong suốt ở bề mặt lòng trắng) và kết mạc mi (là lớp niêm mạc lót bên trong mi trên và mi dưới). Khi lớp niêm mạc này bị viêm do các tác nhân gây ra gọi là bệnh viêm kết mạc.


Các nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc bao gồm:


• Do virus: Là nguyên nhân hay gặp nhất, trong đó khoảng 80% là Adenovirus. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân.


• Do vi khuẩn: Bao gồm các loại vi khuẩn như tụ cầu, Hemophilus influenza,... bệnh lây qua tiếp xúc dịch tiết hay vận dụng có dính dịch tiết chạm vào mắt. Có thể gây tổn thương nặng khi không được điều trị.


• Do tác nhân gây dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phân hoa, thuốc,...): Xuất hiện trên những người có cơ địa dị ứng, bệnh thường xuất hiện tái đi tái lại có thể xuất hiện theo mùa. Không lây và muốn điều trị dứt điểm phải tìm được tác nhân gây dị ứng.

 

IV. Điều trị bệnh viêm kết mạc


Điều trị viêm kết mạc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:


Viêm kết mạc do virus: Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm chườm mát, rửa mắt bằng nước sạch, tránh khô mắt bằng cách nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo kháng sinh phòng bội nhiễm vi khuẩn.


Viêm kết mạc do vi khuẩn: Điều trị nguyên nhân gây bệnh bằng kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt.

Viêm kết mạc do dị ứng: Cố gắng tìm tác nhân gây dị ứng và tránh các tác nhân gây dị ứng, điều trị bằng các thuốc chống dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo để làm giảm khó chịu.

 

V. Cách trị viêm kết mạc tại nhà


Nếu triệu chứng bệnh không quá nặng, Cách trị viêm kết mạc tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau đớn, khó chịu cũng như thúc đẩy bệnh nhanh khỏi hơn.


1. Xử lý viêm kết mạc tức thời


Giảm đau và đỏ mắt tức thời do viêm kết mạc bằng một trong những cách sau:

 

• Đắp lạnh cho mắt


- Phương pháp đắp lạnh cũng được nhiều người áp dụng để giảm triệu chứng đau nhức mắt tức thời. Bạn ngâm khăn sạch vào nước lạnh, sau đó vắt khô và đắp lên vùng mắt khoảng 10 phút. Lưu ý không nên dùng nước quá lạnh hay nước đá vì có thể gây tổn thương mắt nặng hơn.


- Nhiệt độ từ khăn lạnh giúp giảm viêm sưng, triệu chứng đau đỏ ở mắt cũng được giảm bớt. Cách xử lý này cũng đem lại hiệu quả trong trường hợp viêm kết mạc do kích ứng. 

 

• Sử dụng thuốc nhỏ mắt


- Có thể dùng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9%, nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt có tác dụng làm sạch khác đều được. Nước nhỏ mắt sẽ giúp tăng độ ẩm cho mắt, làm sạch nên hạn chế tình trạng khô, đỏ mắt do viêm kết mạc. Nên nhỏ đều 2 mắt, mỗi mắt 2 giọt thực hiện nhiều lần trong ngày.


- Tuy nhiên cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, thuốc nhỏ mắt điều trị khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Nhiều trường hợp viêm kết mạc do virus thì thuốc có thể không đem lại tác dụng mà còn gây biến chứng nặng hơn.


- Hầu hết thuốc nhỏ mắt đều được khuyến cáo nên bảo quản ở nhiệt độ thấp, sử dụng trong khoảng thời gian nhất định. Vì thế bạn có thể để thuốc vào ngăn mát trước khi sử dụng, lưu ý không chung với người khác để tránh lây nhiễm.
 

 


2. Điều trị viêm kết mạc lâu dài


- Nếu bạn thường xuyên bị viêm kết mạc, đau mắt đỏ, bên cạnh những biện pháp xử lý nhanh trên, cần điều trị và loại bỏ yếu tố gây bệnh lâu dài.


 Thay đổi môi trường trong lành hơn


- Việc tái phát viêm kết mạc hoặc bệnh kéo dài lâu khỏi khả năng rất cao do bụi bẩn, virus, vi khuẩn từ môi trường sống xâm nhập gây bệnh. Vì thế nếu bạn đang sống ở nơi có nhiều tác nhân gây kích ứng như khói bụi, hóa chất, nơi có không khí khô, nhiều gió, độ ẩm cao thì cần thay đổi giảm triệt để.

 

- Dọn dẹp nhà cửa, sử dụng máy hút bụi, giặt sạch sẽ các vật dụng cá nhân, đồ dùng như chăn gối, đệm,… là cách giúp phòng ngừa, điều trị viêm kết mạc và nhiều căn bệnh khác.


• Xây dựng lối sống lành mạnh


- Tăng cường sức khỏe của mắt là cách tốt nhất để phòng ngừa, điều trị viêm kết mạc cũng như nhiều bệnh lý về mắt khác. Trước hết về chế độ ăn uống, cần bổ sung ít nhất 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng chất lỏng cơ thể. Cơ thể mất nước cũng khiến viêm kết mạc lâu khỏi, dễ bị khô mắt hơn.


