Nguyên nhân gây mất ngủ tuổi dậy thì là gì? Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ cải thiện giấc ngủ

 Đăng bởi: My Hoàng 03/05/2022
Trẻ ở tuổi dậy thì cần ngủ đủ từ 8-10 giờ mỗi đêm để đảm bảo sự phát triển trong giai đoạn này. Tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể khiến trẻ kém tập trung, dễ cáu gắt, nhức đầu, mệt mỏi, ngày ngủ gà ngủ gật những điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như các hoạt đồng khác của trẻ. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị mất ngủ tuổi dậy thì? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho các bậc phụ huynh và cũng gợi ý một số mẹo để giúp trẻ cải thiện giấc ngủ được tốt hơn. 
 

I. Nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì, bậc cha mẹ nên lưu ý
 
Nhiều người có thể không tin tuổi dậy thì cũng có thể bị mất ngủ. Vì triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở lứa tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể là điều dễ hiểu nếu cha mẹ hiểu được một số nguyên nhân sau:

1. Do thay đổi hormone

- Như chúng ta biết, tuổi dậy thì là giai đoạn các hormone trong cơ thể biến động rất nhiều. Sự thay đổi hormone có thể khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra, lượng cortisol tiết ra không đồng đều cũng là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì bị mất ngủ. 

2. Áp lực trong việc học hành và thi cử

- Áp lực học tập của trẻ em ngày nay thực sự rất lớn. Điểm số và các cuộc thi về thành tích có lẽ là quá căng thẳng đối với trẻ. Sự kỳ vọng của cha mẹ vô tình gây ra gánh nặng cho trẻ. Hệ thần kinh phải chịu áp lực lớn chính là nguyên nhân khiến trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì.
 
3. Lạm dụng thiết bị điện tử

- Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử là điều không còn quá xa lạ. Đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì, trẻ rất thích các trò chơi điện tử và nghiện sử dụng các thiết bị này. Khoảng thời gian trẻ sử dụng điện thoại, ipad, laptop,… thường là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Lúc này, sóng từ các thiết bị điện tử sẽ tác động đến não bộ. Thêm vào đó, sự hào hứng, phấn khích khi chơi game khiến trẻ khó dừng lại và lên giường đi ngủ. Dần dần, trẻ có thể hình thành thói quen thức khuya và bị mất ngủ.
 
4. Thói quen thức khuya học bài

- Việc có quá nhiều bài tập và kiến thức cần tiếp thu mỗi ngày khiến trẻ buộc phải thức khuya. Thậm chí nhiều trẻ biết dùng cà phê để duy trì sự tỉnh táo. Điều này sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể và gây mất ngủ.

5. Ăn thức ăn nhiều năng lượng trước khi ngủ

- Trà sữa, bánh ngọt hay thức ăn nhanh là những “cám dỗ” khó cưỡng đối với trẻ ở tuổi dậy thì. Nếu nạp những thực phẩm trước khi ngủ sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn.1

6. Không gian ngủ kém chất lượng

- Khi không gian ngủ kém chất lượng như quá chật, hoặc quá nóng trẻ cũng sẽ dễ mất ngủ. Ngoài ra, không gian ngủ nhiều tiếng ồn và ánh sáng mạnh cũng khiến trẻ dễ bị giật mình khi ngủ.

7. Một số yếu tố bệnh lý

- Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, mất ngủ ở tuổi dậy thì còn có thể xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Một số bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ ở trẻ tuổi dậy thì thường được kể đến như viêm da, trầm cảm, viêm đường hô hấp, thiếu máu não, suy nhược thần kinh…

II. Mẹo giúp trẻ ngủ ngon trong giai đoạn dậy thì

Nếu mất ngủ ở tuổi dậy thì không phải là tình trạng nghiêm trọng, bạn vẫn có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn bằng cách phát triển thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt. Sau đây là những mẹo hữu ích bạn có thể tham khảo để giúp trẻ ngủ ngon:
 

• Đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ tối, mát mẻ và yên tĩnh.

• Khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, bạn nên yêu cầu trẻ ngưng làm bài tập và không sử dụng bất cứ thiết bị nào như điện thoại, máy tính và tivi. Ba mẹ có thể thảo luận với trẻ về việc nên sạc điện thoại ngoài phòng ngủ để ngăn trẻ làm “cú đêm”.
 
• Không lắp tivi hoặc hệ thống trò chơi điện tử trong phòng ngủ của trẻ.
 
• Trẻ cần được thư giãn trước khi đi ngủ. Một số giải pháp có thể hữu ích như tắm nước ấm, tắm vòi sen, đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền.

• Tránh cho trẻ uống các thức uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực hoặc sô cô la vào buổi chiều và tối. Trẻ nên ngừng những thức uống này sau 4 giờ chiều, tuyệt đối không uống trước giờ đi ngủ.

• Khuyến khích trẻ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên nhưng cần tránh vận động trước giờ đi ngủ.

• Giấc ngủ trưa của trẻ không nên quá dài để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Tốt nhất trẻ chỉ nên ngủ dưới 1 tiếng vào đầu giờ chiều.

