Ngủ chập chờn không sâu giấc: Nguyên nhân là gì? Làm thế nào để ngủ ngon?

 Đăng bởi: My Hoàng 16/03/2022

Bạn thường xuyên khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc hay có khi là ngủ chập chờn bị tỉnh giấc giữa đêm mà không rõ nguyên nhân. Đây đều là một trong những biểu hiện bất thường của giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc? Làm thế nào để ngủ ngon? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn về tình trạng này.

Ngủ chập chờn không sâu giấc: Nguyên nhân là gì? Làm thế nào để ngủ ngon?


I. Nguyên nhân gây dẫn đến giấc ngủ chập chờn
 

  • Do căng thẳng thần kinh


- Những căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống thường ngày làm cho lượng hormone hạnh phúc trong cơ thể giảm xuống, ngăn cản khả năng chuyển hóa thành melatonin. Đây là một chất hóa hóa học giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.


- Những bệnh nhân tự kỷ, trầm cảm cũng do nguyên nhân trên mà không thể ngủ sâu giấc, dẫn đến mất
ngủ mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

 

  • Do thay đổi nội tiết ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mang thai


- Đây là vấn đề thường gặp ở các chị em phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân chính là do sự rối loạn hormone estrogen và progesterone. Đây là “thủ phạm” điển hình gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe như đau khớp, căng thẳng, lo lắng, bốc hỏa làm tăng nặng tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc trong thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh.


- Theo các nghiên cứu có đến 60% phụ nữ sau sinh cũng có giấc ngủ chập chờn không sâu giấc, đặc biệt vào tuần thứ 7 sau sinh. Nguyên nhân do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và tâm lý của người mẹ sợ con khóc và thức giấc giữa đêm.

 

  • Do ảnh hưởng của tuổi tác


- Tình trạng ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc thường gặp ở những người trên 60 tuổi do sự thay đổi chu kỳ ngủ - thức. Do đó, khi tuổi càng cao thì thời gian dành cho giấc ngủ càng ít.

 

  • Do thói quen sinh hoạt


- Những thói quen sinh hoạt thường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như ăn uống quá khuya, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, hay thức khuya và sử dụng điện thoại trước khi ngủ.

 

  • Một số nguyên nhân khác


- Ngủ chập chờn không sâu giấc hay thức dậy giữa đêm, mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não. Người mắc phải bệnh này có tình trạng giảm lượng máu lên não dẫn đến não không nhận đủ oxy và dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương gây ra tình trạng mất ngủ.

- Ngoài ra, các bệnh viêm xoang, dạ dày, tim mạch, xương khớp,... cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.


II. Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ chập chờn không sâu? 


Nếu bạn thường xuyên ngủ chập chờn không sâu giấc có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như gây ảnh hưởng đến chức năng não bộ, sức khỏe thể chất và tâm lý. Hậu quả kéo theo đó là bạn không đủ tỉnh táo và minh mẫn để học tập, làm việc, làm giảm năng suất lao động. Vì vậy, bạn nên xác định được nguyên nhân gây gián đoạn giấc ngủ và áp dụng một số biện pháp cải thiện sau đây:

1. Giảm khối lượng và thời gian làm việc

- Làm việc quá sức và căng thẳng thần kinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn,… Chính vì vậy để khắc phục các biểu hiện này, bạn nên giảm thời gian và khối lượng công việc.


 

Ngủ chập chờn không sâu giấc: Nguyên nhân là gì? Làm thế nào để ngủ ngon?


- Nên duy trì thời gian làm việc ở mức trung bình (7 – 8 giờ/ ngày), đồng thời cần chia đều khối lượng công việc cho các ngày trong tuần.

2. Thực hiện các hoạt động giúp thư giãn não bộ

- Não bộ là cơ quan sản sinh hormone melatonin. Tình trạng mệt mỏi và căng thẳng ở cơ quan này là nguyên nhân khiến nồng độ hormone suy giảm.


- Do đó để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên thực hiện các hoạt động nhằm giúp não bộ nghỉ ngơi và thư giãn.

+ Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là điều cần thiết cho cơ thể sau một ngày làm việc và hoạt động. Bạn nên dành khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ trước khi ngủ để nghỉ ngơi nhằm thư giãn thần kinh và kích thích não bộ sản sinh hormone.

+ Đọc sách: Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể dành thời gian để đọc sách. Hoạt động này không chỉ tăng lượng kiến thức cho bản thân mà còn giúp thần kinh thoải mái, giảm mệt mỏi và căng thẳng.

+ Nghe nhạc: Với những người không có thói quen đọc sách, bạn có thể nghe các bài nhạc yêu thích trong thời gian nghỉ ngơi. Âm nhạc có khả năng loại bỏ năng lượng tiêu cực, giảm mệt mỏi và đem lại cảm giác thoải mái.

+ Trò chuyện cùng người thân: Trò chuyện, tâm sự và chia sẻ cùng người thân những vấn đề trong công việc, cuộc sống mà bạn gặp phải là cách để gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đem lại tinh thần lạc quan và vui vẻ. Ngoài ra thường xuyên trò chuyện cùng người thân còn giúp bạn thấu hiểu và tăng mối liên kết với những thành viên trong gia đình.

+ Tắm nước ấm: Nhiệt độ ấm có khả năng thư giãn các mạch máu ngoại vi, đem lại cảm giác thư thả và dễ chịu. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng và ngủ sâu giấc hơn.

3. Luyện tập yoga và ngồi thiền

- Yoga và thiền định không đơn thuần là những động tác luyện tập thông thường. Các chuyên gia cho biết, tập luyện yoga và ngồi thiền thường xuyên giúp cải thiện chức năng hô hấp, độ dẻo dai của xương khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn thần kinh.


