Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm ở học sinh? Làm sao để điều trị trầm cảm học đường

 Đăng bởi: My Hoàng 21/04/2022
Trầm cảm học đường là một trong những dạng rối loạn tâm lý thuộc nhóm bệnh trầm cảm phổ biến ngày nay và cũng là vấn đề rất nhức nhối được nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm. Phụ huynh và gia đình cần hiểu rõ và nhận biết được căn nguyên bệnh trầm cảm ở học sinh để nhanh chóng có biện pháp khắc phục và can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân nào gây ra chứng trầm cảm ở học sinh? Phải làm sao để điều trị trầm cảm? Dưới đây chúng tôi giải đáp chi tiết cho mọi thắc mắc của các bậc cha mẹ về chứng trầm cảm học đường. 
 
Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm ở học sinh? Làm sao để điều trị trầm cảm học đường

I. Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở học sinh
 
Trầm cảm ở học sinh có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh sẽ góp phần tích cực trong quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe của trẻ.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm ở học sinh như:

1. Áp lực, căng thẳng từ học tập

- Ở lứa tuổi học sinh, áp lực từ việc học tập, thi cử chiếm phần lớn thời gian của trẻ, đây cũng được xem là nguyên nhân chính có thể gây ra căn bệnh trầm cảm. Không chỉ áp lực từ nhà trường mà một số bậc phụ huynh còn đặt cho con mục tiêu quá cao, khiến cho trẻ chịu nhiều sự căng thẳng trong việc học. Trẻ thường cảm thấy áp lực trước những điểm số, kỳ kiểm tra hay thi cử quan trọng.
 
- Đặc biệt khi kết quả học tập không đạt được đúng theo kỳ vọng của nhà trường hoặc cha mẹ sẽ khiến trẻ dần rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ. Một số bậc phụ huynh thường trách mắng, chê bai và tỏ vẻ thất vọng về con, hơn thế họ còn so sánh con với những bạn bè cùng lứa tuổi.

- Điều này không chỉ khiến cho trẻ bị tổn thương mà còn làm trẻ mất dần sự tự tin, không tin tưởng vào khả năng của bản thân, sống khép kín hơn. Nếu tình trạng này cứ liên tục xảy ra và kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng và suy nghĩ của trẻ, từ đó tạo cơ hội cho những triệu chứng trầm cảm khởi phát.

2. Thiếu sự quan tâm từ gia đình

- Gia đình được xem là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đối với suy nghĩ, nhận thức của trẻ trong suốt quá trình phát triển toàn diện. Trong rất nhiều nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, những trẻ được sinh sống trong gia đình hạnh phúc, có được nhiều sự yêu thương và quan tâm từ những người thân sẽ ít có khả năng mắc phải bệnh trầm cảm.

- Ngược lại, những trẻ lớn lên trong gia đình không có nhiều tình thương, cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, trẻ không nhận được sự quan tâm từ mọi người sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Từ đó, có thể thấy được tầm quan trọng của gia đình đối với việc hình thành suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ở trẻ. Sự lạnh nhạt, ghẻ lạnh, thiếu vắng tình thương của gia đình cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh.

3. Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh

- Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, trẻ em cũng có nhiều cơ hội được tiếp xúc và học hỏi những vấn đề rộng lớn hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trẻ đều có thể biết cách chọn lọc thông tin một cách đúng đắn. Nhiều trẻ thường xuyên tìm hiểu và tiếp xúc nhiều với các tệ nạn xã hội hoặc học hỏi những lối sống không tích cực.

- Hơn thế, lứa tuổi học sinh đang là giai đoạn thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Vì thế nếu trẻ thường xuyên tiếp nhận những thông tin tiêu cực sẽ dần khiến trẻ hình thành những thói quen không lành mạnh.

- Trẻ có thể xuất hiện những thói quen xấu như sử dụng rượu bia, thức khuya, hút thuốc lá, ăn uống kém khoa học, nghiện chơi game, lười vận động, sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề,….Tình trạng này nếu không được sớm can thiệp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, tác động trực tiếp đến tâm lý của trẻ, lâu dần trẻ có thể mắc phải chứng trầm cảm khi ở tuổi học sinh.