III. Mất ngủ ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

1. Mụn trứng cá

- Nếu nguyên nhân trẻ mất ngủ là do thức khuya thì tình trạng này còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác chứ không chỉ là mất ngủ. Tuyến thượng thận sẽ tăng tiết hormone cortisol gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn. Điều này khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc và làm gia tăng mụn trứng cá ở trẻ.

2. Ảnh hưởng sự phát triển chiều cao

- Tuổi dậy thì là giai đoạn có những thay đổi nhất định về cơ thể, trong đó có chiều cao. Mất ngủ kéo dài ở tuổi dậy thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chúng. Vì hormone tăng trưởng chiều cao chủ yếu được sản xuất vào ban đêm,1 khi cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn.

3. Vòng 1 chậm phát triển

- Độ tuổi dậy thì là thời gian vòng 1 của các bé gái phát triển tối đa nếu duy trì chế độ ăn và nghỉ ngơi đúng cách. Thường xuyên mất ngủ sẽ làm cản trở quá trình tăng trưởng của cơ thể và vòng 1.

4. Dễ lão hóa

- Tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ trung nhất trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu trẻ không được giáo dục về sự quan trọng của giấc ngủ với sức khỏe cũng như làn da sẽ để lại nhiều hậu quả sau này.  Thời gian ngủ là lúc làn da được tái tạo hiệu quả. Cho nên trẻ thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến da không được phục hồi. Lâu dần, các tế bào này ngày càng nhiều hơn. Mất ngủ thường xuyên trong vòng 1 năm là đã đủ khiến nhan sắc già đi trước vài tuổi.
 

IV. Những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị mất ngủ ở tuổi dậy thì

Ba mẹ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ ở tuổi dậy thì được ngủ đủ giấc. Vì vậy, bạn nên quan tâm theo dõi giấc ngủ, hành vi và cảm xúc của trẻ. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra trẻ có đang ngủ đủ giấc và ngủ ngon hay không để giúp đỡ kịp thời. Nếu trẻ mất ngủ ở tuổi dậy thì có thể có những biểu hiện sau đây bạn nên lưu ý:

• Khó thức dậy vào hầu hết các buổi sáng

• Cáu kỉnh vào đầu buổi chiều

• Buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày

• Kết quả học tập sa sút

• Giấc ngủ kéo dài hơn bình thường vào ngày cuối tuần.

Một số dấu hiệu của thiếu ngủ, mất ngủ ở tuổi dậy thì thường dễ nhầm lẫn với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Cả hai tình trạng này đều có thể khiến trẻ kém tập trung, lo lắng căng thẳng, hành vi hung hăng, tâm trạng lâng lâng và hiếu động thái quá. Do đó, bạn cần dành nhiều sự quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của con để biết trẻ đang gặp vấn đề gì. Bạn có thể giúp đỡ trẻ bằng cách:

• Kiểm tra khối lượng bài tập mỗi ngày của trẻ, tư vấn và hỗ trợ nhằm giúp con cân bằng giữa việc học tập và các hoạt động khác

• Giúp trẻ hiểu đúng về tầm quan trọng của giấc ngủ để thay đổi thói quen ngủ muộn. Chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo, tập trung tốt, nhiều năng lượng hơn, đảm bảo học tập hiệu quả…

• Ba mẹ nên thường xuyên nhắc nhở trẻ không được tự chạy xe khi đang mệt mỏi, buồn ngủ. Cách tốt nhất là trẻ nên đi xe buýt hoặc được ba mẹ chở khi có nhu cầu ra ngoài.
 
V. Phòng ngừa chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì
 
Để phòng ngừa bệnh mất ngủ ở trẻ dậy thì, bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản dưới đây.
 
• Đi ngủ và thức dậy sớm, vào một giờ cố định trong ngày
 
• Hạn chế thời gian ngủ trưa, chỉ nên từ 30 – 60 phút
 
• Tạo tâm lý thoải mái trước khi đi ngủ, tránh suy nghĩ quá nhiều đến các áp lực bài vở hay thi cử gây
suy nhược thần kinh
 
• Tập thể dục buổi sáng và buổi tối đều đặn (buổi tối nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng hơn)
 
• Giữ không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế ánh sáng, tiếng ồn
 
• Không sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước giờ đi ngủ, nên tắt các thiết bị này trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút
 
• Ngâm chân bằng nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ
 
• Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế ăn vặt và tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu, đồ chiên rán, đồ ngọt hay các loại thức uống lợi tiểu vào buổi tối. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt và omega-3 để cải thiện trí nhớ, thể chất và trị mất ngủ hiệu quả. Bao gồm: thịt cá, hải sản, thịt bò, cải bó xôi, rau dền, súp lơ xanh, đậu nành… Ngoài ra, có thể uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ 30 phút.

Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dượcThực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

 
 
Công dụng PM Nature Pro giúp:
 
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
 
HOTLINE TƯ VẤN: 096.880.5353 - 096.287.6060 - 0978.307.072
Viết bình luận của bạn:
0978307072