- Về thực phẩm, nên hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng hoặc chế biến sẵn bởi chúng có thể gây viêm nhiễm nặng hơn. Thay vào đó, nên bổ sung những loại thực phẩm giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng chung cũng như sức khỏe mắt như: cá, hoa quả, trái cây chứa nhiều Vitamin C, Vitamin A, Vitamin B,… Đặc biệt các loại thực phẩm giàu acid béo omega 3 có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về mắt hiệu quả.


• Vệ sinh mắt, thường xuyên thay mới kính áp tròng


- Nên vệ sinh mắt thường xuyên, có thể dùng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối nhỏ mắt nhiều lần trong ngày, nhất là những người thường xuyên sử dụng máy tính, thiết bị điện tử. 


- Nếu bạn thường xuyên bị viêm kết mạc và đồng thời sử dụng kính áp tròng thì có thể chính loại kính sử dụng là tác nhân gây bệnh. Thử thay mới kính áp tròng hoặc dung dịch ngâm kính áp tròng, nếu tình trạng này bạn nên tới bệnh viện chuyên khoa mắt kiểm tra để lựa chọn được sản phẩm dùng phù hợp.

Hầu hết trường hợp viêm kết mạc đều không quá nghiêm trọng và sẽ giảm dần theo thời gian. Áp dụng cách trị viêm kết mạc tại nhà trên sẽ giúp bạn giảm nhanh triệu chứng, bệnh cũng nhanh khỏi hơn. 


VI. Phòng ngừa viêm kết mạc tái phát
 

Ngoài ra, nếu đã từng bị viêm kết mạc, bạn có thể thực hiện các mẹo sau đây để tránh tái nhiễm sau khi đã hết nhiễm trùng:


• Vứt bỏ và thay thế bất kỳ đồ trang điểm mắt nào bạn đã sử dụng khi bị viêm kết mạc


• Không nên dùng chung mỹ phẩm, đặc biệt là đồ trang điểm mắt với người khác


• Vứt bỏ kính áp tròng bạn đã sử dụng khi mắt bị nhiễm trùng


• Khử trùng kính áp tròng theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi đeo lại. Nếu bạn đeo kính áp tròng dùng một lần, hãy vứt bỏ cặp hiện tại và sử dụng một cặp kính mới.


• Làm sạch kính đeo mắt và hộp đựng mà bạn đã sử dụng khi bị bệnh.
 

Giải pháp cho bạn: EyeAid+ bổ mắt bảo vệ tăng cường sức khỏe cho mắt của mỹ


EyeAid+ là sản phẩm đặc biệt của hãng Health Care chuyên bổ dưỡng cho đôi mắt của ban. Đây là sản phẩm 100% các thành phần được chiết suất từ thảo dược quý bổ dưởng cho mắt. Sản phẩm này bao gồm các thành phần Lutein, Biberry, Citrus, Bioflavonoids và Zeaxanthin Lsomers là những thảo dược quý hiếm bổ dưỡng cho mắt.
 

 

  


Công dụng của thuốc bổ mắt Eye Aid.

- Lutein là một loại Carotenoid cực kỳ quan trọng  để duy trì và bảo vệ võng mạc khỏe mạnh, giúp chống thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
 
 - Bilberry-là chất dinh dưỡng quan trọng chiết xuất từ cây việt quất hỗ trợ điều trị mọi bệnh lý về mắt như rối loạn hình ảnh, màu sắc, đặc biệt giúp mắt thích nghi với điều kiện thiếu ánh sáng như buổi tối, tăng tưới máu và đậm độ oxy đến mắt.

- Cung cấp collagen giúp trẻ hóa các vi mạch nuôi dưỡng cho mắt 

- Citrus Bioflavonoids là hợp chất có hoạt tính sinh học cao chiết xuất từ thảo dược có tác dụng  hợp đồng chống oxy hóa mạnh, tăng cường vi tuần hoàn,  chống viêm và củng cố hệ thống miễn dịch của mắt

- Zeaxanthin  là một chất chống oxy hóa carotenoid và được tập trung ở điểm vàng của mắt cùng với lutein. Các thức ăn hàng ngày không cung cấp đủ  hàm lượng...

 

 


>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: EyeAid+ bổ mắt bảo vệ tăng cường sức khỏe cho mắt của mỹ

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
___________________


Có thể bạn quan tâm

>>>  Mách bạn 5 bài thuốc dân gian chữa đục thủy tinh thể hiệu quả

>>> Bỏ túi 10 cách chống mỏi mắt dành cho dân văn phòng

>>> Bệnh đục thủy tinh thể nguy hiểm như nào? Cảnh báo 7 dấu hiệu đục thủy tinh thể mà bạn cần lưu ý

Viết bình luận của bạn:
0978307072