4. Bạo lực học đường

- Bạo lực học đường bao gồm những hành vi ngang ngược, thô bạo, trái với đạo đức, công lý gây xúc phạm và làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác, thường diễn ra trong phạm vi trường học. Hiện nay tình trạng này đang là một hồi chuông báo động cho nền giáo dục, đặc biệt là ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê được, những năm gần đây tình trạng này đang có xu hướng tăng nhanh và hiện vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt để.
 
- Bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là những hành bị đánh đập, bạo hành mà nó còn được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có cả việc công kích tinh thần, sử dụng những lời nói gây tổn thương, xúc phạm hoặc bêu xấu người khác với xã hội. Tình trạng này cũng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng trầm cảm ở học sinh.

- Thông thường những bệnh nhân của bạo lực học đường luôn muốn che giấu đi tất cả mọi chuyện mà mình phải gánh chịu. Họ dần rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ, bất an với những sự việc xảy ra xung quanh, đặc biệt là việc phải đến trường. Mặt khác, khi trẻ không nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ những người thân hoặc nhà trường thì nhiều nguy cơ sẽ dễ bị rối loạn cảm xúc, dần trở nên bế tắc, không muốn tiếp xúc với mọi người và ám ảnh với những hành vi, lời nói có thể gây tổn thương.

5. Yếu tố tác động từ xã hội

- Trầm cảm tuổi học đường có thể xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số đó thì yếu tố tác động từ xã hội cũng có liên quan mật thiết đến việc hình thành căn bệnh này. Đặc biệt là trong giai đoạn tuổi học sinh, lúc này trẻ sẽ dần thay đổi và phát triển toàn diện về tư duy, cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của bản thân.

- Do đó, khi bị tác động từ bên ngoài, trẻ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực, từ đó khiến cho trẻ xuất hiện các suy nghĩ, hành vi sai lệch. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, ở một giai đoạn nhất định nào đó, trẻ cũng sẽ bị mất phương hướng đúng đắn và dần nảy sinh những thói quen, cảm xúc tiêu cực.
 
6. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp trên thì tình trạng trầm cảm ở học sinh cũng có thể khởi phát bởi một số yếu tố nguy cơ sau:

• Do di truyền

• Mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể

• Sang chấn tâm lý, bị ám ảnh tinh thần trong khoảng thời gian dài.

• Đối tượng học sinh trong cộng đồng LGBT
 
Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm ở học sinh? Làm sao để điều trị trầm cảm học đường

II. Phải làm sao để điều trị trầm cảm học đường? 

Trầm cảm học đường là vấn đề liên quan đến tâm lý, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm trí và sức khỏe thể chất của con người. Đặc biệt, trầm cảm có thể khiến con người có những hành vi không đúng đắn, làm hại bản thân hoặc những người xung quanh, nguy hiểm nhất là suy nghĩ và hành vi tự sát có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.  Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con đúng cách. Nếu thấy trẻ có biểu hiện khác thường hoặc đã biết trẻ bị trầm cảm, cha mẹ nên đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý, đến các trung tâm trị liệu tâm lý để được giải tỏa tâm lý tiêu cực và sớm hồi phục sức khỏe để tiếp tục hành trình của cuộc sống. 
 
1. Về phía gia đình 

- Hãy thay đổi suy nghĩ về cách chăm sóc và dạy dỗ con, đôi khi sự la mắng không thể làm con tốt hơn mà thay vào đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và gần gũi. Thay vì tạo thêm áp lực học hành cho con một cách ép buộc, hãy cùng con học, trao đổi thoải mái bằng một thái độ tích cực chính là lời động viên tốt nhất để con tìm ra sự yêu thích trong học tập

- Bên cạnh đó, luôn sát cánh cùng con trên mọi phương diện, cùng con vui chơi và thực hiện các hoạt động tập thể, gia đình để con cởi mở và hòa đồng hơn. Chắc chắn sự yêu thương và che chở của gia đình sẽ giúp trẻ vượt qua những suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc của bệnh trầm cảm.