- Về ý nghĩa sâu xa, yoga và thiền định được thực hiện nhằm gạt bỏ suy nghĩ xấu, đem lại nguồn năng lượng tươi mới và tinh thần lạc quan. Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm, bạn có thể ngồi thiền hoặc luyện tập yoga mỗi ngày để cải thiện.

4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

- Dinh dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Một chế độ ăn khoa học và hợp lý có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, hạn chế tình trạng rối loạn chức năng khi ngủ.

- Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một số loại thực phẩm còn có khả năng tiêu trừ gốc tự do, kích thích thần kinh thư giãn và đem lại tâm trạng thoải mái.

 

  • Các loại thực phẩm người bị mất ngủ, ngủ chập chờn và hay bị tỉnh giấc nên bổ sung:


- Socola: Hoạt chất anandamide trong socola có tác dụng cải thiện tâm trạng, giúp bạn bình tĩnh và thư giãn. Ngoài ra thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng cải thiện hoạt động của các noron thần kinh, giảm cảm giác mệt mỏi và tăng cường lưu thông máu.

- Chuối: Chuối là loại trái cây có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng dồi dào. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B dồi dào trong thực phẩm này còn tác động tích cực đến hoạt động của hệ thần kinh, giúp cải thiện tình trạng căng thẳng và uể oải.

- Cá hồi: Omega 3 và vitamin D trong cá hồi có khả năng tăng nồng độ serotonin (chất dẫn truyền thần kinh) trong não bộ. Từ đó đem lại cảm giác hứng khởi, vui vẻ và lạc quan.

- Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C không chỉ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể mà còn giúp cải thiện tâm trạng. Các loại trái cây giàu vitamin C bạn nên bổ sung như cam, quýt, dâu tây, việt quất, lựu, đào,…

5. Hạn chế các thói quen xấu

- Ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc giữa đêm, khó ngủ,… là hệ quả do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, bạn cần hạn chế các thói quen sau đây:

- Không sử dụng thức uống chứa cồn, caffeine và thực phẩm giàu chất béo vào buổi tối – đặc biệt là gần thời gian đi ngủ.

- Tránh dùng thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tivi,… vào buổi tối.

- Không nên uống quá nhiều nước vào chiều – tối vì bạn có thể buồn tiểu và thức giấc giữa đêm. Thời điểm nên uống nhiều nước nhất là vào sáng sớm và buổi trưa.

- Nhịn bữa tối là thói quen thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên thói quen này không chỉ gây đau dạ dày mà còn khiến bạn khó ngủ, ngủ chập chờn,…

- Một số người có thói quen suy nghĩ các vấn đề về công việc và cuộc sống trước khi ngủ. Tuy nhiên việc này có thể khiến não bộ chuyển sang trạng thái hoạt động và căng thẳng. Vì vậy bạn nên tránh suy nghĩ quá nhiều trong thời điểm cơ thể và não bộ cần nghỉ ngơi.

6. Sử dụng sản phẩm cải thiện giấc ngủ từ thảo dược thiên nhiên


Giải pháp thay thế: Bổ sung thực phẩm chức năng tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
 

Thực hư việc bấm huyệt chữa mất ngủ, giúp ngủ ngon liệu có hiệu quả như lời đồn?

Công dụng PM Nature Pro giúp:
 

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…


- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ


- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung


- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý


- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…


- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống


- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)


- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn


- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…


- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não


- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể


Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 


>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC
 

HOTLINE TƯ VẤN: 096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072


III. Dấu hiệu của tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc


- Thông thường, việc ngủ chập chờn không sâu giấc được dễ dàng nhận biết khi bạn thức dậy một hoặc một vài lần trong đêm và khó ngủ lại. Tình trạng này cũng có thể xảy ra vào ban ngày nếu bạn là người làm việc ca đêm và phải ngủ ngày.


- Thời gian tỉnh táo và chờ để ngủ lại có thể khác nhau đối với mỗi người. Bạn có thể thức dậy trong vài phút nhưng cũng có khi mất khá nhiều thời gian để ngủ lại. Bên cạnh đó, dấu hiệu ngủ không sâu giấc còn thể hiện qua tình trạng ngủ nửa tỉnh nửa mệ, ngủ chập chờn hoặc mơ nhiều.


- Mặc dù hầu hết chúng ta đều có thể nhận ra giấc ngủ không sâu nhưng vẫn có trường hợp bạn không hề biết rằng tình trạng này đang xảy ra. Đây là điều thường gặp ở những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân là vì người mắc hội chứng này sẽ có những lần thở hụt hơi lặp đi lặp lại gây gián đoạn giấc ngủ. Những kích thích hô hấp này thường ngắn và nhẹ đến mức họ không thể nhận ra. Đôi khi, bạn chỉ có thể biết mình ngủ không sâu giấc khi cảm thấy buồn ngủ nhiều vào ban ngày.


IV. Ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc kéo dài gây ra hậu quả gì?

- Ngủ chập chờn hay bị tỉnh giấc thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể đối mặt với các hậu quả như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thần kinh căng thẳng, giảm mức độ tập trung,…

- Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ kém còn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, ham muốn tình dục, trạng thái của làn da,… và một số yếu tố khác. Chính vì vậy khi xuất hiện tình trạng này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có hướng khắc phục phù hợp.

__________________


Có thể bạn quan tâm

>>> 
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ tuổi mãn kinh hiệu quả mà chị em nên tham khảo

>>> Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân khiến các mẹ bị mất ngủ là gì?


>>> 7 bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả

Viết bình luận của bạn:
0978307072