2. Về phía nhà trường

- Thầy cô giáo và nhà trường cần tạo điều kiện hết mức có thể để trẻ được học tập thoải mái, trong trạng thái hứng thú nhất. Không nên chạy theo thành tích và thi đua điểm số để bắt ép trẻ học tập một cách thô bạo. Hãy áp dụng những hình thức giáo dục cởi mở, tiên tiến trên thế giới vào môi trường học đường tại Việt Nam để trẻ em cảm thấy hạnh phúc khi đến trường.

- Ngoài ra, nhà trường cũng nên kết hợp với những cơ sở giáo dục tư vấn tâm lý để tạo ra những buổi tâm lý tư vấn học đường, giáo dục lối sống lành mạnh, răn đe không sử dụng chất kích thích hay sa vào tệ nạn xã hội. 

3. Giúp trẻ hình thành lối sống khoa học và lành mạnh 

- Bên cạnh việc học tập tại trường và tại nhà, trẻ cần có thời gian thư giãn, vui chơi giải trí phù hợp. Bố mẹ có thể giúp trẻ lên thời gian biểu sinh hoạt hằng ngày, cân đối giữa thời gian học và chơi hợp lý để giảm stress. Đây cũng là cách để trẻ vừa học tốt vừa hình thành mối liên kết xã hội với bạn bè, thầy cô cũng như xây dựng thói quen sống lành mạnh, tránh xa trầm cảm học đường

4. Tâm lý trị liệu 

- Tâm lý trị liệu là một giải pháp vàng dành cho các chứng bệnh về trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ… đang được sử dụng ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Tâm lý trị liệu cũng được các tổ chức về y tế trên thế giới giới thiệu là một giải pháp hiệu quả và nó đặc biệt an toàn với trẻ em.  Trong quá trình trị liệu, nhà trị liệu sẽ giúp thân chủ của mình cân bằng cảm xúc, điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, thay đổi niềm tin, tư duy theo chiều hướng tích cực hơn, hình thành thói quen tích cực. 

III. Triệu chứng của bệnh trầm cảm học đường 

Tương tự như triệu chứng của các bệnh lý trầm cảm khác, bệnh trầm cảm học đường cũng là một dạng rối loạn tâm thần xảy ra với các biểu hiện như sau:

1. Biểu hiện trong suy nghĩ 

• Trẻ gặp khó khăn trong việc vận động trí não, khó tập trung, suy giảm khả năng ghi nhớ… từ đó càng khiến kết quả học tập sa sút. 

• Trẻ bị cuốn vào vòng suy nghĩ tiêu cực và luẩn quẩn không thoát ra được. Luôn cảm thấy bản thân mình thật kém cỏi, suy nghĩ bi quan, thậm chí là cực đoan, muốn buông bỏ mọi thứ với ý định tự tử. 

• Trạng thái tâm lý không ổn định với các triệu chứng dễ cáu gắt, dễ bùng nổ, khó chịu, buồn rầu, lo âu, chán nản, bức bối… dù đối mặt với vấn đề hết sức bình thường. 

• Bứt rứt, bồn chồn và lo lắng không lý do, trẻ thường xuyên đứng ngồi không yên dù là sự việc nhỏ. 

• Có thái độ thù địch với bạn bè, gia đình và xã hội. Đây được xem như một cách trẻ nổi loạn để che đậy sự yếu đuối khi mắc bệnh trầm cảm. 

• Xuất hiện hành vi làm tổn thương bản thân hoặc tự sát bởi các suy nghĩ tiêu cực cứ ám ảnh trong đầu. 

2. Biểu hiện về thể chất

• Trẻ bị mất ngủ trong một thời gian dài. Đây là triệu chứng phổ biến hàng đầu mà hầu như đứa trẻ nào cũng phải đối mặt. Khi rơi vào trầm cảm, trẻ rất khó ngủ do trong đầu luôn có những suy nghĩ tiêu cực. Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ gặp ác mộng.

•  Trẻ chán ăn, bỏ ăn do rối loạn ăn uống khi stress kéo dài, thần kinh căng thẳng quá mức. 

• Luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống, nhất là vào buổi sáng khi phải chuẩn bị đi học. Đến buổi chiều triệu chứng này giảm đi chút ít nhưng vẫn còn diễn ra. Trạng thái sức khỏe này khiến trẻ khó có thể học tập tốt được dù rất muốn 

• Trẻ khó ngủ kéo theo hàng loạt các triệu chứng khác như đau đầu, đau lưng, mất đi sự tỉnh táo…

IV. Hậu quả của bệnh trầm cảm học đường 
 
Trầm cảm nói chung và trầm cảm học đường nói riêng đều là những bệnh về tâm lý nguy hiểm. Bệnh thường diễn tiến âm thầm và khó phát hiện, đặc biệt ở những trẻ vốn ít nói, trầm tính, ngại giao tiếp khi mắc bệnh lại càng khó nhận biết hơn. Đến một thời điểm nhất định, trầm cảm học đường sẽ là nguyên nhân của hàng loạt các hậu quả như: 

1. Tự sát 

- Tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi vị thành viên là học sinh sinh viên tự sát ngày tăng cao ở mức đáng báo động. Đây là bằng chứng cho thấy trầm cảm học đường thực sự rất đáng sợ. Những suy nghĩ tiêu cực, mong muốn được giải thoát và chấm dứt mọi thứ cứ ám ảnh trong đầu trẻ từng ngày. Việc trẻ không thể chia sẻ, nói ra những điều trong lòng cùng bố mẹ, bạn bè, nghĩ mình là người vô dụng, thừa thải trong gia đình và không xứng đáng để tiếp tục tồn tại chính là nguyên nhân thúc đẩy mong muốn làm đau bản thân hoặc tìm đến cái chết.
 
2. Trẻ dễ sa vào tệ nạn xã hội
 
- Khi không nhận được sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ từ gia đình, trẻ thường có những suy nghĩ lệch lạc và thực hiện hành vi đó. Trong đó, điển hình là việc sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện rượu bia, cờ bạc, ma túy… để quên đi sự buồn phiền cũng như tỏ thái độ thù địch với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, các tệ nạn xã hội chưa bao giờ là tốt không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm bệnh trầm cảm thêm nặng, hậu quả vẫn sẽ là mong muốn giải thoát bằng cách tự tử. 
 
3. Trẻ tự hành hạ, làm đau bản thân 

- Những trẻ bị trầm cảm học đường hầu như đều có chung một suy nghĩ rằng mình không đáng sống, sự tồn tại của mình không có giá trị. Chính vì vậy, dẫn đến một số hình thức làm đau để hành hạ bản thân như rạch tay, cắt cổ tay… Đây là những hành vi cực kỳ nguy hiểm, gây mất máu nhiều và mất mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
 
Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm ở học sinh? Làm sao để điều trị trầm cảm học đường
 
V. Cách phòng tránh trầm cảm ở học sinh

- Ai cũng có thể là nạn nhân của trầm cảm, không kể tính cách, công việc, ngoại hình. Nhiều người thường cho rằng trẻ em, học sinh chỉ việc ăn và học, có gì áp lực mà trầm cảm. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Học sinh cũng có rất nhiều áp lực, chẳng hạn như cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn, bạn bè xung quanh ai cũng học giỏi mà bé không theo kịp hay các vấn đề về ngoại hình, gia cảnh..  

- Không phải bất cứ vấn đề nào trẻ em cũng có thể biết cách giải quyết như người lớn nên thường có xu hướng né tránh, im lặng, xa lánh xung quanh. Đâu cũng có thể là cách để bé tự bảo vệ bản thân mình. Việc phòng tránh những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở học sinh không chỉ là nhiệm vụ của cha mẹ mà còn là việc mỗi nhà trường cần phải chú trọng nhiều hơn. Cụ thể, để hạn chế nguy cơ này cần chú ý những điều sau: 

• Phụ huynh cần dành thời gian quan tâm, chia sẻ với con mỗi ngày. Dù bận rộn thế nào nhưng cũng nên dành ít nhất 30p- 1 tiếng để nói chuyện cùng con, hỏi con ngày hôm nay có việc gì, tâm trạng thế nào

• Nhanh chóng phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường của con để kịp thời xử lý

• Cùng con tham gia các hoạt động ngoại khoá để tăng tính kết nối tình thân trong gia đình

• Cần biết và kiểm soát được những gì bé tìm hiểu, đặc biệt là trẻ do do tính tò mò nên bé có thể xem những chương trình thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con

• Tôn trọng sở thích của con, không kiểm soát con quá chặt hay bắt buộc bé phải làm một điều gì

• Không đặt nặng áp lực học tập

• Nhà trường nên mở các lớp học kỹ năng mềm để hướng dẫn học sinh cách bảo vệ bản thân, có kỹ
năng tránh xa những tác động ấy và nâng cao tinh thần tích cực lành mạnh

• Nhà trường cũng cần thường xuyên tổ chức các chương trình giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên để tránh con đi sai lệch hướng do trầm cảm hay do thiếu hiểu biết

• Hợp tác với các trung tâm tư vấn tâm lý học đường để giúp định hướng học sinh theo hướng đúng đắn, vui vẻ tích cực và lạc quan hơn.

Học sinh là đối tượng dễ dễ có những cảm xúc tiêu cực, dễ bị những ánh hưởng xấu tác động khiến tâm trí bất ổn định. Do đó cần việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho đối tượng này cũng đóng vai trò quan trọng không kém người trưởng thành.

VI. Lời khuyên dành cho phụ huynh

Để có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm ở lứa tuổi học sinh cần phải kết hợp nhiều phương pháp và kiên trì trong một thời gian. Các bậc phụ huynh nên chú ý quan tâm và thực hiện những điều sau đây để bé cải thiện tốt hơn về sức khỏe và tinh thần.

• Cha mẹ thường xuyên tâm sự, chia sẻ và học cách lắng nghe con nhiều hơn.

• Không tạo áp lực quá lớn đối với các sinh hoạt hàng ngày, học tập , mối quan hệ khiến bị cảm thấy khó chịu.

• Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, hỗ trợ cung cấp nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin để bé có thể phát triển tốt hơn.

• Rèn luyện cho bé chế độ sinh hoạt tốt nhất, ngủ đúng giờ, thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh để giúp bé thoải mái hơn.

• Luôn động viên bé để bé có thể tự do phát triển và thoải mái vui chơi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cùng còn tham gia các hoạt động mà con thích như đọc sách, xem phim, ca hát,…

• Kết hợp cùng với nhà trường để có thể biết được nhiều hơn các hoạt động của bé, đồng thời chú ý hơn về các mối quan hệ, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
 
Giải pháp cho các bậc cha mẹ: Super Power Neuro Max Phục Hồi Chức Năng Não Bộ
 
Super Power Neuro Max là một sản phẩm hoàn hảo để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với sự kết hợp các thành phần giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong não như: CDP-Choline, Corti-PS, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carnitine, L-Glutamine và Taurine để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não.

Bổ não Super Power Neuro Max thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh nhất để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

 
Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm ở học sinh? Làm sao để điều trị trầm cảm học đường


Công dụng của Super Power Neuro Max

-  Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sut trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…

- Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…

 - Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não  giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

- Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não ….

- Hồi phục di chứng bệnh não mạn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não

- Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

- Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính,rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

- Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.

- Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy. 

- Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.

- Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.


 
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Super Power Neuro Max Phục Hồi Chức Năng Não Bộ 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
_______________
Có Thể Bạn Quan Tâm :
Viết bình luận của bạn:
0978307072